Bài thảo luận: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 71.24 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài thảo luận: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại nêu sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại. Tiền hay tài sản ở ngân hàng gọi là khoản ký gửi (khoản gửi). Đối với các nhà cất giữ tài sản lại thấy trong thời gian này có nhiều người đến rút tiền đồng thời cũng có nhiều người gửi tiền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thảo luận: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Bài Thảo Luận: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Nhóm 14: 1. Lê Hồng Thuấn 2. Hồ Quang Minh 3. Lò Thị Xôm 4. Nu-Min-Vông-Khăm-Sao Sự ra đời và phát triển của NHTM • Thời kỳ sơ khai: Từ năm 3500 – 1800 trước Công nguyên, thời gian này thì NH chưa có tên. Những người dân có của cải sản vật dư thừa trong quá trình sản xuất và trao đổi lại là mục tiêu của cướp bóc. Vì vậy nghiệp vụ của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền vàng và những tài sản có giá trị khác được thực hiện ở các lãnh chúa, các nhà thờ hoặc các thợ vàng. Sau khi gửi tiền thì người gửi tiền được nhận một tờ biên lai làm căn cứ để xác định quyền sở hữu và phải trả một khoản lệ phí gửi tiền. Không có nghiệp vụ, hoạt động khác phát sinh Bảng cân đối của ngân hàng sơ khai Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ: 1000000 Tiền gửi: 1000000 Tổng cộng: 1000000 Tổng cộng: 1000000 Trong thời gian này, cùng với sự phát triển của thương mại thì có hai phát kiến quan trọng: + Đối với những người gửi tài sản thì họ nhận thấy sử dụng tiền vàng vốn khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển, họ có thể sử dụng các chứng từ để đổi lại thành tài sản phục vụ cho việc thanh toán. Các chứng thư này dần dần được chấp nhận rộng rãi. Chứng thư nói trên thì ngày nay người ta gọi là Séc. Tiền hay tài sản ở ngân hàng gọi là khoản ký gửi (khoản gửi) + Đối với các nhà cất giữ tài sản lại thấy trong thời gian này có nhiều người đến rút tiền đồng thời cũng có nhiều người gửi tiền. Trong khi đó lại có nhiều người rất cần vay tiền để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng… Do vậy các ngân hàng bắt đầu dùng tiền của công chúng gửi để cho vay. Đến đây ngân hàng đã bắt đầu vào quá trình cung ứng tiền tệ. Bảng cân đối của ngân hàng sau khi duy trì dự trữ Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ: 200000 Tiền gửi: 1000000 Cho vay: 800000 Tổng cộng: 1000000 Tổng cộng:1000000 + Danh từ ngân hàng (Bank) xuất phát từ chữ La tinh là Bancus. Bancus có nghĩa là một chiếc bàn dài có nhiều hộc được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền thời đó sử dụng để làm việc, giao dịch, cất giữ tiền, tài sản và sổ sách. • Thời kỳ từ thế kỷ V đến XVII: Đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Các nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hình thành các số hiệu tài khoản, chi tiết những đối tượng cho vay, mục đích cho vay cũng như nguồn vốn cho vay. Cũng trong thời gian này hoạt động thanh toán bù trừ đã phát triển. Rồi các nghiệp vụ chuyển tiền bảo lãnh vào cuối thế kỷ X. Giai đoạn thế kỷ XI – XVII nghiệp vụ chiết khấu thương mại bắt đầu phát triển. Cho đến thế kỷ XVII một số nghiệp vụ kinh doanh được hoàn thiện gồm: + Nhận tiền gửi, cho vay + Phát hành tiền giấy có khả năng đổi ra vàng + Chiết khấu thương phiếu + Chuyển tiền, thanh toán bù trừ và bảo lãnh. • Thời kỳ từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX: Các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và phát hành tiền dưới dạng chứng thư hay kỳ phiếu thay cho ngân hàng. Trong thời kỳ này hệ thống ngân hàng được chia làm hai nhóm: + Nhóm thứ nhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền giấy gọi là ngân hàng phát hành. + Nhóm thứ hai bao gồm các ngân hàng còn lại không được phát hành tiền mà chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán gọi là Ngân hàng trung gian. • Thời kỳ đầu từ thế kỷ XX đến nay: + Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng phổ biến và da dạng nhất hiện nay. Các ngân hàng thương mại phát triển đa dạng về các nghiệp vụ kinh doanh. + Ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống các ngân hàng trung gian, có thể tiến hành tất cả các dịch vụ ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thảo luận: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Bài Thảo Luận: Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Nhóm 14: 1. Lê Hồng Thuấn 2. Hồ Quang Minh 3. Lò Thị Xôm 4. Nu-Min-Vông-Khăm-Sao Sự ra đời và phát triển của NHTM • Thời kỳ sơ khai: Từ năm 3500 – 1800 trước Công nguyên, thời gian này thì NH chưa có tên. Những người dân có của cải sản vật dư thừa trong quá trình sản xuất và trao đổi lại là mục tiêu của cướp bóc. Vì vậy nghiệp vụ của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền vàng và những tài sản có giá trị khác được thực hiện ở các lãnh chúa, các nhà thờ hoặc các thợ vàng. Sau khi gửi tiền thì người gửi tiền được nhận một tờ biên lai làm căn cứ để xác định quyền sở hữu và phải trả một khoản lệ phí gửi tiền. Không có nghiệp vụ, hoạt động khác phát sinh Bảng cân đối của ngân hàng sơ khai Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ: 1000000 Tiền gửi: 1000000 Tổng cộng: 1000000 Tổng cộng: 1000000 Trong thời gian này, cùng với sự phát triển của thương mại thì có hai phát kiến quan trọng: + Đối với những người gửi tài sản thì họ nhận thấy sử dụng tiền vàng vốn khó khăn trong việc bảo quản và vận chuyển, họ có thể sử dụng các chứng từ để đổi lại thành tài sản phục vụ cho việc thanh toán. Các chứng thư này dần dần được chấp nhận rộng rãi. Chứng thư nói trên thì ngày nay người ta gọi là Séc. Tiền hay tài sản ở ngân hàng gọi là khoản ký gửi (khoản gửi) + Đối với các nhà cất giữ tài sản lại thấy trong thời gian này có nhiều người đến rút tiền đồng thời cũng có nhiều người gửi tiền. Trong khi đó lại có nhiều người rất cần vay tiền để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng… Do vậy các ngân hàng bắt đầu dùng tiền của công chúng gửi để cho vay. Đến đây ngân hàng đã bắt đầu vào quá trình cung ứng tiền tệ. Bảng cân đối của ngân hàng sau khi duy trì dự trữ Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ: 200000 Tiền gửi: 1000000 Cho vay: 800000 Tổng cộng: 1000000 Tổng cộng:1000000 + Danh từ ngân hàng (Bank) xuất phát từ chữ La tinh là Bancus. Bancus có nghĩa là một chiếc bàn dài có nhiều hộc được những người nhận tiền gửi và cho vay tiền thời đó sử dụng để làm việc, giao dịch, cất giữ tiền, tài sản và sổ sách. • Thời kỳ từ thế kỷ V đến XVII: Đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại. Các nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hình thành các số hiệu tài khoản, chi tiết những đối tượng cho vay, mục đích cho vay cũng như nguồn vốn cho vay. Cũng trong thời gian này hoạt động thanh toán bù trừ đã phát triển. Rồi các nghiệp vụ chuyển tiền bảo lãnh vào cuối thế kỷ X. Giai đoạn thế kỷ XI – XVII nghiệp vụ chiết khấu thương mại bắt đầu phát triển. Cho đến thế kỷ XVII một số nghiệp vụ kinh doanh được hoàn thiện gồm: + Nhận tiền gửi, cho vay + Phát hành tiền giấy có khả năng đổi ra vàng + Chiết khấu thương phiếu + Chuyển tiền, thanh toán bù trừ và bảo lãnh. • Thời kỳ từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX: Các ngân hàng thực sự được công nhận như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và phát hành tiền dưới dạng chứng thư hay kỳ phiếu thay cho ngân hàng. Trong thời kỳ này hệ thống ngân hàng được chia làm hai nhóm: + Nhóm thứ nhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền giấy gọi là ngân hàng phát hành. + Nhóm thứ hai bao gồm các ngân hàng còn lại không được phát hành tiền mà chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán gọi là Ngân hàng trung gian. • Thời kỳ đầu từ thế kỷ XX đến nay: + Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng phổ biến và da dạng nhất hiện nay. Các ngân hàng thương mại phát triển đa dạng về các nghiệp vụ kinh doanh. + Ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống các ngân hàng trung gian, có thể tiến hành tất cả các dịch vụ ngân hàng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống ngân hàng thương mại Lịch sử ngân hàng Phát triển ngân hàng thương mại Tiểu luận ngân hàng Thuyết trình ngân hàng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Định chế tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
560 trang 583 17 0 -
293 trang 284 0 0
-
Tiểu luận: Các phương pháp định giá
39 trang 240 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 201 0 0 -
19 trang 184 0 0
-
6 trang 179 0 0
-
Bài tập phân tích tài chính: Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn
14 trang 156 0 0 -
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
299 trang 145 4 0 -
Bài tập nhóm: Phân tích dòng tiền
59 trang 136 0 0 -
38 trang 129 0 0