Danh mục

Bài giảng Y học quân sự: Bài 29 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.19 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cơ chế tác dụng của bức xạ ion hóa trên người; bệnh phóng xạ cấp; bệnh phóng xạ mạn;... là những nội dung chính mà "Bài giảng Y học quân sự: Bài 29 - Bệnh phóng xạ" hướng đến trình bày. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Y học quân sự: Bài 29 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân QuangBÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG BÀI 29 BỆNH PHÓNG XẠ I. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA BỨC XẠ ION HÓA TRÊN NGƯỜI 1. Tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa. 1.1. Tác dụng trực tiếp: Năng lượng bức xạ tác dụng trực tiếp vào phân tử của mô, gây nên nhữngtổn thương về cấu trúc axit nucleic, protit, lipit. Từ đó dẫn đến rối loạn tổng hợpprotit, thay đổi sự hoạt động bình thường của các hệ thống men… 1.2. Tác dụng gián tiếp: + Năng lượng bức xạ tác dụng vào các sản phẩm trung gian và từ đó lại tácdụng vào các phần tử sinh học khác. + Trong cơ thể có một lượng nước lớn nên gần 80% tổn thương do hiệntượng ion hóa nước. Các bức xạ ion hóa tác dụng lên phân tử nước và tạo ra mộtloạt các gốc tự do như: OH, HO2, H2O, H2O4. Các gốc này tác dụng lên các phântử sinh học gây nên những tổn thương về cấu trúc của axit nucleic, protit, lipit,làm mất cân bằng năng lượng tế bào và quan trọng nhất là xuất hiện ở máunhững men tiêu đạm. + Sự rối loạn chuyển hóa gây nên những biến đổi hoạt động của tế bào.Mức độ các rối loạn này phụ thuộc vào độ nhạy cảm phóng xạ của các tế bào vàcác tổ chức: những tế bào có hoạt tính tăng sinh càng nhạy cảm với phóng xạ(các tế bào gốc của hệ tạo máu, limpho, biểu mô của niêm mạc ruột non v.v..) + Hiện tượng chết của các tế bào tạo và tổn thương các mô đóng vai tròquan trọng trong sự phát sinh các biểu hiện lâm sàng của tổn thương phóng xạ. + Tổn thương các tế bào tạo máu gốc đưa đến giảm bạch cầu hạt, chảy máuvà thiếu máu. + Sự chết của các tế bào limpho làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch củacơ thể cùng với giảm bạch cầu hạt, tạo điều kiện cho các biến chứng nhiễmkhuẩn nặng phát triển. + Tổn thương các biểu mô ruột non, làm xuất hiện viêm ruột phóng xạ. 2. Thể bệnh và mức độ tổn thương phóng xạ phụ thuộc: Loại năng lượng phóng xạ, phụ thuộc: BỆNH PHÓNG XẠ 276BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG  Liều xạ  Thời gian hấp thụ liều xạ  Vị trí và diện tích chiếu xạ  Đặc tính của cá thể (tuổi, nam, nữ…) - Các yếu tố xuất hiện trong quá trình diễn biến của bệnh phóng xạ - Các biện pháp dự phòng và điều trị. Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng đến các hình thái lâm sàng tiến triển củabệnh. II. BỆNH PHÓNG XẠ CẤP 2.1. Định nghĩa: - Bệnh phóng xạ cấp là một bệnh toàn thân, xuất hiện sau khi bị tác dụngcủa bức xạ ion hoá trong một thời gian ngắn (vài phút đến 3 ngày); với liều trên1 Gray (100R) trên toàn bộ cơ thể và có đặc điểm tiến triển theo giai đoạn vớibệnh cảnh lâm sàng đa dạng. - Bệnh phóng xạ cấp xuất hiện lần đầu tiên với một số lượng lớn vào năm1945 sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, sau đó gặptrong các trường hợp có sự cố của lò phản ứng hạt nhân nhà máy nguyên tử … 2.2. Phân loại phóng xạ cấp. 2.2.1. Phân loại tổn thương phóng xạ nói chung. - Dạng chiếu: Tác dụng phóng xạ do chiếu ngoài, tác dụng phóng xạ do chiếu trong; tác dụng phóng xạ do chiếu hỗn hợp (chiếu ngoài, chiếu trong).- Thời gian tác dụng của phóng xạ: + Thể cấp (thời gian ngắn, liều cao) + Thể mạn (thời gian dài, liều nhỏ) - Vị trí tổn thương phóng xạ: Toàn thân; tại chỗ.2.2.2. Các thể bệnh phóng xạ cấp: - Thể tuỷ (hay thể huyết học): liều tác dụng giữa 1-10Gy - Thể ruột: liều tác dụng giữa 10-50Gy - Thể nhiễm độc: liều tác dụng giữa 50-100Gy Thể tuỷ có ý nghĩa lớn vì còn điều trị được (nên còn gọi là thể điển hình),các thể khác không có khả năng điều trị. Do đó phần bệnh lý và điều trị chỉ trìnhbày ở thể tuỷ. 2.3. Lâm sàng BỆNH PHÓNG XẠ 277BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ – Đại Tá Bác Sỹ : BÙI XUÂN QUANG 2.3.1. Diễn biến của bệnh phóng xạ cấp: Diễn biến theo 4 giai đoạn: - Giai đoạn phản ứng: o Xuất hiện ngay những giờ đầu sau khi bị chiếu xạ (thời gian phụ thuộc vào liều xạ) o Các biểu hiện phản ứng: buồn nôn, nôn, chóng mặt, mạch nhanh huyết áp hạ. Có khuynh hướng truỵ tim mạch. Trường hợp nặng: nôn không cầm được, ỉa lỏng và sốc. o Xét nghiệm máu: Bạch cầu limphô giảm, Bạch cầu hạt (neutrofit) tăng chuyển trái. o Thời gian của giai đoạn này từ vài giờ đến 2-3 ngày (phụ thuộc liều xạ); Với liều 4-4,5 Gy kéo dài 24-48 giờ. - Giai đoạn tiềm tàng (giai đoạn lâm sàng tương đối ổn định): + Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng của giai đoạn phản ứng đãhết (hết nôn, nhức đầu giảm). + Xét nghiệm máu: Bạch cầu limphô tiếp tục giảm; Bạch cầu hạt(neutrofit) giảm. Tiểu cầu bắt đầu giảm. Hồng cầu lưới giảm. Như vậy triệu chứng của rối loạn thần kinh giao cảm và các tổn thương củ ...

Tài liệu được xem nhiều: