Danh mục

Bài giảng Y học cổ truyền: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên)

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.25 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của Bài giảng Y học cổ truyền: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên nhằm trình bày được nguyên nhân và triệu chứng 3 thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền, lựa chọn được phương pháp điều trị và phòng bệnh thích hợp 3 thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên theo Y học cổ truyền. Cùng tham khảo bài giảng để nắm các kiến thức cơ bản.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Y học cổ truyền: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên - ThS. Nguyễn Thị Hạnh (ĐH Y khoa Thái Nguyên) LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN THS. NGUYỄN THỊ HẠNH BỘ MÔN YHCT TRƯỜNG ĐHYK THÁI NGUYÊN 1. Mục tiêu 1. Trình bày được nguyên nhân và triệu chứng 3 thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. 2. Lựa chọn được phương pháp điều trị và phòng bệnh thích hợp 3 thể liệt dây thần kinh VII ngoại biên theo Y học cổ truyền. 2. Đại cương cương Liệt dây thần kinh VII ngoại biên là một bệnh khá phổ biến, xảy ra mọi lứa tuổi, không phân biệt trẻ già, trai, gái, nhưng đa số gặp ở tuổi thanh niên. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. Theo châm cứu thực hành của Lưu Hán Ngân: Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị, phần lớn là tuổi thanh niên, phần nhiều bị một bên. 3. Dịch tễ học Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên 2001, cho thấy có 23 bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên vào điều trị rải rác trong năm nhưng gặp nhiều vào mùa Đông Xuân, tuổi cao nhất là 76, nhỏ nhất là 6 tuổi, 53,7% là thanh niên, đa số là do lạnh. Theo thống kê của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế 1996 cho thấy có 40 bệnh nhân bị liệt dây VII ngoại biên vào điều trị rải rác trong năm, gặp nhiều vào vùa Đông Xuân, tuổi cao nhất là 80, nhỏ nhất là 6 tháng tuổi, 50% là thanh niên, đa số là do lạnh. 4. Nguyªn nh©n vµ c¬ chÕ bÖnh sinh - Do lạnh (hay gặp): làm phù nề tổ chức ở trong xương đá, chèn ép dây VII gây liệt. Nếu chèn ép lâu ngày sẽ để lại di chứng; làm co mạch gây thiểu năng tuần hoàn tại chỗ, không nuôi dưỡng được dây thần kinh gây liệt mặt. YHCT xếp do phong hàn. Bệnh do phong hàn xâm nhập vào lạc mạch của 3 Kinh dương ở mặt, làm cho sự lưu thông của kinh khí không bình thường, khí huyết không điều hoà, kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được gây nên bệnh. - Do nhiễm trùng: YHCT xếp do phong nhiệt làm khí huyết không điều hoà gây nên liệt. Thường gặp trong viêm xương đá, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm tuyến mang tai, zona... - Do chấn thương: YHCT xếp do huyết ứ, làm bế tắc kinh lạc gây nên liệt. Thường gặp do ngã, đánh làm vỡ xương đá, xương chũm gây chèn ép vào dây VII gây liệt. Do mổ viêm tai xương chũm làm đứt dây VII, sưng phù nề chèn ép dây VII gây liệt. 5. Triệu chứng chính: - Liệt dây VII ngoại biên: Bệnh nhân tê nửa mặt bên liệt, miệng méo, nhân trung lệch sang bên lành, Charle - Bells (+) bên liệt, uống nước chảy ra bên liệt, nhai khó khăn, lưỡi lệch sang bên liệt (do miệng bị kéo sang bên lành), nếp nhăn trán mất, rãnh mũi má mờ bên liệt. 6.Chẩn đoán phân biệt - Với liệt dây VII trung ương: Charle - Bells (-), nếp nhăn trán còn, thường kèm liệt 1/2 người cùng bên. 7.Nguyên tắc điều trị theo Y học hiện đại - Tuỳ theo từng nguyên nhân cụ thể - Điều trị liệt VII ngoại biên do lạnh cần chú ý giữ mặt cho ấm thường xuyên, xoa bóp, tập các động tác ở cơ cuống mi, cơ vòng môi. - Thuốc: Vitamin B1 liều cao, cho dài ngày Kháng sinh: Chống viêm giảm đau: - Lý liệu pháp. - Phẫu thuật chỉnh hình khi có di chứng co cứng nửa mặt. 8. Các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền 8.1. Thể liệt VII ngoại biên do lạnh (trúng phong hàn ở kinh lạc) - Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện một cách đột ngột sau khi đi mưa lạnh, trời trở lạnh hoặc sau khi ngủ dậy buổi sáng sớm thấy một bên mặt bị tê, mắt trợn ngược không nhắm kín lại được, miệng méo, uống nước bị trào ra một bên, không thổi lửa được, rêu lưỡi trắng, mạch phù, toàn thân sợ lạnh, người ớn lạnh, nổi gai ốc, chân tay lạnh. - Chẩn đoán bát cương: biểu thực hàn - Chẩn đoán nguyên nhân: do phong hàn 8. Các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền 8.2. Thể liệt dây VII ngoại biên do nhiễm trùng (trúng phong nhiệt ở kinh lạc) - Triệu chứng: Liệt dây VII ngoại biên xuất hiện sau các nguyên nhân viêm nhiễm. Toàn thân có sốt, sợ gió, sợ nóng, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch phù xác. Khi hết sốt, triệu chứng liệt dây VII ngoại biên vẫn còn. - Chẩn đoán bát cương: biểu thực nhiệt. - Chẩn đoán nguyên nhân: do phong nhiệt. 8. Các thể lâm sàng theo Y học cổ truyền 8.3. Thể liệt dây VII ngoại biên do sang chấn (Do ứ huyết ở kinh lạc) - Triệu chứng: Liệt dây VII ngoại biên xuất hiện sau một sang chấn như ngã, phẫu thuật tai mũi họng, nhổ răng, rêu lưỡi xanh tím, có điểm ứ huyết, mạch phù xác. - Chẩn đoán bát cương: thực chứng - Chẩn đoán nguyên nhân: ứ huyết 9. Phương pháp điều trị: Phương - Thể liệt dây VII ngoại biên do phong hàn: khu phong, tán hàn, hoạt huyết. - Thể liệt dây VII ngoại biên do phong nhiệt: khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt). Khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt). - Thể liệt dây VII ngoại biên do huyết ứ: hành khí, hoạt huyết Phát hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: