Bàn cờ lớn: Phần 1
Số trang: 121
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.70 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bàn cờ lớn: Vị thế đứng đầu và những đòi hỏi địa chiến lược đối với Hoa Kỳ" là tác phẩm tiêu biểu của Zbigniew Brzezinski về địa-chính trị thế giới, đề cập đến những vấn đề quốc tế hậu chiến tranh lạnh, mô tả và lý giải chiến lược toàn cầu của nước Mỹ trong thế kỷ XXI dưới lăng kính lợi ích chính trị và khả năng duy trì vị trí siêu cường của quốc gia này. Cuốn sách gồm có 7 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 gồm có những nội dung chính sau: chương 1 một định nghĩa mới về bá quyền, chương 2 bàn cờ Á-Âu, chương 3 đầu cầu dân chủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn cờ lớn: Phần 1 Dành tặng các sinh viên của tôi - để giúp các bạn định hình thế giới ngày mai DẪN NHẬP NỀN CHÍNH TRỊ SIÊU CƯỜNG ể từ khi các lục địa bắt đầu những tương tác chính trị vào khoảng nămK trăm năm trước, liên lục địa Á-Âu luôn là trung tâm quyền lực thếgiới. Theo những phương thức khác nhau, vào những giai đoạn khác nhau,các dân tộc cư trú tại lục địa Á-Âu - dù phần lớn ở rìa cực Tây Âu - xâmchiếm và thống trị những khu vực khác trên thế giới, khi mà mỗi quốc giaÁ-Âu riêng lẻ này đạt được vị thế đặc biệt và thụ hưởng những đặc quyềncủa “cái ghế” cường quốc hàng đầu. Thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đã chứng kiến một cuộc chuyển dịch kiếntạo liên quan đến một chuỗi sự vụ ngoại giao trên thế giới. Lần đầu tiênmột thế lực nằm ngoài lục địa Á-Âu trỗi dậy, trở thành trọng tài chínhkhông chỉ nắm quyền quyết định các mối quan hệ quyền lực trong phạm viÁ-Âu mà còn là cường quốc tối cao trên thế giới. Sự thất bại và sụp đổ củaLiên bang Xô Viết là bước cuối cùng để Hoa Kỳ, thế lực ở Tây Bán cầu,nhanh chóng nổi lên để thay thế, thực sự trở thành cường quốc toàn cầuđầu tiên và duy nhất. Tuy nhiên, lục địa Á-Âu vẫn duy trì vai trò quan trọng của nó về mặtđịa chính trị. Không chỉ khu vực ở rìa phía Tây - châu Âu - vốn vẫn là nơicó nhiều cường quốc chính trị và kinh tế của thế giới, mà còn tính cả phầnphía đông của nó - châu Á - mà gần đây đã trở thành một trung tâm pháttriển kinh tế năng động trọng yếu, có tầm ảnh hưởng chính trị ngày cànggia tăng. Do đó, vấn đề làm thế nào để một nước có phạm vi quan hệ toàncầu như Mỹ xử sự trong các mối quan hệ quyền lực Á-Âu phức tạp - vàđặc biệt liệu nó có ngăn chặn được sự xuất hiện của một cường quốc Á-Âuthù địch và vượt trội hơn không - vẫn là trọng tâm đối với việc thực hiệnthế chi phối toàn thế giới của Mỹ. Thế nên, cùng với việc tập trung cho các chiều kích quyền lực mớikhác (công nghệ, truyền thông, thông tin, cũng như thương mại và tàichính), chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn phải duy trì sự quan tâm đến khíacạnh địa chính trị và phải tác động sao cho thiết lập được thế cân bằng lụcđịa hằng định ở lục địa Á-Âu, với Hoa Kỳ là nước “cầm trịch”. Lục địa Á-Âu trở thành bàn cờ liên tục diễn ra cuộc tranh giành vị thếthống lĩnh thế giới, và cuộc đấu tranh đó liên quan đến địa chiến lược - sựkiểm soát những lợi ích địa chính trị mang tính chiến lược. Đáng chú ý làvào năm 1940, hai kẻ khao khát quyền lực toàn cầu, Adolf Hider và JosephStalin, đã dứt khoát đồng ý (trong cuộc đàm phán bí mật tháng 11 năm đó)rằng không tính Mỹ vào lục địa Á-Âu. Mỗi bên đều nhận thấy rằng sự tiềmnhập quyền lực Mỹ vào khu vực Á-Âu sẽ ngăn cản tham vọng thống trị thếgiới của mình. Họ có chung giả định rằng lục địa Á-Âu là trung tâm của thếgiới và họ, và người nào kiểm soát được lục địa Á-Âu sẽ kiểm soát toànthế giới. Nửa thế kỷ sau, vấn đề này đã được xác định lại: vị thế ưu việtcủa Mỹ trong khu vực Á-Âu có kéo dài không, và kết cục của nó sẽ là gì? Mục tiêu tối thượng trong các chính sách của Mỹ nên ôn hòa và cótầm nhìn: nhằm thành hình được một cộng đồng quốc tế hợp tác thực sự,phù hợp với các xu hướng dài hạn và với những lợi ích cơ bản của nhânloại. Nhưng trong lúc đó, bắt buộc không được để xuất hiện một đối thủthuộc lục địa Á-Âu nào, có khả năng thống trị khu vực Á-Âu và do đó cũngthách thức Mỹ. Vì lẽ đó, thiết lập công thức địa chiến lược toàn diện vàhoàn chỉnh cho khu vực Á-Âu là mục đích của cuốn sách này. Zbigniew Brzezinski Washington D.C. Tháng 4 năm 1997 Chương 1 MỘT ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ BÁ QUYỀN á quyền hiện hữu từ rất lâu trong thế giới con người. Nhưng việc MỹB xuất hiện nhanh chóng, giữ uy quyền toàn cầu và cách nước này thựcthi bá quyền là điểm khác biệt giữa thế lực toàn cầu hiện tại này so vớitrước đây. Chỉ trong vòng một thế kỷ, Mỹ đã tự biến chuyển - và cũng bịbiến đổi theo cùng những động lực thúc đẩy từ bên ngoài - để từ một đấtnước tương đối biệt lập ở Tây Bán cầu thành một cường quốc có phạm vivà tầm vóc quyền lực mà toàn bộ lịch sử thế giới chưa từng có. CON ĐƯỜNG NGẮN TIẾN TỚI BÁ CHỦ TOÀN CẦU Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha năm 1898 là cuộc chinh phạt nướcngoài đầu tiên của Mỹ, đưa sức mạnh Mỹ đến tận Thái Bình Dương, vượtqua Hawaii đến Philippines. Sang đầu thế kỷ 20, giới chiến lược gia Mỹbận rộn phát triển các học thuyết về quyền tối thượng của hải quân trên haiđại dương, và Hải quân Mỹ bắt đầu thách thức quan niệm Anh quốc “thốngtrị những ngọn sóng”. Các yêu sách về vị thế riêng của Mỹ ở tư cách làngười bảo hộ duy nhất cho an ninh khu vực Tây Bán cầu - được tuyên bốvào đầu thế kỷ thông qua Học thuyết Monroe1 và sau đó được biện hộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn cờ lớn: Phần 1 Dành tặng các sinh viên của tôi - để giúp các bạn định hình thế giới ngày mai DẪN NHẬP NỀN CHÍNH TRỊ SIÊU CƯỜNG ể từ khi các lục địa bắt đầu những tương tác chính trị vào khoảng nămK trăm năm trước, liên lục địa Á-Âu luôn là trung tâm quyền lực thếgiới. Theo những phương thức khác nhau, vào những giai đoạn khác nhau,các dân tộc cư trú tại lục địa Á-Âu - dù phần lớn ở rìa cực Tây Âu - xâmchiếm và thống trị những khu vực khác trên thế giới, khi mà mỗi quốc giaÁ-Âu riêng lẻ này đạt được vị thế đặc biệt và thụ hưởng những đặc quyềncủa “cái ghế” cường quốc hàng đầu. Thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đã chứng kiến một cuộc chuyển dịch kiếntạo liên quan đến một chuỗi sự vụ ngoại giao trên thế giới. Lần đầu tiênmột thế lực nằm ngoài lục địa Á-Âu trỗi dậy, trở thành trọng tài chínhkhông chỉ nắm quyền quyết định các mối quan hệ quyền lực trong phạm viÁ-Âu mà còn là cường quốc tối cao trên thế giới. Sự thất bại và sụp đổ củaLiên bang Xô Viết là bước cuối cùng để Hoa Kỳ, thế lực ở Tây Bán cầu,nhanh chóng nổi lên để thay thế, thực sự trở thành cường quốc toàn cầuđầu tiên và duy nhất. Tuy nhiên, lục địa Á-Âu vẫn duy trì vai trò quan trọng của nó về mặtđịa chính trị. Không chỉ khu vực ở rìa phía Tây - châu Âu - vốn vẫn là nơicó nhiều cường quốc chính trị và kinh tế của thế giới, mà còn tính cả phầnphía đông của nó - châu Á - mà gần đây đã trở thành một trung tâm pháttriển kinh tế năng động trọng yếu, có tầm ảnh hưởng chính trị ngày cànggia tăng. Do đó, vấn đề làm thế nào để một nước có phạm vi quan hệ toàncầu như Mỹ xử sự trong các mối quan hệ quyền lực Á-Âu phức tạp - vàđặc biệt liệu nó có ngăn chặn được sự xuất hiện của một cường quốc Á-Âuthù địch và vượt trội hơn không - vẫn là trọng tâm đối với việc thực hiệnthế chi phối toàn thế giới của Mỹ. Thế nên, cùng với việc tập trung cho các chiều kích quyền lực mớikhác (công nghệ, truyền thông, thông tin, cũng như thương mại và tàichính), chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn phải duy trì sự quan tâm đến khíacạnh địa chính trị và phải tác động sao cho thiết lập được thế cân bằng lụcđịa hằng định ở lục địa Á-Âu, với Hoa Kỳ là nước “cầm trịch”. Lục địa Á-Âu trở thành bàn cờ liên tục diễn ra cuộc tranh giành vị thếthống lĩnh thế giới, và cuộc đấu tranh đó liên quan đến địa chiến lược - sựkiểm soát những lợi ích địa chính trị mang tính chiến lược. Đáng chú ý làvào năm 1940, hai kẻ khao khát quyền lực toàn cầu, Adolf Hider và JosephStalin, đã dứt khoát đồng ý (trong cuộc đàm phán bí mật tháng 11 năm đó)rằng không tính Mỹ vào lục địa Á-Âu. Mỗi bên đều nhận thấy rằng sự tiềmnhập quyền lực Mỹ vào khu vực Á-Âu sẽ ngăn cản tham vọng thống trị thếgiới của mình. Họ có chung giả định rằng lục địa Á-Âu là trung tâm của thếgiới và họ, và người nào kiểm soát được lục địa Á-Âu sẽ kiểm soát toànthế giới. Nửa thế kỷ sau, vấn đề này đã được xác định lại: vị thế ưu việtcủa Mỹ trong khu vực Á-Âu có kéo dài không, và kết cục của nó sẽ là gì? Mục tiêu tối thượng trong các chính sách của Mỹ nên ôn hòa và cótầm nhìn: nhằm thành hình được một cộng đồng quốc tế hợp tác thực sự,phù hợp với các xu hướng dài hạn và với những lợi ích cơ bản của nhânloại. Nhưng trong lúc đó, bắt buộc không được để xuất hiện một đối thủthuộc lục địa Á-Âu nào, có khả năng thống trị khu vực Á-Âu và do đó cũngthách thức Mỹ. Vì lẽ đó, thiết lập công thức địa chiến lược toàn diện vàhoàn chỉnh cho khu vực Á-Âu là mục đích của cuốn sách này. Zbigniew Brzezinski Washington D.C. Tháng 4 năm 1997 Chương 1 MỘT ĐỊNH NGHĨA MỚI VỀ BÁ QUYỀN á quyền hiện hữu từ rất lâu trong thế giới con người. Nhưng việc MỹB xuất hiện nhanh chóng, giữ uy quyền toàn cầu và cách nước này thựcthi bá quyền là điểm khác biệt giữa thế lực toàn cầu hiện tại này so vớitrước đây. Chỉ trong vòng một thế kỷ, Mỹ đã tự biến chuyển - và cũng bịbiến đổi theo cùng những động lực thúc đẩy từ bên ngoài - để từ một đấtnước tương đối biệt lập ở Tây Bán cầu thành một cường quốc có phạm vivà tầm vóc quyền lực mà toàn bộ lịch sử thế giới chưa từng có. CON ĐƯỜNG NGẮN TIẾN TỚI BÁ CHỦ TOÀN CẦU Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha năm 1898 là cuộc chinh phạt nướcngoài đầu tiên của Mỹ, đưa sức mạnh Mỹ đến tận Thái Bình Dương, vượtqua Hawaii đến Philippines. Sang đầu thế kỷ 20, giới chiến lược gia Mỹbận rộn phát triển các học thuyết về quyền tối thượng của hải quân trên haiđại dương, và Hải quân Mỹ bắt đầu thách thức quan niệm Anh quốc “thốngtrị những ngọn sóng”. Các yêu sách về vị thế riêng của Mỹ ở tư cách làngười bảo hộ duy nhất cho an ninh khu vực Tây Bán cầu - được tuyên bốvào đầu thế kỷ thông qua Học thuyết Monroe1 và sau đó được biện hộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bàn cờ lớn Địa chính trị Địa chiến lược Bàn cờ Á-Âu Đầu cầu dân chủ Nền chính trị siêu cường Lục địa Á-ÂuGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 18 0 0
-
Không gian chiến lược của Việt Nam
19 trang 15 0 0 -
Tác động của xung đột Nga - Ukraine đến Châu Phi
10 trang 14 0 0 -
161 trang 14 0 0
-
52 trang 14 0 0
-
Các quy tắc sử dụng sức mạnh tổng hợp quốc gia trong cạnh tranh địa chính trị
8 trang 14 0 0 -
Nguồn gốc xung đột Nga – Ukraine: Tiếp cận từ góc độ địa chính trị
6 trang 13 0 0 -
Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế- Tranh chấp biển Đông: Phần 2
189 trang 13 0 0 -
Tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI đến nay: Phần 1
120 trang 13 0 0 -
Những thay đổi về tình hình thế giới sau xung đột Nga – Ukraine và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
5 trang 12 0 0