Danh mục

Bài giảng y học quân sự: Bài 5 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.85 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng y học quân sự: Bài 5 - Những vấn đề cơ bản của ngoại khoa chiến tranh với mục đích giúp người học nắm khái niệm (đại cương) về ngoại khoa dã chiến (chiến tranh) trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ, bảo đảm nguyên tắc và tổ chức cứu chữa tốt người bị thương trong chiến tranh; nắm chắc các tổn thương trong chiến tranh để làm tốt công tác thu dung, phân loại, chọn lọc, điều trị thương binh, người bị thương trong chiến tranh.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng y học quân sự: Bài 5 - Đại Tá Bác sỹ Bùi Xuân Quang BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG BÀI 5 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH  MỤC ĐÍCH YÊUCẦU: - Nắm khái niệm (đại cương) về ngoại khoa dã chiến (chiến tranh) trên cơ sở đó làm tốt nhiệm vụ, bảo đảm nguyên tắc và tổ chức cứu chữa tốt người bị thương trong chiến tranh. - Nắm chắc các tổn thương trong chiến tranh để làm tốt công tác thu dung, phân loại, chọn lọc, điều trị thương binh, người bị thương trong chiến tranh.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KIỂM TRA: - Dựa vào quá trình, kinh nghiệm, lý thuyết thực tế lâm sàng để truyền đạt nội dung bài giảng cho sinh viên. - Sinh viên nghe giảng ở lớp, tham khảo giáo trình, sách vở chuyên đề, tự học trao đổi, simena nhóm, tổ, lớp… - Thi viết, vấn đáp và trắc nghiệm.  THỜI GIAN: 04 TIẾT  NỘI DUNG BÀI GIẢNG: I. ĐẠI CƯƠNG: - Ngoại khoa chiến tranh (dã chiến) là một môn của chuyên ngành y học Quân sự, nhằm nghiên cứu, huấn luyện các biện pháp cứu chữa người bị thương và các phương pháp xử trí trước những vết thương trong chiến tranh. - Trước kia trong chiến tranh, khi chưa có các loại vũ khí, hoả khí (thuốc nổ, súng, đạn, bom, mìn…) mà chỉ sử dụng vũ khí lạnh, thô sơ (giáo mác, gươm, cung, tên…) thì việc xử lý các vết thương chỉ theo phương pháp bảo tồn. Từ thế kỷ 14 trở đi, súng đạn được sử dụng trong chiến tranh thì các vết thương trở nên phức tạp, nên phải nghiên cứu cách cứu chữa, điều trị cho hợp lý, phải phẫu thuật cắt, lọc, mở rộng, rạch rộng vết thương, cắt cụt, cầm máu kỹ... Đến thế kỷ 19 với các tiến bộ về gây mê, vô khuẩn … nên đã giúp cho việc xử lý các vết thương chiến tranh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Ở thế kỷ 20, việc sử dụng các loại vũ khí mới trong các cuộc chiến tranh lớn đã gây nên những vết thương phức tạp hơn, việc xử lý các vết thương cũng có nhiều thay đổi. - Khác với ngoại khoa chấn thương hoặc ngoại khoa cấp cứu thời bình, ngoại khoa chiến tranh có những đặc điểm : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH 25 BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG  Số lượng người bị thương đông và hàng loạt.  Tính chất vết thương đa dạng.  Điều kiện làm việc của cơ sở điều trị không ổn định, các phương tiện trang bị dã ngoại hạn chế.  Việc cứu chữa triển khai theo các bậc thang điều trị, có phân tuyến cứu chữa từ trận địa đến hậu phương.  Các điều kiện chiến thuật quân sự và chiến thuật về y học quân sự quyết định khối lượng công tác kỹ thuật của tuyến cứu chữa. II. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC. 1. Nhiệm vụ: - Cứu sống nhiều người bị thương nặng, chữa tốt các biến chứng, các vết thương, giảm tỷ lệ di chứng. - Chữa khỏi nhanh nhiều người bị thương nhẹ 2. Nguyên tắc: - Thống nhất về mặt cứu chữa và vận chuyển, thống nhất về phương pháp chẩn đoán, chọn lọc, phân loại vết thương, các chỉ tiêu theo dõi đánh giá trên tất cả các tuyến, các khu vực, các hướng. Nhằm cứu chữa thương binh được liên tục đạt chất lượng cao, tuyến sau bổ sung cho tuyến trước. III. TỔ CHỨC CỨU CHỮA NGƯỜI BỊ THƯƠNG. Các tuyến cứu chữa theo bậc thang điều trị là: 1. Cấp cứu đầu tiên: thực hiện tại đơn vị chiến đấu tại trận địa, tại nơi bị thương (tuyến quân y đại đội) 2. Bổ sung cấp cứu: tại tuyến quân y tiểu đoàn, tuyến y tế phường xã, trung tâm y tế liên phường (quận), cụm y tế liên xã. 3. Cứu chữa ngoại khoa bước đầu: (hay cứu chữa tối khẩn cấp) Tại tuyến quân y trung đoàn, lữ đoàn, đội phẫu thuật lưu động, bệnh viện quận, huyện. * Chú ý: khi được mở rộng phạm vi cứu chữa (được tăng cường cán bộ chuyên môn, phương tiện kỹ thuật) thì các tuyến trên sẽ thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp. 4. Cứu chữa ngoại khoa cơ bản: hay cứu chữa khẩn cấp và cơ bản làm tại tuyến quân y sư đoàn, các đội điều trị, tuyến y tế quận huyện, cụm liên huyện, bệnh viện tiền phương của tỉnh. 5. Cứu chữa chuyên khoa và điều trị di chứng: tuyến bệnh viện dã chiến, bệnh viện chuyên khoa, tuyến bệnh viện hậu phương, bệnh viện tuyến cuối. IV. KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CỤ THỂ CỦA CÁC TUYẾN CỨU CHỮA NGƯỜI BỊ THƯƠNG BAO GỒM NHƯ SAU: 1. Thu dung, phân loại, chọn lọc. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH 26 BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ - Đại Tá Bác Sỹ BÙI XUÂN QUANG Nhằm mục đích phải khám xét phân chia người bị thương thành những nhóm riêng cho phù hợp với công tác điều trị và vận chuyển: 1.1. Theo yêu cầu điều trị: nhóm TBB cần xử trí tối khẩn cấp, khẩn cấp, xử trí trì hoãn sau một thời gian ngắn. 1.2. Theo mức độ thương tổn: phân loại thành các nhóm nhẹ vừa nặng 1.3. Theo tính lây truyền: nhóm cách ly, k ...

Tài liệu được xem nhiều: