Danh mục

Bài giảng Vi sinh đại cương - GV. Phạm Thị Thúy Nga

Số trang: 128      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.39 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Vi sinh đại cương do GV: Phạm Thị Thúy Nga biên soạn giúp các bạn tìm hiểu vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ, đơn bào hoặc đa bào nhưng rất kém phân hóa, trong hệ thống phân loại tổng quát, vi sinh vật được xếp vào các nhóm vi sinh vật nhân nguyên (prokaryotic) gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, mycoplasma, vi khuẩn lam (tảo lam),...Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm thêm được các kiến thức bổ ích và cần thiết.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vi sinh đại cương - GV. Phạm Thị Thúy Nga TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BÀI GIẢNG VI SINH ĐẠI CƯƠNG Giáo viên: Phạm Thị Thúy Nga Bộ môn: Sinh học nghề cá - 2008 - CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG VÀ LƯỢC SỬ NGÀNH VI SINH HỌC **** I. ĐỐI TƯỢNG NGÀNH VI SINH HỌC : Vi sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về cấu tạo và đời sống của vi sinh vật. Vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ, đơn bào hoặc đa bào nhưng rất kém phân hóa. Trong hệ thống phân loại tổng quát, vi sinh vật được xếp vào các nhóm vi sinh vật nhân nguyên (prokaryotic) gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, mycoplasma, vi khuẩn lam (tảo lam),... vi sinh vật nhân thực (eukaryotic) gồm nấm, tảo, ... và sau này thêm nhóm virút là các vi sinh vật có mức độ tiến hóa thấp nhất. Vi sinh học hiện đại nghiên cứu từng nhóm đối tượng riêng biệt như : virút học (virology), vi khuẩn học (bacteriology), khuẩn học hay nấm học (mycology), tảo học (algology)... Về mặt ứng dụng ngành vi sinh học gồm có: vi sinh học công nghiệp, vi sinh học thực phẩm, vi sinh học y học, vi sinh học thú y, bệnh lý thực vật (plantpathology), vi sinh vật đất, vi sinh học nước, vi sinh học không khí, vi sinh học dầu hỏa. II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VI SINH VẬT Các loài vi sinh vật có chung những đặc điểm sau đây: - Kích thước nhỏ bé - Hấp thu nhiều, chuyển hóa nhanh - Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh - Năng lực thích ứng mạnh và dễ phát sinh biến dị - Phân bố rộng, chủng loại nhiều III. VỊ TRÍ CỦA VI SINH VẬT TRONG SINH GIỚI Việc phân loại các nhóm vi sinh vật được bắt đầu bởi Các Linê (Carl Linne), về sau vi sinh vật được phân trong các giới sinh vật như sau (theo Trần Thế Tương): 1.Nhóm giới sinh vật phi bào a. Giới Virus 2.Nhóm giới sinh vật nhân nguyên thủy b. Giới Vi khuẩn c. Giới Vi khuẩn lam (Tảo lam) 3. Nhóm giới sinh vật nhân thực d. Giới Nấm e .Giới Thực vật f. Giới Động vật IV.VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT Vi sinh vật tham gia tích cực vào quá trình phân giải các chất hữu cơ, biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ, cung cấp dinh dưỡng cho tảo, cây trồng. Các vi sinh vật cố định nitơ thực hiện quá trình biến khí nitơ trong không khí thành hợp chất nitơ cho thực vật.Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S, tạo ra các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Các vi sinh vật sống trong đất tham gia hình thành mùn cho cây. Một số loài vi sinh vât tham gia tích cực vào việc phân giải các phế thải nông nghiệp, công nghiệp và đô thị, góp phần bảo vệ môi trường. http://www.ebook.edu.vn 1 Trong nuôi trồng thủy sản, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước do tham gia phân giải chất hữu cơ, tham gia các vòng tuần hoàn vật chất, và còn tham gia vào chuỗi dinh dưỡng của thủy vực Ngoài ra vi sinh vật có vai trò quan trọng trong ngành năng lượng. Vi sinh vật còn là yếu tố quan trọng trong ngành công nghiệp lên men. V. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH VI SINH HỌC : Gồm có 3 giai đoạn chính 1. Giai đoạn phát hiện ra vi sinh vật : Lơ-ven-húc (Leeuvenhook, 1632-1723), người Hà Lan, là người đầu tiên chế tạo ra những chiếc kính hiển vi thô sơ với độ phóng đại từ 270-300 lần. Ông xuất bản quyển Phát hiện của Lơvenhúc về những bí mật của giới tự nhiên và năm 1695, mô tả toàn bộ các quan sát của Ông về vi sinh vật. Hình 1.1: Kính hiển vi đầu tiên của nhân loại Linê (Carl Linne, 1707-1778), nhà phân loại thực vật nổi tiếng trên thế giới đã xếp vi sinh vật vào một chi (genus) gọi là Chaos 2. Giai đoạn vi sinh học thực nghiệm với Pasteur : Pasteur(1822-1895), người Pháp là người đã khai sinh ra ngành vi sinh học thực nghiệm. Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, Pasteur đã chứng minh vi sinh vật không thể tự sinh hay ngẫu sinh như nhiều nhà bác học cùng thời chủ trương. Ông làm thí nghiệm với bình cổ cong có uốn khúc hình chữ U, trong chứa nước canh thịt đã đun sôi (hình 1.2). Bình này để yên lâu ngày vẫn không hư thối, nhưng nếu đập vỡ cổ bình thì ít lâu sau nước canh thịt sẽ hư thối vì nhiễm vi khuẩn có sẵn trong không khí. Pasteur có công rất lớn vì đã giải quyết được phương pháp tẩy độc rượu vang (đun o đến 60 C và giữ trong chai đậy kín), đưa đến phương pháp tẩy độc sữa, thực phẩm vẫn còn áp dụng đến nay… Ngoài ra ông giải quyết được dịch bệnh tằm gai (bệnh Pébrine) Ông còn chứng minh dịch bệnh than ở cừu là do vi khuẩn gây ra và lan truyền từ con bệnh sang con mạnh. Ông tìm ra được vaccin ngừa bệnh cho cừu để chống lại bệnh than này. Ngoài ra, ông còn chế được các loại vaccin tụ huyết trùng gà, bệnh heo bị đóng dấu h ...

Tài liệu được xem nhiều: