Danh mục

Bài giảng Y học quân sự: Bài 28 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 291.05 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo "Bài giảng Y học quân sự: Bài 28 - Tổn thương do vũ khí hạt nhân" do Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang biên soạn để biết được những tổn thương đơn thuần mà vũ khí hạt nhân gây ra cho con người; tổn thương tổng hợp;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Y học quân sự: Bài 28 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân QuangBÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG BÀI 28 TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN Vũ khí hạt nhân gây nhiều loại tổn thương đối với người: - Tổn thương đơn thuần, cơ thể chỉ bị một tổn thương, ví dụ chỉ bị bỏng dobức xạ quang. - Tổn thương hỗn hợp là do bị 2-3 loại tổn thương đồng thời hoặc nối tiếpnhau, ví dụ vừa bị bỏng do bức xạ quang vừa bị gãy xương. Trong tổn thương hỗnhợp lại có tổn thương hỗn hợp phóng xạ (là tổn thương hỗn hợp nhưng trong đó cómột yếu tố phóng xạ, ví dụ vừa bị bỏng vừa bị bệnh phóng xạ cấp). - Tỷ lệ tổn thương phụ thuộc vào đương lượng nổ, loại vũ khí và phươngthức nổ, khoảng cách… nhưng nói chung thực hiện hỗn hợp chiếm nhiều hơnkhoảng 60-70%. Tổn thương do VKHN % Tổn thương Bỏng đơn Bệnh PX đơn Chấn thương hỗn hợp 65% thuần 15% thuần 15% đơn thuần 5% BPXC + Bỏng 37% 37% BPXC + chấn thương 5% Bỏng + chấn thương 5% BPXC+Bỏng+ C/thương18% 75% 75% 37% BỎNG BỆNH PXC CHẤN THƯƠNG Sơ đồ phân loại tổn thương do vũ khí hạt nhân theo tác giá STEINER I. TỔN THƯƠNG ĐƠN THUẦN 1.1. Tổn thương do sóng nổ. TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 266 -BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG Tổn thương được chia làm hai loại: Tổn thương trực tiếp do sóng nổ và tổnthương gián tiếp. Bệnh sinh của tổn thương do sóng nổ rất phức tạp, nó là sự tổnghợp của nhiều yếu tố: tinh thần, áp suất, tác dụng cơ học gây nhiều rối loạn bệnh lýở vỏ não, mạch máu, nội tiết… Tổn thương do sóng nổ phụ thuộc từng vùng, từngkhu vực: Khu vực A: 100% thương binh rất nặng. Khu vực B: thương binh nhiều và nặng. Khu vực C: thời gian nhiều và vừa. Khu vực D: thương binh nhẹ. Bán kính các khu vực A, B, C, D phụ thuộc vào đương lượng nổ. 1.1.1. Sóng nổ gây tổn thương trực tiếp: Khi sóng nổ trong quá trình vận động trong không khí tiếp xúc với cơ thểngười và gây tổn thương, nặng nhất là các cơ quan rỗng như phổi, ruột… sau đếncơ quan chứa dịch như mạch máu, tủy…cuối cùng là cơ quan đặc như gan, lách,cơ, xương. Tổn thương lớn nhất là lúc sóng nổ bắt đầu tiếp xúc cơ thể. Về lâmsàng tổn thương trực tiếp có đặc điểm là nhìn bề ngoài tưởng không việc gì nhưngbên trong tổn thương rất nặng. Những cơ quan hay bị tổn thương trực tiếp là cơquan hô hấp (chấn thương thành ngực, rách nhu mô phổi, xuất huyết phổi), cơquan tiêu hóa (vỡ dạ dày, vỡ ruột), các cơ quan khác trong ổ bụng (gan, lách, bàngquang, thận), não (xuất huyết não, tụ máu màng cứng, liệt nửa người), tai (ù, chảymáu ống tai ngoài, thủng màng nhĩ…). 1.1.2. Sóng nổ gây tổn thương gián tiếp (chiếm khoảng 70%) bằng cách: Hất tung người lên, sau rơi người xuống; Văng mảnh đất, đá có vận tốc lớnvào cơ thể; Sóng nổ gây đổ cây cối, nhà cửa, sập hầm hố đè lên người. Về lâm sàng thường có những hội chứng đè ép, hội chứng vùi lấp, hội chứngtổn thương não, tổn thương mắt (vết thương nhãn cầu, dị vật ở mắt). 1.1.3. Biện pháp chung về xử trí, điều trị tổn thương do sóng nổ: - Chấn thương sọ não: phải điều chỉnh cân bằng nước, cho các thuốc lợitiểu, thuốc chống phù não, tăng áp sọ não, xử trí phẫu thuật khi cần thiết. - Tổn thương tạng ổ bụng: đi đôi với việc chữa “sốc”, phải mổ xử trí tạng bịtổn thương, bổ sung đủ dịch thể, máu, thuốc kháng sinh…. TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN - 267 -BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG - Hội chứng đè ép chi thể: ngoài việc giải quyết tại chỗ cần xử trí toàn thânnhư điều trị sốc chấn thương, suy thận cấp, phải điều tùy theo từng thời kỳ, từngthể, làm tốt kỹ thuật garô, cố định chi phóng bế novocain, rạch rộng tổ chức bịcăng phù, truyền dịch, truyền huyết tương (không truyền máu), cho uống Nabi –carbonat, bổ sung nước điện giải… - Hội chứng vùi lấp: cần chú ý xem xét tổn thương nội tạng, xử trí vế thươnghở và kín, cấp cứu ngạt kịp thời. 1.2. Tổn thương do bức xạ quang. Bức xạ quang gây tổn thương da và mắt bằng nhiệt độ và ánh sáng. 1.2.1. Tổn thương da: Bức xạ quang gây nên bỏng ánh sáng và bỏng lửa. - Bỏng ánh sáng: còn gọi là bỏng trực tiếp. bỏng này do bức xạ quang cócường độ ánh sáng lớn chiếu rọi trực tiếp vào dạ, nhất là những phần hở của thânthể (đầu, mặt, cổ, bàn tay…). Bỏng xuất hiện phần lớn vào thời điểm 6/10 giây đầutiên, thường gây bỏ ...

Tài liệu được xem nhiều: