![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Bản sắc văn hóa vùng cao Hà Giang trong một số truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 71.88 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nét đẹp văn hóa vùng cao được thể hiện qua những bức tranh thiên nhiên đặc sắc về núi rừng, không gian sinh hoạt với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc và đặc biệt là thế giới tâm hồn đa dạng, phức tạp, mang bản sắc tư duy và chiều sâu văn hóa của những con người miền sơn cước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bản sắc văn hóa vùng cao Hà Giang trong một số truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 50-55 BẢN SẮC VĂN HÓA VÙNG CAO HÀ GIANG TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ BÍCH THÚY Bế Thị Thu Huyền Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh Tóm tắt. Đỗ Bích Thúy là cây bút nữ có nhiều sáng tác đặc sắc về đề tài miền núi. Các truyện ngắn về miền núi của chị đều mang đậm những nét bản sắc đặc trưng của vùng cao nguyên núi đá Hà Giang. Nét đẹp văn hóa vùng cao được thể hiện qua những bức tranh thiên nhiên đặc sắc về núi rừng, không gian sinh hoạt với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc và đặc biệt là thế giới tâm hồn đa dạng, phức tạp, mang bản sắc tư duy và chiều sâu văn hóa của những con người miền sơn cước. Từ khóa: Đỗ Bích Thúy, đề tài miền núi, bản sắc, Hà Giang. 1. Mở đầu Đỗ Bích Thúy sinh ra và lớn lên giữa vùng cao nguyên nắng gió Hà Giang, chị hiểu và yêu sâu sắc những nét đẹp văn hóa đã trở thành bản sắc khó lẫn của miền đất máu thịt này. Đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, người đọc được đằm mình trong không gian của núi rừng rộng lớn. Viết về miền đất của mình, văn chương của chị luôn ăm ắp và tràn đầy nhựa sống, đằm sâu sắc màu văn hóa vùng núi cao – mảnh đất Hà Giang địa đầu Tổ quốc. Bước vào thế giới truyện ngắn của chị, người đọc được thỏa sức tắm mình trong không gian thiên nhiên rộng lớn đặc trưng và kì bí của núi rừng, không gian sinh hoạt với những phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, và đặc biệt, người đọc được bước vào thế giới tâm hồn đa dạng, phức tạp, mang bản sắc tư duy và chiều sâu văn hóa của những con người miền sơn cước. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những bức tranh thiên nhiên đặc sắc về núi rừng Thiên nhiên hoang sơ, rộng lớn, dữ dội, hùng vĩ của núi rừng đại ngàn – được tạo dựng bằng bút pháp gợi tả tinh tế. Đỗ Bích Thúy lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất Ngày nhận bài: 15/10/2013 Ngày nhận đăng: 19/6/2014 Liên hệ: Bế Thị Thu Huyền, e-mail: binhminhmuaqn@yahoo.com 50 Bản sắc văn hóa vùng cao Hà Giang trong một số truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy khơi gợi trí tưởng tưởng của người đọc về không gian vùng núi đá tai mèo cao ngút tầm mắt: “nhìn phía nào cũng chỉ thấy núi. Núi đá cao ngang mây trời, nhiều như sao trên dòng sông Ngân Hà, ngửa mặt đếm mỏi miệng, mỏi cổ không xuể” (Cạnh bếp có cái muôi gỗ) [5;154]. Sự đối lập giữa độ cao ngút ngàn của núi rừng với độ thăm thẳm, hun hút của vực sâu càng gợi tả rõ nét sự hiểm trở, hoang sơ. Đá tai mèo sắc nhọn tô điểm thêm cho sự man dại, dũng mãnh. Tiếng gió đại ngàn vi vút làm tăng thêm sự hoang vắng, dữ dội của núi rừng. Thiên nhiên dữ dội hoang sơ gắn liền với hình ảnh người trai Mông, thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn, huyền bí của núi rừng lại gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Mông “ngọn núi nhọn, từ chân lên đến đỉnh mọc kín tam giác mạch. . . hoa tam giác mạch nở rộ, cuối mùa hoa ngả sang màu hồng sẫm, lẫn vào mây mờ” (Cạnh bếp có cái muôi gỗ) “trời càng rét thì sắc biếc hồng càng rực rỡ” (Ngải đắng ở trên núi) [3]. Thiên nhiên mang cái mùi vị thân thương đến thành nỗi nhớ nhung khắc khoải của lòng người (Ngải đắng ở trên núi). Nhưng cái vẻ mơ màng lãng mạn ấy không có chỗ trong một cuộc sống còn bao nhọc nhằn bươn chải. Người phụ nữ Mông gắn bó với thiên nhiên bởi đó là không gian lao động hàng ngày. “Ở miền núi, con gái phải tập gùi từ lúc 8, 9 tuổi. Gùi mãi, đủ thứ trên lưng, già rồi vẫn gùi nên bao giờ lưng cũng còng sớm hơn đàn ông” (Sau những mùa trăng) [3]. Đàn bà gắn liền với hình ảnh của cái gùi, cái quẩy tấu mỗi khi đi làm nương, tư thế lúc nào cũng cong lưng, cúi mặt xuống để giữ lấy thăng bằng trèo rừng, lội suối nên họ rất lặng lẽ, kiệm lời “Đàn bà Thài Tùng Phỉn nói ít làm nhiều, không mấy khi buồn cũng không có mấy khi vui. Cúi mặt từ mờ sáng đến đêm khuya, cái lưng cong mãi” [5;158]. Không gian xa xôi hẻo lánh lại là điều kiện, là cơ hội để con người miền núi thể hiện tình cảm xóm giềng gắn bó sâu sắc “Muốn đến thăm nhau là phải đi từ lúc mặt trời chưa mọc đến khi mặt trời sắp lặn” (Ngoài cửa trời chưa sáng) [3]. Vượt qua những khoảng cách của không gian, con người miền núi tìm mọi cách để gắn kết cộng đồng, âm thanh quen thuộc của tiếng súng kíp cũng trở thành phương tiện để truyền tin và giao tiếp “Xóm Mông Sán Cố của Súa có tám nóc nhà. . . muốn gọi được nhau thì phải dùng súng kíp. Bắn một phát là có một đứa trẻ trai mới ra đời, bắn hai phát là có nhà mất trộm bò, bắn ba phát có người ốm, bốn phát có đám ma. . . ” [4;27]. Hình thức giao tiếp độc đáo này có lẽ chỉ có ở vùng cao, nó trở thành nét văn hóa đặc sắc của núi rừng. 2.2. Không gian sinh hoạt với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc Những truyện ngắn viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy thường tập trung phản ánh cuộc sống của con n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bản sắc văn hóa vùng cao Hà Giang trong một số truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 50-55 BẢN SẮC VĂN HÓA VÙNG CAO HÀ GIANG TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ BÍCH THÚY Bế Thị Thu Huyền Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh Tóm tắt. Đỗ Bích Thúy là cây bút nữ có nhiều sáng tác đặc sắc về đề tài miền núi. Các truyện ngắn về miền núi của chị đều mang đậm những nét bản sắc đặc trưng của vùng cao nguyên núi đá Hà Giang. Nét đẹp văn hóa vùng cao được thể hiện qua những bức tranh thiên nhiên đặc sắc về núi rừng, không gian sinh hoạt với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc và đặc biệt là thế giới tâm hồn đa dạng, phức tạp, mang bản sắc tư duy và chiều sâu văn hóa của những con người miền sơn cước. Từ khóa: Đỗ Bích Thúy, đề tài miền núi, bản sắc, Hà Giang. 1. Mở đầu Đỗ Bích Thúy sinh ra và lớn lên giữa vùng cao nguyên nắng gió Hà Giang, chị hiểu và yêu sâu sắc những nét đẹp văn hóa đã trở thành bản sắc khó lẫn của miền đất máu thịt này. Đọc truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, người đọc được đằm mình trong không gian của núi rừng rộng lớn. Viết về miền đất của mình, văn chương của chị luôn ăm ắp và tràn đầy nhựa sống, đằm sâu sắc màu văn hóa vùng núi cao – mảnh đất Hà Giang địa đầu Tổ quốc. Bước vào thế giới truyện ngắn của chị, người đọc được thỏa sức tắm mình trong không gian thiên nhiên rộng lớn đặc trưng và kì bí của núi rừng, không gian sinh hoạt với những phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, và đặc biệt, người đọc được bước vào thế giới tâm hồn đa dạng, phức tạp, mang bản sắc tư duy và chiều sâu văn hóa của những con người miền sơn cước. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những bức tranh thiên nhiên đặc sắc về núi rừng Thiên nhiên hoang sơ, rộng lớn, dữ dội, hùng vĩ của núi rừng đại ngàn – được tạo dựng bằng bút pháp gợi tả tinh tế. Đỗ Bích Thúy lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nhất Ngày nhận bài: 15/10/2013 Ngày nhận đăng: 19/6/2014 Liên hệ: Bế Thị Thu Huyền, e-mail: binhminhmuaqn@yahoo.com 50 Bản sắc văn hóa vùng cao Hà Giang trong một số truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy khơi gợi trí tưởng tưởng của người đọc về không gian vùng núi đá tai mèo cao ngút tầm mắt: “nhìn phía nào cũng chỉ thấy núi. Núi đá cao ngang mây trời, nhiều như sao trên dòng sông Ngân Hà, ngửa mặt đếm mỏi miệng, mỏi cổ không xuể” (Cạnh bếp có cái muôi gỗ) [5;154]. Sự đối lập giữa độ cao ngút ngàn của núi rừng với độ thăm thẳm, hun hút của vực sâu càng gợi tả rõ nét sự hiểm trở, hoang sơ. Đá tai mèo sắc nhọn tô điểm thêm cho sự man dại, dũng mãnh. Tiếng gió đại ngàn vi vút làm tăng thêm sự hoang vắng, dữ dội của núi rừng. Thiên nhiên dữ dội hoang sơ gắn liền với hình ảnh người trai Mông, thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn, huyền bí của núi rừng lại gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Mông “ngọn núi nhọn, từ chân lên đến đỉnh mọc kín tam giác mạch. . . hoa tam giác mạch nở rộ, cuối mùa hoa ngả sang màu hồng sẫm, lẫn vào mây mờ” (Cạnh bếp có cái muôi gỗ) “trời càng rét thì sắc biếc hồng càng rực rỡ” (Ngải đắng ở trên núi) [3]. Thiên nhiên mang cái mùi vị thân thương đến thành nỗi nhớ nhung khắc khoải của lòng người (Ngải đắng ở trên núi). Nhưng cái vẻ mơ màng lãng mạn ấy không có chỗ trong một cuộc sống còn bao nhọc nhằn bươn chải. Người phụ nữ Mông gắn bó với thiên nhiên bởi đó là không gian lao động hàng ngày. “Ở miền núi, con gái phải tập gùi từ lúc 8, 9 tuổi. Gùi mãi, đủ thứ trên lưng, già rồi vẫn gùi nên bao giờ lưng cũng còng sớm hơn đàn ông” (Sau những mùa trăng) [3]. Đàn bà gắn liền với hình ảnh của cái gùi, cái quẩy tấu mỗi khi đi làm nương, tư thế lúc nào cũng cong lưng, cúi mặt xuống để giữ lấy thăng bằng trèo rừng, lội suối nên họ rất lặng lẽ, kiệm lời “Đàn bà Thài Tùng Phỉn nói ít làm nhiều, không mấy khi buồn cũng không có mấy khi vui. Cúi mặt từ mờ sáng đến đêm khuya, cái lưng cong mãi” [5;158]. Không gian xa xôi hẻo lánh lại là điều kiện, là cơ hội để con người miền núi thể hiện tình cảm xóm giềng gắn bó sâu sắc “Muốn đến thăm nhau là phải đi từ lúc mặt trời chưa mọc đến khi mặt trời sắp lặn” (Ngoài cửa trời chưa sáng) [3]. Vượt qua những khoảng cách của không gian, con người miền núi tìm mọi cách để gắn kết cộng đồng, âm thanh quen thuộc của tiếng súng kíp cũng trở thành phương tiện để truyền tin và giao tiếp “Xóm Mông Sán Cố của Súa có tám nóc nhà. . . muốn gọi được nhau thì phải dùng súng kíp. Bắn một phát là có một đứa trẻ trai mới ra đời, bắn hai phát là có nhà mất trộm bò, bắn ba phát có người ốm, bốn phát có đám ma. . . ” [4;27]. Hình thức giao tiếp độc đáo này có lẽ chỉ có ở vùng cao, nó trở thành nét văn hóa đặc sắc của núi rừng. 2.2. Không gian sinh hoạt với những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc Những truyện ngắn viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy thường tập trung phản ánh cuộc sống của con n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đỗ Bích Thúy Đề tài miền núi Nét đẹp văn hóa vùng cao Bản sắc tư duy Phong tục tập quán người ViệtTài liệu liên quan:
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài kiểm tra cuối học kì 2
13 trang 21 0 0 -
140 trang 19 0 0
-
344 trang 16 0 0
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức: Bài 17
6 trang 16 0 0 -
Những vùng thẩm mỹ của tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy
10 trang 15 0 0 -
108 trang 15 0 0
-
Nghiên cứu văn hóa Việt nhìn từ tiếng Việt (Tập 2): Phần 2
154 trang 12 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn viết về đề tài miền núi của Tô Hoài
54 trang 12 0 0 -
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và giá trị hiện thời của nó
10 trang 9 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Tổ chức tự sự trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thuý
94 trang 1 0 0