Danh mục

Bàn thêm về vấn đề thừa thầy thiếu thợ của Việt Nam hiện nay

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích thực trạng của vấn đề thừa thầy thiếu thợ ở Việt Nam hiện nay đồng thời đưa ra một vài giải pháp tháo gỡ mang tính tham khảo với hy vọng góp phần giải quyết một trong những nút thắt quan trọng nhất trong câu chuyện đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển và hội nhập của đất nước trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn thêm về vấn đề thừa thầy thiếu thợ của Việt Nam hiện nay BÀN THÊM VỀ VẤN ĐỀ THỪA THẦY THIẾU THỢ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Hiển Duy Quảng* TÓM TẮT: Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố có tính chất quyết định đốivới thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, mộtvướng mắc lớn còn tồn tại trong quá trình đào tạo, phát triển, và sử dụng lực lượng lao độngcủa Việt Nam hiện nay chính là vấn đề thừa thầy thiếu thợ. Vấn đề này xuất hiện không chỉngay từ cách hiểu và sử dụng khái niệm thầy và thợ trong thuật ngữ nêu trên, mà còn trongthực tiễn vận hành và cơ chế hoạt động của thị trường lao động việc làm của Việt Nam hiệnnay. Trên cơ sở kế thừa các các thành quả nghiên cứu của các học giả, số liệu thống kê củacác cơ quan chức năng, và thông tin của giới báo chí, bài viết chỉ ra rằng cho dù có được hiểutheo bất cứ cách thức nào đi chăng nữa, về mặt bản chất Việt Nam hiện nay không hề thừacả thầy lẫn thợ. Hàng năm có hàng loạt doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước có nhu cầutuyển dụng một số lượng không hề nhỏ đội ngũ nhân lực thực hành có trình độ chuyên mônđã qua đào tạo để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh của mình, nhưng số lượng laođộng mà các doanh nghiệp này tuyển dụng được theo đúng yêu cầu không đáng kể. Thực tếđó cho thấy Việt Nam đang thiếu cả thầy lẫn thợ, nhưng chỉ thiếu thợ và thầy có trình độchuyên môn và đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Ngược lại, Việt Nam hiện nay không chỉthừa thầy mà còn thừa cả thợ xét trên phương diện chất lượng nguồn nhân lực và cơ hộiphát triển nghề nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể. Bản chất của vấn đề thừa này chính làlãng phí nguồn lực xã hội, vì một bộ phận nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật vững chắc, và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, nhưng không có cơhội phát triển và thậm chí không thể tìm được việc làm ở Việt Nam, trong khi một số lượngtương đối đông đảo lực lượng lao động chưa được đào tạo nghề nghiệp dù chỉ ở những mứcđộ sơ đẳng nhất có thể. Khái niệm thừa thầy thiếu thợ của Việt Nam trong bối cảnh hiệnnay chính vì thế chỉ có thể được hiểu theo cách thừa những người lắm lời, nhưng không cókhả năng tạo ra sản phẩm đích thực cho cuộc sống, trong khi lại thiếu hẳn những người làmnhiều nói ít nhưng có khả năng sáng tạo giá trị thực tế cho xã hội cả trước mắt lẫn lâu dàikhông phân biệt giàu nghèo, nghề nghiệp, và thành phần xã hội. Từ khóa: Thừa thầy, thiếu thợ, lao động, nhân lực, doanh nghiệp* Goethe University-Frankfurt am Main, Germany 199 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự nghiệp côngnghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước cũng như hội nhập với thế giới, lực lượnglao động của Việt Nam gặp phải một vấn đề mang tính đặc thù. Đó chính là hiệntượng thừa thầy thiếu thợ ở mọi cấp độ ngành nghề, trình độ đào tạo, và lĩnh vựcchuyên môn nghề nghiệp của thực tiễn cuộc sống. Mặc dù vậy, bản chất của vấnđề không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác giống như những gì thường đượchiểu trong khái niệm thừa thầy thiếu thợ. Vậy tại sao lại có tình trạng này, bản chấtcủa vấn đề là gì, và phương hướng giải quyết như thế nào? Trả lời các câu hỏi nàykhông chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm thực tiễn của đội ngũ nguồn nhân lực củaViệt Nam hiện nay, mà còn giúp chúng ta có thêm một cái nhìn chính xác, toàndiện, và nhiều chiều hơn về các ưu thế và hạn chế của lực lượng lao động của đấtnước để có các chính sách phù hợp hơn cũng như biện pháp sử dụng hiệu quảhơn trong thời gian tới. Vấn đề này thực tế đã được một số cơ quan chức năng vàbáo chí đề cập bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau thời gian gần đây. Tuynhiên, chưa có một nghiên cứu nào đặt câu chuyện thừa thầy thiếu thợ vào đúngtrọng tâm vốn có, nêu được bản chất thực sự của vấn đề, và đưa ra các phươnghướng giải quyết một cách triệt để. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tínhvà định lượng cũng như chuyên ngành và liên ngành từ số liệu thống kê của các cơquan chức năng, các nhà nghiên cứu, và báo chí thời gian gần đây, bài viết khôngchỉ bàn thêm về khái niệm thầy và thợ, mà còn phân tích thực trạng của vấn đềthừa thầy thiếu thợ ở Việt Nam hiện nay đồng thời đưa ra một vài giải pháp tháogỡ mang tính tham khảo với hy vọng góp phần giải quyết một trong những nútthắt quan trọng nhất trong câu chuyện đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho sựnghiệp phát triển và hội nhập của đất nước trong thời gian tới. 2. VẤN ĐỀ THỪA THẦY THIẾU THỢ CỦA VIỆT NAM 2.1. Khái niệm thầy và thợ trong vấn đề thừa thầy thiếu thợ của Việt Nam Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khái niệm thầy và thợ khác nhau và các cáchhiểu này lại có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức chung về vấn đề thừa thầythiếu thợ của Việt Nam ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: