Ổn định, tăng trưởng kinh tế và phân phối công bằng là những
mục tiêu cơ bản được đặt ra trong suôt quá trính phát triển kinh tế
của một đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài Tập Kinh Tế Vĩ Mô: Tìm hiểu việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế của Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
---------∞©∞----------
BÀI TẬP LỚN
Môn: kinh tế vĩ mô I
Đề bài : Tìm hiểu việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế
của Việt Nam thời kì 2000-2005
Ngày giao đề : 7/11/2008
Ngày nộp bài : 30/11/2008
Họ và tên : Đàm Thị Vân Anh
Lớp : KTB48-ĐH2
Giáo viên hướng dẫn : T.s Nguyễn Thúy Hồng
Hải Phòng, tháng 11 năm 2008
1
1.Lời mở đầu
Ổn định, tăng trưởng kinh tế và phân phối công bằng là những
mục tiêu cơ bản được đặt ra trong suôt quá trính phát triển kinh tế
của một đất nước. Nền kinh tế ở điều kiện lạm phát hay suy thoái
đều gây ra những tác động không tốt, làm ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dan. Vì vậy Chính phủ phải dùng các công cụ là các
chính sách kinh tế vĩ mo để tác dộng vào nền kinh tế hướng nền
kinh tế đến trạng thái ổn định. Bước sang thế kỉ 21, toàn cấu hoá
tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động đến tất cả các nước. Các
quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình h ội
nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát tri ển v ẫn là xu th ế l ớn,
phản ánh đòi hỏi bức xúc của mỗi quốc gia, dân t ộc trong qúa trình
phát triển. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ
trang, xung đột tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt đọng can thi ệp l ật
đổ, khủng bố vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi với tính chất và
hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp. Thế kỉ 21 đang mở ra những
cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Nền kinh t ế
Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập được hưởng những cơ hội
lớn nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Vì
vậy trong điều kiện hiện nay, những mụ tiêu đó càng trở nên quan
trọng dối với nền kinh tê nước ta . Một nền kinh tế ổn định, bền
vững thì mới có thể phát triển, tăng trưởng và mới có th ể chống l ại
những nguy cơ đe doạ khi chúng ta gia nhập sân khấu quốc tế. Có
thẻ nói ổn định là mục tiêu rất quan trọng đối với nền kinh t ế trong
mọi thời kì. Trong từng giai đoạn và từng thời kì khác nhau do đi ều
kiện, hoàn cảnh khác nhau thì việc thực hiện mục tiêu này cũng
khác nhau. Dưới đây ta sẽ đi tìm hiểu một số nét về vi ệc th ực hi ện
mục tiêu ổn định trong thời kì 2000-2005. Đây là th ời kì sau khi đ ất
nước trải qua một thời kì dài lạm phát, chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng châu Á năm 1997, kinh tế đất nước còn gặp rất nhi ều
2
khó khăn. Sau hơn 10 năm đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế bao
cấp sang kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam cũng đạt được một
số thành tựu đáng kể. Trong thời kì mở cửa, hội nhập, chính sách
của CP có những thay đổi nhất định so với th ời kì trước đ ặc bi ệt là
chính sách kinh tế đối ngoại. Đối với nước ta một nước nghèo kém
phát triển,nông nghiệp lạc hậu, trang bị kĩ thuật và kết cấu hạ
tầng-xã hội còn thấp , nhưng có nhưng có những tiềm năng ch ưa
được khai thác. Để đảm bảo đường lối xây dựng đát nước theo
định hướng XHCN phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh
tế, khoa học và công nghệ với nước ngoài là một tất yếu khách
quan và là một yêu cầu cấp bách. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới
đây tình hình kinh tế-xã hội, lí do và cách th ức th ực hi ện chính sách
kinh tế đối ngoại vì mục tiêu ổn định kinh tế của CP.
2.Nội dung chính:
Chương 1: Lí thuyết về các mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu
a. Giới thiệu môn học ,vị trí môn học trong chương trình đại
học
- Kinh tế học:
3
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng
như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và
dịch vụ thoả mãn nhu cầu của cá nhân và của cả xã hội .
Kinh tế học được phân thành 2 ngành: kinh tế học vĩ mô và
kinh tế học vi mô.
- Kinh tế học vĩ mô:
Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của khoa học kinh tế, nghiên
cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một
đất nước trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân của một đất
nước nghĩa là kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa ch ọn của mỗi
quốc gia trước các vấn đề kinh tế cơ bản bao gồm: tăng trưởng,
thất nghiệp, lạm phát, xuất nhập khẩu, sự phân phối nguồn lực và
thu nhập giữa các thành viên trong nền kinh tế
Loại hình này tương phản với kinh tế học vi mô chỉ nghiên cứu
về cách ứng xử kinh tế của cá nhân người tiêu dùng, nhà máy, hoặc
một loại hình công nghiệp nào đó.
Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm
nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá chung và
cán cân thương mại của một nền kinh tế. Phân tích kinh tế học vĩ
mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị
hiện tại của các biến số này? Điều gì quy định những thay đ ổi của
các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta
khảo sát mỗi biến số này trong những khoảng thời gian khác nhau:
hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian đòi h ỏi chúng
ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố quy ết
định các biến kinh tế vĩ mô này.
Tăng trưởng, ổn định, phân phối công bằng và các chính sách
kinh tế vĩ mô để thực hiện những mục tiêu đó. Tổng c ầu, t ổng
cung và sản lượng cân bằng, mức giá chung. Thất nghiệp, lạm phát,
và mối quan hệ giữa chúng cũng được đề cập. Không ch ỉ nghiên
4
cứu kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đóng mà ngày nay để phù hợp
với điều kiện mới còn phải nghiên cứu trong điều kiện mở. Tất
các vấn đề trên đều được đề cập trong môn học kinh tế vĩ mô.
b. Phân tích các chức năng của chính phủ và các mục tiêu kinh
tế vĩ mô chủ yếu
• Chức năng của chính phủ:
- Hiệu quả:
...