Danh mục

Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Vị thế của đồng USD qua các giai đoạn

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.95 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Vị thế của đồng USD qua các giai đoạn nhằm trình bày về vị thế của đồng Đôla được thể hiện qua chức năng của nó, vị thế của đồng Đôla trong nền kinh tế Việt Nam, biến động của đồng USD qua từng giai đoạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập nhóm Tài chính quốc tế: Vị thế của đồng USD qua các giai đoạn TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH --- --- BÀI TẬP NHÓM TÀI CHÍNH QUỐC TẾVỊ THẾ CỦA ĐỒNG USD QUA CÁC GIAI ĐOẠN Danh sách nhóm 2: 1. Trương Thị Thúy An 2. Hoàng Thanh Huyền 3. Quàng Thị Lan 4. Nguyễn Thị Minh 5. Vũ Thị Phương 1. Vị thế của đồng Đôla được thể hiện qua chức năng của nó, bao gồm: a. Chức năng tiền tệ quốc tế Cũng như bất kì loại tiền tệ nào, một đồng tiền quốc tế cũng có 3 chức năng chính:được dùng để thanh toán hoạt động thương mại và tài chính quốc tế, dùng để xác định giácả, được tích trữ làm đồng tiền dự trữ quốc tế. Đồng dollar được sử dụng làm phương tiệnthanh toán trong những giao dịch tư nhân hoặc làm phương tiện để ngân hàng trung ươngmua bán để điều tiết tỷ giá. Thước đo giá trị thể hiện ở việc nhiều hợp đồng thương mạiquốc tế được định giá bằng đồng dollar và một số nước neo đồng tiền của mình vào đồngdollar. Cuối cùng, chức năng phương tiện tích lũy được thề hiện ở việc chính phủ cácnước tích trữ đồng dollar hoặc các giấy tờ có giá bằng đồng dollar làm dự trữ quốc tế vàcá nhân dùng đồng dollar để đảm bảo giá trị tài sản của mình. Trong cơ chế tỷ giá “con rắn trong hang” của các đồng tiền châu Âu vào giữa nhữngnăm 70, các đồng tiền được neo giá lẫn nhau tuy nhiên đồng dollar vẫn được dùng làmphương tiện can thiệp của chính phủ và làm dự trữ quốc tế. Thậm chí chúng ta có thể táchbiệt chức năng phương tiện trao đổi và thước đo giá trị. Một ví dụ rất nổi tiếng là quốcgia vùng vịnh Persian năm 1974 đã ấn định giá dầu của họ với đồng dollar nhưng lại chỉchấp nhận thanh toán bằng đồng bảng Anh. b. Chức năng phương tiện trao đổi quốc tế Đối với tư nhân, vai trò làm phương tiện trao đổi quốc tế của một đồng tiền thể hiệnbằng việc nó được dùng phổ biến trong việc thanh toán giao dịch quốc tế. Ở đây, đồngdollar đóng vai trò thước đo giá trị: xác định giá trị của các hợp đồng giao dịch. Đồngdollar thể hiện chức năng phương tiện thanh tóan của mình là trong quan hệ thanh tóanliên ngân hàng. “Gần như tất cả hoạt động giao dịch liên ngân hàng nào, dù chủ thể thamgia ở trong nước hay quốc tế, đều có sự liên quan đến việc mua bán đồng usd lấy mộtđồng tiền nước ngoài khác. Điều này đúng ngay cả khi một ngân hàng dự định mua đồngmark bằng đồng bảng.” (Kubarych 1978, p.18) c. Chức năng thước đo giá trị quốc tế Đối với chính phủ, đồng tiền quốc tế còn là một thước đo giá trị của đồng tiền bản tệ.Trong thời kì Bretton Woods, phần lớn các đồng tiền trên thế giới đều được biểu hiện quađồng dollar. Hiện nay, chỉ còn một số lượng rất ít những nước có nền kinh tế nhỏ vẫn duytrì chế độ tỷ giá này do việc các quốc gia trên thế giới từ bỏ chế độ tỷ giá cố định, ápdụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc có điều tiết. Đối với tư nhân, chức năng thước đo giá trị của đồng tiền quốc tế thể hiện ở việc nóxác định được giá trị các hoạt động kinh tế quốc tế. Trong hoạt động thương mại giữa hai 1quốc gia, việc xác đinh giá trị hợp đồng thường được ưu tiên sử dụng đồng tiền của quốcgia xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nước lại thích sử dụng đồng tiền của mộtnền kinh tế lớn. Trong trường hợp đó, đồng tiền của một quốc gia mạnh, có phạm vị giaodịch rộng sẽ có lợi thế trở thành thước đo giá trị thế giới. d. Chức năng phương tiện tích lũy quốc tế Ngân hàng trung ương các nước thường có một tỷ lệ dự trữ quốc tế. Ở nhiều quốc giatrên thế giới khoản dự trữ này tồn tại dưới dạng giấy tờ có giá bằng dollar như tài khoảntiền gửi nước ngoài, trái phiếu chính phủ Mỹ…Tư nhân cũng chuyển tài sản của mình ranhững đồng tiền mạnh khác để đảm bảo giá trị tài sản của mình, trong đó dollar được sửdụng phổ biến. Chức năng này là hệ quả tất yếu của hai chức năng trên. Khi một đồng tiền được tindùng là phương tiện giao đổi và thước đo giá trị, tính thanh khoản của có được đảm bảo.Điều đó có nghĩa là khỏan dự trữ bằng dollar của ngân hàng có thể ngay lập tức đượcchuyền sang một ngoại tệ khác nều ngân hàng có nhu cầu. Điều đó cũng có nghĩa là bấtkể khoản dự trữ nào cũng có thể chuyền thành dollar để phục vụ cho việc can thiệp củangân hàng trên thị trường ngoại hối. Với những nước lớn, quá trình này được tiến hànhrất nhiều. Họ mua và bán đồng dollar với các đồng tiền khác để tác động lên không chỉđồng nội tệ mà còn lên tiền tệ của các nước khác. Theo những quyết sách chính trị, mànhững nước liên kết ở châu Âu đã liên tục dự trữ đồng dollar chứ không phải là đồngtiền của nhau. 2. Tỉ trọng thanh toán quốc tế của đồng Đôla cũng liên tục thay đổi qua các thời kì, gây ảnh hưởng tới vị thế của đồng Đôla trên thị trường ngoại hối VN. Trên thị trường ngoại hối diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau, điển hình làtrong lĩnh vực xu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: