Danh mục

Bài giảng Vi sinh vật học đại cương (Microbiologie): Chương 3 - PGS. TS. Nguyễn Bá Hiên

Số trang: 108      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.96 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 3 - Virus học đại cương. Các nội dung chính trong chương này gồm có: Khái niệm, đặc tính của virus, hình thái và kích thước của virus, cấu trúc của virus, nuôi cấy virus, quá trình nhân lên của virus, hiện tượng cản nhiễm (interference),... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Vi sinh vật học đại cương (Microbiologie): Chương 3 - PGS. TS. Nguyễn Bá HiênVIRUS HỌC ĐẠI CƯƠNG Lời cảm ơnXin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS.Nguyễn Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật –Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộbài giảng này!1. Khái niệm. Năm 1891 người ta vẫn cho vi khuẩn là dạng sống đơn giản nhất.. Năm 1892, quan điểm này thay đổi sau phát minh của nhà bác học Nga Ivanopski khi ông nghiên cứu bệnh đốm ở cây thuốc lá và phát hiện ra tác nhân gây ra bệnh là một VSV có kích thước vô cùng nhỏ bé, chui qua màng lọc ngăn vi khuẩn và ông gọi là siêu vi khuẩn. Sau đó các nhà bác học trên thế giới đã phát hiện ra nhiều loại siêu vi khuẩn gây bệnh ở động vật và thực vật. Ngày nay số lượng siêu vi khuẩn được xác định lên tới hàng ngàn loại,chủ yếu gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người, động vật và thực vật.Người ta đã thống nhất dùng một danh từ chung để gọi các vi sinh vật loại này là virus - xuất phát từ tiếng La tinh virus có nghĩa là chất độc.Nhà vius học nổi tiếng Lvop đã đưa ra một kháI niệm nổi tiếng : Virus is a virus.Một kháI niệm khác dễ hiểu : Virus là một thể dưới tế bào, có chức năng của một cơ thể sống, có thể gây bệnh cho hầu hết các loài sinh vật. Bệnh do virus gây ra rất khốc liệt, hiểm nghèo và thường không có thuốc điều trị. Sinh vật bị bệnh khỏi thường để lại di chứng nặng nề.ĐẬU MÙAAIDSBỆNH DẠIHuman Papiloma virus (Ung thư cổ tử cung)herpessimplex . Năm 1898 Loefler và Frosch phát hiện ra virus LMLM. Đây là virus gây bệnh cho động vật đầu tiên được phát hiện. Sau đó trong vài chục năm , nhiều loại virus của động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật được phát hiện: - 1899 phát hiện ra virus dịch tả trâu bò -1901 phát hiện ra virus gây bệnh sốt vàng - 1902 phát hiện ra virus đậu mùa - 1903 phát hiện ra virus dại - 1917 phát hiện ra virus của vi khuẩn - 1940 mới thừa nhận có virus của côn trùng (Bergold 1958) - 1962 phát hiện ra virus của nấm(Hollings 1962) - 1972 phát hiện ra virus của nguyên sinh động vật (Dicemond 1972)Chỉ trong một thời gian ngắn virus học phát triển nhanh chóng nhờ: - Kính hiển vi điện tử r đời - Máy siêu ly tâm - Kỹ thuật nuôi cấy tế bào tổ chức - Phát hiện cấu trúc phân tử A D - Công nghệ gen học…Virus học đã trở thành một nghành khoa học hoàn chỉnhCác bệnh do virus gây ra đang là mục tiêu nghiên cứu quan trọng nhất trong y học, thú y học , bảo vệ thực vật…..2. Đặc tính của virus Virus có đặc tính cơ bản sau:+ Có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ từ hàng chục đến hàng trăm nanomet (1nm = 10-9 m). Muốn quan sát chúng phải dùng kính hiển vi điện tử+ Không có cấu tạo tế bào+ Thành phần hoá học rất đơn giản chỉ bao gồm protein và một loại axit nucleic.+ Do cấu trúc đơn giản nên virus không có khả năng sinh sản trong môi trường dinh dưỡng tổng hợp.+ Sống kí sinh nội bào bắt buộc do không có hệ thống các enzim. Nếu tách khỏi tế bào kí chủ, virus không thể tồn tại.+ Một số loài virus có khả năng tạo thành tinh thể.3. Hình thái và kích thước của virus . Một virus thành thục, có cấu trúc hoàn chỉnh, có khả năng gây nhiễm được gọi là một hạt virus hay một virion. . Virus có nhiều hình dạng khác nhau: + Dạng hình cầu: Bao gồm phần lớn các virus gây bệnh cho người và động vật Ví dụ: Virus cúm, virus quai bị Virus gây ung thư ở người và gia cầm Loại này có kích thước khoảng 108 – 158 nm. + Dạng hình que: Gồm hầu hết các virus gây bệnh cho thực vật Ví dụ: Virus đốm thuốc lá, đốm khoai tây Loại này có kích thước: 15 nm x 250 nm.+ Dạng hình khối:Gồm các virus hình khối đa diện có nhiều cạnh Ví dụ: Virus đậu (Poxvirus) Virus viêm gan vịt , enterovirus, Virus Gumboro (Birnaviridae) Kích thước vào khoảng 30 - 358 nm.+ Dạng đặc biệt:Có hình giống một tế bào sinh dục đực (tinh trùng), đặc trưng chocác virus kí sinh trong các tế bào vi khuẩn và được gọi là các thựckhuẩn thể hay bacteriophageKích thước : Biến động từ 47 – 104 x 10 - 225 nm.Kích thước : - Phân tử al umin lòng trắng trứng: 10 nm - Virus lở mồm long móng : 10 – 20 nm - Virus viêm não nhật bản B : 22 nm - Virus viêm tuỷ xám : 27 nm - Virus dại : 250 nm - Virus đậu mùa : 260 x 300 nm - Vi khuẩn : 750 nm - Tế bào hồng cầu :7500 nmKích thước của vi khuẩn, Chlamydia, VirusHình thái của một số Virus Hình thái virus• haVirus LMLM (Aphthvirus)Virus Newcastle ...

Tài liệu được xem nhiều: