Danh mục

Bài học làm người

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 34.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hôm ấy ngày 20.11, Thuấn và một nhóm cả nam nữ chừng 10 người đến tôi để chúc mừng "Ngày các nhà giáo Việt Nam". Năm ấy Thuấn chừng 40, 42 tuổi, còn tôi mới ra trường được 5 năm. Tuổi thầy và trò chênh lệch khá nhiều, nhưng Thuấn luôn xưng hô với tôi một thầy hai con rất mực gia giáo làm tôi ngượng chín mặt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài học làm ngườiHôm ấy ngày 20.11, Thuấn và một nhóm cả nam nữ chừng 10 người đếntôi để chúc mừng “Ngày các nhà giáo Việt Nam”. Năm ấy Thuấn chừng40, 42 tuổi, còn tôi mới ra trường được 5 năm. Tuổi thầy và trò chênh lệchkhá nhiều, nhưng Thuấn luôn xưng hô với tôi một thầy hai con rất mựcgia giáo làm tôi ngượng chín mặt. Thuấn bảo:- Bố mẹ con thường dạy rằng: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Cha mẹ cócông sinh con thành người, còn các thầy cô có công dạy con biết làmngười thì có khác gì cha mẹ. Cho nên muốn học được kiến thức thì đầutiên phải học lễ. Việc xưng hô như thế chính là cái “lễ” bước vào đời củamỗi người mà bố mẹ con đã dạy bảo từ tấm bé”.Mọi người đang chuyện đông chuyện tây thì Thuấn lên tiếng:- Thưa thầy, môn thầy dạy khó quá, đúng là “sức bền vật lộn” ạ, connghe giảng cứ như vịt nghe sấm ấy, kỳ thi này lớp mình tha hồ mà… liênhoan.Tôi còn chưa hiểu Thuấn nói gì thì Hùng xen vào:- Thưa thầy, ý anh Thuấn nói là…tha hồ ăn ngỗng ấy ạ!- Thầy Hoàng “dũng sĩ diệt Mỹ”, còn thầy Hiển “máy chém di động”, cácthầy ấy hỏi bài thì khó mà thoát được - một người trong nhóm lên tiếng.Thư, cô sinh viên có đôi mắt đen láy, có vẻ nũng nịu:- Em chỉ thích lên thầy hỏi thôi, chỉ có thầy là thương học sinh nhất!- Cứ làm như thầy là của riêng cậu ấy-Hoa ngồi cạnh Thư vừa nói vừanhìn tôi cưòi khúc khích.Thuấn có vẻ lưỡng lự:- Thưa thầy, chiều mai con mời thầy phụ đạo riêng cho nhóm con…Được không ạ?Cả bọn nhao lên:- Anh Thuấn nói đúng, chúng em rất muốn thầy phụ đạo thêm cho nhómem.Môn sức bền vật liệu của thầy mà trượt là đi đứt luôn thầy ạ.- Tôi đã đưa các bài tập mẫu để cán sự phụ đạo rồi - tôi nói.Thư mạnh dạn:- Thưa thầy, tay ấy học giỏi nhưng kiêu lắm, ai nịnh hắn thì hắn giúp,không nịnh hắn thì đừng hòng.- Hôm trước, mấy đứa uống bia ở quán Hải xồm con cũng có mặt ở đó-Thuấn hăng hái - cậu ấy bảo: “Mấy lão ấy chỉ hung hăng ở trong lớp chứra ngoài thì tụi này …chấp…”, con chưa hiểu lão ấy là ai thì cậu ấy nóitiếp: “Lão Hiển ấy, cái lão mặt sắt đen sì , thế nào cũng có ngày tao cholão biết tay”. Không chịu nổi sự hỗn hào của nó, con nói sẵng: “Đồ khốnnạn, đồ ăn cháo đái bát, đối với các thầy mà mày ăn nói như vậy được à”.Thế là con và nó tý nữa choảng nhau, may mà mấy đứa can ngăn kịp.Không hiểu vì lý do gì mà đột nhiên tôi có sự mềm lòng:- Thôi được, chiều mai đúng 2giờ tôi sẽ phụ đạo các anh các chị.- Hoan hô thầy Thành! Hoan hô thầy Thành!Buổi thi hôm ấy, Thịnh, cán sự môn sức bền vật liệu, tỏ ra rất tự tin.Chưa đầy một tiếng Thịnh đã trả bài. Thịnh lên thầy Hoàng nhưng thầyHiển nói:- Mời anh Thịnh sang tôi.Đây là lần đầu tiên tôi đề nghị :- Xin thầy Hiển để trường hợp này cho tôi.Không ai bảo ai, cả lớp ngước mắt ngơ ngác nhìn chúng tôi. Còn Thịnh,có vẻ bối rối và lúng túng thực sự, Thịnh ấp úng:- Dạ…em …vào thầy nào ạ?- Mời anh vào bàn tôi.Thịnh hai tay đưa bài cho tôi rất lễ độ, kính cẩn và có vẻ sợ sệt. Tôi liếcqua bài làm của Thịnh: bài làm đúng và có cách giải thông minh, nhưng dùthông minh đến đâu, giỏi đến đâu thì trò cũng thấp hơn thầy một cái đầu.Tôi hỏi hết câu này đến câu khác dồn Thịnh đến chỗ không trả lời đượcvà đi đến quyết định: đây không phải là bài của anh làm, mà nhận bài từngoài đưa vào. Thịnh chỉ biết gãi đầu gãi tai:- Chắc chắn bài em làm a!- Thế sao tôi hỏi anh không trả lời được câu nào?- Thầy toàn hỏi những câu …ngoài bài.- Đó là những câu cơ bản, vì mất cơ bản nên anh mới không trả lời được,anh về học lại.Thịnh không nói được lời nào, nét buồn trên mặt như muốn khóc. Cả lớpim lặng. Không khí hết sức căng thẳng. Tôi, xưa nay vẫn được tiếng nhânhậu và dễ dãi với học sinh, nhưng đến giờ cả lớp nhìn tôi có vẻ nghi ngờ,có vẻ khó hiểu, có vẻ không thân thiện như trước…Tôi biết chắc chắn chiều nay thế nào Thịnh cũng đến nhà tôi để thanhminh về bài làm của mình. Và Thịnh đã đến. Thịnh nói với tôi :- Thưa thầy, thầy hỏi em không trả lời được thầy có thể cho em 2 điểm,em chỉ buồn thôi, nhưng em bằng lòng. Còn thầy bảo em nhận bài từngoài vào thì hoàn toàn oan cho em quá. Thầy biết sức học của em mà, emkhông bao giờ làm chuyện ấy .- Tôi biết là bài anh làm chứ không phải từ bên ngoài gửi vào. Nhưng, tôihỏi anh có phải anh đã nói là các lão thầy ra ngoài thì anh chấp, đúngkhông. Chưa ra trường mà anh đã coi thường các thầy như vậy thì anh sẽcoi mọi ngưòi như thế nào. Tất cả đều dưới tầm mắt của anh…Thịnh cúi mặt, nói nhỏ nhẻ:- Em xin lỗi thầy ạ, em… xin hứa với thầy…- Không, anh hãy hứa với chính mình, chính lương tâm của mình. Nếu lờihứa này là chân thành khi nhận ra những nhận thức sai lầm để khi ratrường hãy sống có ích cho đời, tôi trả lại điểm 5 cho anh, đúng với bàilàm và kiến thức của mình.- Em cám ơn thầy và thầy hãy tin những gì em đã hứa.Bao nhiêu năm trôi qua, tôi không gặp lại người học sinh ấy. Nhưng rồimột hôm, tôi đang len lỏi trong dòng người nườm nượp dọc theo dãyđường tàu trên sân vận động mười năm ở Vac-sa-va, bỗng có tiếng gọi:- Thầy Thành, em chào thầy, thầy có nhận ra em không, em là Thịnh cánsự sức bền vật liệu mà thầy chắc còn nhớ là… thầy đã đổi cho em điểm2 thành điểm 5. Suốt đời em luôn giữ lời hứa với chính mình và coi đó làbài học làm người mà thầy đã dạy cho em. Em cám ơn thầy, em cám ơnthầy!(Theo VietNamNet) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: