Danh mục

Bài thu hoạch lớp Đảng viên mới

Số trang: 19      Loại file: doc      Dung lượng: 138.00 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài thu hoạch lớp Đảng viên mới phân tích chi tiết nội dung độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn hợp với quy luật và lòng dân, phân tích nội dung chính của quan điểm Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và nội dung, giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân trong giai đoạn hiện nay,... Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài thu hoạch lớp Đảng viên mới CÂU 1: Phân tích vì sao Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn   hợp quy luật, hợp lòng dân? Trả lời: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học lớn xuyên suốt  quá trình cách mạng Việt Nam là con đường duy nhất đúng mà Đảng ta và dân   tộc Việt Nam đã lựa chọn. Độc lập dân tộc và CNXH là những vấn đề  lý luận có ý nghĩa lịch sử  và   thời đại sâu sắc. Độc lập Dân tộc thực chất là vấn đề  Dân tộc; Chủ  nghĩa xã   hội thực chất là vấn đề  Giai cấp. Đây là hai vấn đề  lớn, hai nguồn sức mạnh,  vừa là mục tiêu, vừa là động lực của Cách mạng VN. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức IV của Đảng, lần đầu tiên bài   học này được nêu lên: '... giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã   hội. Đó là đường lối, là sức mạnh, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng   nước ta'. Giữ  vững mục tiêu Độc lập dân tộc và Chủ  nghĩa xã hội là nhân tố  bản chất trong  đường lối chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Việt  Nam. Thực tiễn cách mạng Việt nam gần một thế  kỷ  qua cho chúng ta nhận  thức sâu sắc hơn bài học độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự gắn   kết giữa độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội cũng chính là con đường tất yếu  khách quan, hợp với quy luật phát triển của đất nước, hợp lòng người. Đó là sự  lựa chọn của Đảng, Bác Hồ và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân, của lịch   sử! Ngược dòng lịch sử đất nước ta: Ngay từ  khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã liên tiếp   đứng lên đấu tranh chống lại kẻ xâm lược. Nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp  tàn bạo và thất bại. Nguyên nhân chính là do không có đường lối cách mạng  đúng đắn dưới sự  chỉ  đạo của một hệ  tư  tưởng tiên tiến, khoa học và cách   mạng. Đó là sự khủng hoảng đường lối cứu nước. Tháng   6   năm   1911   người   thanh   niên   Nguyễn   Tất   Thành   (Nguyễn   Ái  Quốc, Hồ  Chí Minh, Bác Hồ...) ra đi tìm đường cứu nước. Bôn ba khắp năm  châu, bốn biển, vừa lao động, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm  các cuộc cách mạng tư sản; tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp, sau đó   trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra khi Người   được đọc Sơ  thảo lần thứ  nhất Luận cương về  vấn đề  dân tộc và thuộc địa  của V.I Lênin vào tháng 7 năm 1920. Người đã tìm thấy con đường giải phóng  dân tộc gắn với giải phóng giai cấp; giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải   phóng dân tộc, độc lập dân tộc gắn với chủ  nghĩa xã hội; cách mạng dân tộc   từng nước gắn với phong trào cách mạng thế giới...Người khẳng định: “ Muốn   cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách   mạng vô sản”. Từ đó, Người truyền bá Chủ nghĩa xã hội vào đất nước ta, sáng  lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh đạo Đảng và nhân dân ta giành hết thắng lợi này   đến thắng lợi khác. Vì vậy, có thể  nói đó là  sự  lựa chọn của lịch sử  Việt   Nam, của toàn dân tộc Việt Nam. Sự lựa chọn đó dựa trên hai căn cứ chủ yếu: ( ý này giải thích là vì sao?) Một là,  cách mạng xã hội chủ  nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thành  công đã mở ra thời đại mới ­ thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa   xã hội trên phạm vi toàn thế  giới. Chính tính chất của thời đại mới đã tạo ra   khả  năng hiện thực cho những dân tộc đang còn lạc hậu tiến thẳng lên chủ  nghĩa xã hội. Những khả năng hiện thực này đã đem lại nhận thức mới mẻ  và  triệt để trong quan niệm cũng như giải pháp để giải quyết vấn đề độc lập dân  tộc. Hai là, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng triệt để giai cấp vô sản và  nhân dân lao động khỏi bóc lột, áp bức, bất công, mới đem lại cuộc sống  ấm   no, tự  do, hạnh phúc cho nhân dân và đưa nhân dân lao động trở  thành những   người làm chủ xã hội. Độc lập dân tộc chỉ có gắn với chủ nghĩa xã hội thì mới   vững chắc. “Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã   hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc” như  Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã chỉ rõ. Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo đã  khẳng định: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn   duy nhất đúng đắn. Một là, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập  Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để  giải phóng dân   tộc, bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách  mạng dân tộc, dân chủ  nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả  nước   đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân   thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ba là,  thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử  của sự  nghiệp đổi mới vì   mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, củng cố  vững chắc hơn độc lập dân tộc, từng bước đưa nước ta lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn Cách mạng mới, độc lập dân tộc không chỉ  dừng lại là   chủ quyền quốc gia, lãnh thổ. Độc lập dân tộc phải được xác định cụ  thể hơn,   rộng lớn hơn: Đó là độc lập về  con đường phát triển, độc lập về  kinh tế­ xã  hội, văn hóa... gắn độc lập dân tộc với những vấn đề  toàn cầu, với quá trình   đaphương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế: 'Việt Nam sẵn sàng là bạn, là   đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình,   độc lập và phát triển'. Bên cạnh đó Chủ  nghĩa xã hội cần được nhận thức và  điều chỉnh để  phù hợp với xu thế  của thời đại. Chủ  nghĩa xã hội vừa là mục  tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đó là một quá trình với nhiều giai đoạn,  bước đi phù hợp với thời đại. Đồng thời phải gắn CNXH với những đặc trưng   cụ  thể, với bản sắc của dân tộc và xu thế  thời đại, với những bước đi vững  chắc, cách làm phù hợp. Kết hợp độc lập dân tộc và CNXH cũng là một quá   trình vận động của các nhâ ...

Tài liệu được xem nhiều: