Danh mục

Bài văn bia duy nhất còn lại của Hoàng Giáp

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 328.07 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Trung Ngạn - vị kinh sư đại doãn nổi tiếng của kinh thành Thăng Long LTS: “Ma nhai kỉ công bi văn” (磨崖紀功碑文), tấm bia mài vách núi Trầm Hương do Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn soạn để ghi công của Thái thượng hoàng Chương Nghiêu Văn Triết, là tấm bia cổ kính trải 7 thế kỉ nhưng vẫn còn tươi nét nhất, được nhiều sử sách nhắc đến. LTS: “Ma nhai kỉ công bi văn” (磨崖紀功碑文), tấm bia mài vách núi Trầm Hương do Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn soạn để ghi công của Thái thượng hoàng Chương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài văn bia duy nhất còn lại của Hoàng Giáp Bài văn bia duy nhất còn lại của Hoàng Giáp Nguyễn Trung Ngạn - vị kinh sư đại doãn nổi tiếng của kinh thành Thăng LongLTS: “Ma nhai kỉ công bi văn” (磨崖紀功碑文), tấm bia mài vách núi TrầmHương do Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn soạn để ghi công của Thái thượnghoàng Chương Nghiêu Văn Triết, là tấm bia cổ kính trải 7 thế kỉ nhưng vẫn còntươi nét nhất, được nhiều sử sách nhắc đến. LTS: “Ma nhai kỉ công bi văn” (磨崖紀功碑文), tấm bia mài vách núi TrầmHương do Hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn soạn để ghi công của Thái thượnghoàng Chương Nghiêu Văn Triết, là tấm bia cổ kính trải 7 thế kỉ nhưng vẫn còntươi nét nhất, được nhiều sử sách nhắc đến. Nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề này song lại có những chỗ chưa thống nhấtvới nhau, cần được làm sáng tỏ. Với tấm lòng và lợi thế là người bản xứ được tiếpcận nhiều, tác giả Trần Tử Quang trong bài viết sau đây đã có những ý kiến hay,tiếp tục làm sáng tỏ và có những kiến nghị thiết thực nhằm bảo vệ và phát huy disản quý giá này. Bài viết có sự phối hợp với Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Hán NômNghệ An và bạn bè cùng ngành gần xa, nên đây được coi là ý kiến tập thể. Xinđược giới thiệu cùng bạn đọc. “Nguyễn Trung Ngạn là một nhân vật nổi trội thời Trần, một danh nhân vănhóa tiêu biểu của dân tộc. Ông được Phan Huy Chú đánh giá là một trong mườingười phù trợ có công lao thời Trần, sự nghiệp ngang hàng với Thượng tướngTrần Quang Khải, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hài, Phạm SưMạnh… Ông còn là một vị Kinh sư đại doãn (tương đương với chức Chủ tịchUBND thành phố Hà Nội hiện nay) cai quản kinh thành nổi tiếng về tài đức, đểlại niềm tôn kính trong lòng người dân Thăng Long lúc bấy giờ.” “Giữa thế kỉ XIV, sau 3 lần đại thắng đế quốc Mông Cổ, nhà Trần bắt tayvào việc xây dựng và phát triển đất nước. Dưới sự trị vì của các vị vua sángcùng với các tôi hiền tướng giỏi thì uy thế của Đại Việt ngày càng lớn mạnh.Nhưng trong thời gian này các nước láng giềng lại thường đem quân quấy phávà xâm lấn những vùng biên giới. Do đó, triều đình phải thường xuyên cắt cửtướng lĩnh đi đến các vùng biên cương xa xôi dẹp giặc. Trận đánh giặc Bổngvào mùa đông năm Ất Hợi niên hiệu Khai Hựu thứ 7, Thái thượng hoàng TrầnMinh Tông tướng thân chinh đi đánh dẹp và chiến thắng. Thượng hoàng saiPhát vận sứ Nguyễn Trung Ngạn soạn văn khắc vào vách núi đá nhằm kỉ niệmchiến thắng này. Đây là bài văn bia duy nhất còn lại của ông.” 1. Vài nét về tấm văn bia Từ trước đến nay đã có rất nhiều thư tịch Hán Nôm cổ đề cập đến việc Tháithượng hoàng Trần Minh Tông thân chinh đánh giặc Bổng tại vùng Kiềm Châu(Nghệ An bây giờ) vào giữa thế kỷ XIV cùng với bài văn bia do Hoàng giápNguyễn Trung Ngạn phụng mệnh soạn và khắc lên núi đá nhằm ghi lại chiến công. Nguồn gốc xuất xứ Tấm bia hiện nằm ở hang Ông Trạng, núi Trầm Hương thuộc bản Khe Giún, xãChi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (cách trung tâm thị trấn Con Cuông chỉkhoảng hơn 2km). Tuy nhiên, vẫn có một số nhầm lẫn trong việc xác định địadanh có bài văn bia này. Một số sách chép tấm bia này thuộc địa bàn huyện TươngDương, tỉnh Nghệ An [1; tr. 44]. Đây là do sự thay đổi về địa danh và địa giớihành chính qua các thời kỳ lịch sử. Thời Trần, khu vực có tấm bia này thuộc đấtCự Đồn thuộc Mật Châu như chính trong văn bia đã đề cập đến (…“vu Mật ChâuCự Đồn chi nguyên…” ). Thời thuộc Minh, vùng đất này gọi là Trà Long, sangđến thời Lê lại đổi thành phủ Trà Lân do kiêng tên húy của vua Thái Tông LêNguyên Long. Đến thời Nguyễn, vào năm Minh Mệnh thứ 2 (1822), vua Thánh Tổmở cuộc cải cách hành chính lớn, lần này phủ Trà Lân được đổi thành phủ TươngDương. Sau Cách mạng tháng 8/1945, phủ Tương Dương lại được chia thành 2huyện Tương Dương và Con Cuông, tấm bia này thuộc địa phận huyện ConCuông. Khi xưa vùng đất này là nơi biên viễn, là vùng chiến lược quan trọng củacác triều đại phong kiến. Đây còn là nơi giao thoa giữa trung du và miền núi. Phíahữu ngạn sông Lam là dãy núi đá vôi sừng sững chạy dài, còn phía tả ngạn lànhững vùng núi đồi quanh co trùng điệp. Từ dưới xuôi lên thượng chỉ có một conđường độc đạo nằm cạnh bờ sông. Theo một số người dân địa phương, khi xưasông Lam chảy sát vào chân núi còn phía bên kia là cánh đồng rộng rãi. Cánhđồng này có thể là nơi tập kết và đóng quân lập trại. Vùng này nhiều đồi núi, eo Vực Bồng địa thế hiểm trở cheo leo, sông Lam chảyqua eo tạo thành xoáy nước to rất nguy hiểm. Quân đội đi chinh phạt chỉ có thểtiến quân bằng đường bộ bởi đường sông ít thuận lợi. Không phải ngẫu nhiên màThượng hoàng Minh Tông và Phát vận sứ Nguyễn Trung Ngạn chọn địa điểmkhắc bia tại núi Trầm Hương. Quả núi này thuộc một dãy núi chạy dài nằm bêncạnh cánh đồng trũng ở hữu ngạn sông Lam. Núi hướng về phía Đông Bắc,ngoảnh mặt nhìn ra sông, cách đó khoảng 150m và cách quốc lộ 7A khoảng 100m.Bia được khắc trên vách núi cao, mặt nhìn về hướng Đông Bắc cách mặt đấtkhoảng hơn chục mét. Muốn đi lên tấm bi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: