Thông tin tài liệu:
Câu 1:
1. Hộ kinh doanh cá thể: Là loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm
sau:
- Do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ sở
hữu
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình
đối với khoản nợ và nghĩa vị tài sản khác của hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu
- Hộ kinh doanh không được sử dụng thường xuyên quá 10 lao động
2. Doanh nghiệp tư nhân: Là một loại hình doanh nghiệp được điều
chỉnh bởi luật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tập tự luận môn quản trị doanh nghiệp
Câu hỏi:
Câu 1: Khái niệm, đặc điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp theo luật?
Câu 2: Thuận lợi và bất lợi của mỗi loại hình doanh nghiệp theo luật?
Câu 3: Quy trình đăng ký kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp?
Câu 4: Tiêu chí lựa chọn loại hình doanh nghiệp hoạt động theo luật?
Câu 5: Nếu lựa chọn thành lập một loại hình doanh nghiệp bạn sẽ lựa
chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể trong nghành nào? Vì sao?
BÀI LÀM
Câu 1:
1. Hộ kinh doanh cá thể: Là loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm
sau:
- Do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ sở
hữu
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình
đối với khoản nợ và nghĩa vị tài sản khác của hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu
- Hộ kinh doanh không được sử dụng thường xuyên quá 10 lao động
2. Doanh nghiệp tư nhân: Là một loại hình doanh nghiệp được điều
chỉnh bởi luật doanh nghiệp và các quy định hướng dẫn thi hành. Doanh
nghiệp tư nhân có các đặc điểm sau:
- Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và cá nhân chủ sở hữu
đó chỉ làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là
chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân khác hoặc chủ sở hữu hộ kinh
doanh và thành viên công ty hợp danh
- Cá nhân chủ sở hữu tự quyết định cơ cấu tổ chức và thường trực tiếp
quản lý, thực hiện các hoạt động kinh doanh và là người đại diện theo
luật của doanh nghiệp
- Cá nhân chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
3. Công ty hợp danh: Là loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện tại Việt
Nam bắt đầu từ năm 2000 theo quy định của luật doanh nghiệp năm 1999.
Cho đến nay số lượng công ty hợp danh không nhiều. Công ty hợp danh
có các đặc điểm sau:
- Có ít nhất 2 thành viên là cá nhân, trong đó phải có ít nhất một thành viên
hợp danh. Ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành
viên hợp danh phải là cá nhân, còn thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ
chức
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn bằng toàn bộ
tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh
nghiệp; còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị
số vốn góp vào công ty. Thành viên hợp danh có quyền quản lý và điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty, còn thành viên góp vốn không có
quyền quản lý công ty. Trường hợp thành viên góp vốn tham gia quản lý,
điều hành công ty, thì thành viên đó đương nhiên được coi là thành viên
hợp danh.
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân
- Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định của luật doanh nghiệp thì công ty TNHH được chia làm hai
loại căn cứ vào số lượng thành viên đó là công ty trách nhiệm hữu hạn 1
thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Sự khác
biệt cơ bản giữa hai loại hình công ty TNHH này là cơ cấu tổ chức quản
lý hay cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu và số lượng thành viên công
ty. Mặc dù vậy công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc điểm chung
sau:
- Số lượng thành viên không quá 50 người
- Trách nhiệm của thành viên giới hạn trong phạm vi số vốn cam kết
góp vào công ty
- Phần vốn góp chuyển nhượng được nhưng bị hạn chế chuyển
nhượng
- Công ty là một pháp nhân độc lập và tách biệt về pháp lý với các
thành viên
- Không được phát hành chứng khoán
5. Công ty cổ phần:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
(Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu
đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ
công ty quy định);
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không
được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm,
kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ
đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của
mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần
phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được
sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với
cổ đông sáng lập bị bãi bỏ).
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động
vốn.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Câu 2:
1. Hộ kinh doanh cá thể:
- Khó khăn: Mặc dù trong các luật của Việt Nam thời gian qua đã đề cao
vai trò và khuyến khích phát triển của kinh tế tư nhân, song những ưu đãi
cũng như định hướng, hỗ trợ phát triển vẫn chỉ mới dành cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ, chứ chưa hướng vào hộ KDCT. Theo thống kê điều
tra, chỉ có khoảng 30% số hộ đăng ký kinh doanh, 30% số hộ chưa đăng
ký và 30% không đăng ký. Do việc tính không đầy đủ số lượng hộ kinh
doanh, nên có ảnh hưởng đến việc tính GDP. Theo Hiệp hội doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ DN vừa và nhỏ VCCI, khó khăn
thách thức đối với hộ KDCT tập trung vào các vấn đề tài chính, tiếp cận
thị trường và nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ
bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin... Chính vì
điều này hộ KDCT không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh
doanh, mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triển tự
nhiên, không có khuynh hướng mở rộng quy mô để tiến lên chuyển sang
doanh nghiệp, để hưởng những điều kiện thuận lợi và có cơ hội hơn.
- Thuận lợi: Theo thống kê củ ...