Bàn về mối quan hệ và hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 291.70 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sau đây phân tích sơ bộ về từng cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai cũng như các bất cập trong sự chuyển tiếp giữa các cơ chế đó, nhằm mục tiêu chung nhất: Giải quyết công bằng, hiệu quả các tranh chấp đất đai và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong tranh chấp đất đai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về mối quan hệ và hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh Khoa Luật ĐHQGHN Theo Luật Đất đai hiện hành, các tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng các cơ chế sau đây: i) hoà giải cơ sở; ii) hoà giải tại UBND cấp xã; iii) yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính; iv) khởi kiện vụ án dân sự; v) khiếu nại hành chính; vi) khởi kiện vụ án hành chính. Đó là các cơ chế chính thức hoặc phi chính thức, cơ chế hành chính hoặc cơ chế tư pháp. Các cơ chế trên không diễn ra đồng thời mà sẽ tuỳ thuộc vào loại tranh chấp đất đai cụ thể, (tranh chấp giữa ai với ai; giấy tờ trong tranh chấp đó như thế nào; trình tự giải quyết đã thực hiện đến đâu.v.v.). Mỗi cơ chế có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn tồn tại nhưng điểm “chồng lấn” giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp nói trên. Bài viết sau đây phân tích sơ bộ về từng cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai cũng như các bất cập trong sự chuyển tiếp giữa các cơ chế đó, nhằm mục tiêu chung nhất: giải quyết công bằng, hiệu qủa các tranh chấp đất đai và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong tranh chấp đất đai. I. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, tổ chức bằng cơ chế hoà giải Ở cấp cơ sở, giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện bằng các cơ chế chính thức như hoà giải tại UBND cấp xã; yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính (UBND cấp xã, cấp huyện), và đồng thời cũng có cơ chế phi chính thức để giải quyết các tranh chấp đất đai: hoà giải cơ sở. 1. Hòa giải cơ sở (HGCS) Hoà giải cơ sở là việc các hòa giải viên (HGV) cơ sở (ở thôn, làng, ấp, bản) tổ chức cho các bên cùng tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích… phát sinh trong đời sống hàng ngày ở cộng đồng. 120 Chủ thể tham gia HGCS gồm: + Hòa giải viên cơ sở; + Người đứng đầu đoàn thể quần chúng (Mặt trận Tổ quốc; Cựu chiến binh, Nông dân…); + Trợ giúp viên pháp lý; + Người khác (có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo…)1. HGCS không được tiến hành với các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp có liên quan đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, các vi phạm pháp luật đủ điều kiện xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không được hòa giải theo pháp luật tố tụng dân sự hoặc các quy định pháp luật khác.2 2. Hòa giải tại UBND cấp xã Hòa giải tại UBND cấp xã được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai. Việc hòa giải được thực hiện tại Văn phòng UBND xã. Cơ chế này so với HGCS về mặt chủ thể có sự tham gia của chính quyền – UBND xã, có tính bắt buộc trước khi vụ việc được đưa ra giải quyết tại tòa án và phạm vi áp dụng đối với xích mích/tranh chấp liên quan đến đất đai trên địa bàn một xã. Hòa giải tại UBND xã chỉ được thực hiện khi các bên có yêu cầu.Thủ tục hòa giải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Ban hòa giải cấp xã gồm: + Trưởng ban là Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND xã + Thành viên gồm: Đại diện của Mặt trận Ủy ban Nhân dân cấp xã; Trưởng thôn/bản ở vùng nông thôn; 1 Luật HGCS: Điều 19. Người được mời tham gia hòa giải: “Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải”. 2 Điều 3 Luật HGCS - Phạm vi HGCS. 121 Đại diện một số hộ dân lâu năm sinh sống ở xã, phường, thị trấn có hiểu biết về nguồn gốc và quá trình sử dụng của mảnh đất liên quan; Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào trường hợp cụ thể, các đại diện khác bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có thể được mời tham gia hòa giải. Quá trình hòa giải phải được ghi lại bằng văn bản (Biên bản hòa giải) có chữ ký của các bên liên quan và xác nhận của UBND xã. Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể đưa vụ việc lên Tòa án cấp huyện cùng với biên bản hòa giải để tòa giải quyết. Sự khác biệt giữa hoà giải cơ sở và hoà giải tại UBND cấp xã là: nếu HGCS là cơ chế phi chính thức, hoàn toàn dựa trên sự tự quản của cộng đồng, thì HG tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là cơ chế chính thức – do có sự tham gia của chính quyền, và bước này được coi là thủ tục bắt buộc để tiếp tục khởi kiện vụ án ra toà. Tuy nhiên nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai cơ chế này, do tính chất “cơ sở” – tức là cùng được thực hiện ở cấp cơ sở (thôn làng ấp bản, hoặc cấp xã); tính chất chỉ là hoà giải chứ không đưa ra phán quyết có hiệu lực thi hành; và chủ thể tham gia cũng có nhiều thành phần giống nhau (đều có sự tham gia của đại diện cộng đồng dân cư, đại diện thôn làng ấp bản; đại diện Mặt trận Tổ quốc xã; người có uy tín.v.v.) Đánh giá: Cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở thông qua HGCS và HG tại UBND cấp xã bộc lộ những ưu điểm – đó là tính chất gần dân, thân thiện, không tốn kém, khả năng giải quyết bằng cả pháp luật và đạo đức, tập quán.v.v. Nhưng bên cạnh đó các nhược điểm dễ thấy của cơ chế hoà giải này là: Thứ nhất, đó là Tính khó khả thi – do cấp xã ha ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về mối quan hệ và hiệu quả của các cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh Khoa Luật ĐHQGHN Theo Luật Đất đai hiện hành, các tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng các cơ chế sau đây: i) hoà giải cơ sở; ii) hoà giải tại UBND cấp xã; iii) yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính; iv) khởi kiện vụ án dân sự; v) khiếu nại hành chính; vi) khởi kiện vụ án hành chính. Đó là các cơ chế chính thức hoặc phi chính thức, cơ chế hành chính hoặc cơ chế tư pháp. Các cơ chế trên không diễn ra đồng thời mà sẽ tuỳ thuộc vào loại tranh chấp đất đai cụ thể, (tranh chấp giữa ai với ai; giấy tờ trong tranh chấp đó như thế nào; trình tự giải quyết đã thực hiện đến đâu.v.v.). Mỗi cơ chế có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên trong thực tiễn vẫn còn tồn tại nhưng điểm “chồng lấn” giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp nói trên. Bài viết sau đây phân tích sơ bộ về từng cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai cũng như các bất cập trong sự chuyển tiếp giữa các cơ chế đó, nhằm mục tiêu chung nhất: giải quyết công bằng, hiệu qủa các tranh chấp đất đai và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong tranh chấp đất đai. I. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân, tổ chức bằng cơ chế hoà giải Ở cấp cơ sở, giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện bằng các cơ chế chính thức như hoà giải tại UBND cấp xã; yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính (UBND cấp xã, cấp huyện), và đồng thời cũng có cơ chế phi chính thức để giải quyết các tranh chấp đất đai: hoà giải cơ sở. 1. Hòa giải cơ sở (HGCS) Hoà giải cơ sở là việc các hòa giải viên (HGV) cơ sở (ở thôn, làng, ấp, bản) tổ chức cho các bên cùng tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích… phát sinh trong đời sống hàng ngày ở cộng đồng. 120 Chủ thể tham gia HGCS gồm: + Hòa giải viên cơ sở; + Người đứng đầu đoàn thể quần chúng (Mặt trận Tổ quốc; Cựu chiến binh, Nông dân…); + Trợ giúp viên pháp lý; + Người khác (có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo…)1. HGCS không được tiến hành với các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp có liên quan đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, các vi phạm pháp luật đủ điều kiện xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không được hòa giải theo pháp luật tố tụng dân sự hoặc các quy định pháp luật khác.2 2. Hòa giải tại UBND cấp xã Hòa giải tại UBND cấp xã được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai. Việc hòa giải được thực hiện tại Văn phòng UBND xã. Cơ chế này so với HGCS về mặt chủ thể có sự tham gia của chính quyền – UBND xã, có tính bắt buộc trước khi vụ việc được đưa ra giải quyết tại tòa án và phạm vi áp dụng đối với xích mích/tranh chấp liên quan đến đất đai trên địa bàn một xã. Hòa giải tại UBND xã chỉ được thực hiện khi các bên có yêu cầu.Thủ tục hòa giải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Ban hòa giải cấp xã gồm: + Trưởng ban là Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND xã + Thành viên gồm: Đại diện của Mặt trận Ủy ban Nhân dân cấp xã; Trưởng thôn/bản ở vùng nông thôn; 1 Luật HGCS: Điều 19. Người được mời tham gia hòa giải: “Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải”. 2 Điều 3 Luật HGCS - Phạm vi HGCS. 121 Đại diện một số hộ dân lâu năm sinh sống ở xã, phường, thị trấn có hiểu biết về nguồn gốc và quá trình sử dụng của mảnh đất liên quan; Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào trường hợp cụ thể, các đại diện khác bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có thể được mời tham gia hòa giải. Quá trình hòa giải phải được ghi lại bằng văn bản (Biên bản hòa giải) có chữ ký của các bên liên quan và xác nhận của UBND xã. Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể đưa vụ việc lên Tòa án cấp huyện cùng với biên bản hòa giải để tòa giải quyết. Sự khác biệt giữa hoà giải cơ sở và hoà giải tại UBND cấp xã là: nếu HGCS là cơ chế phi chính thức, hoàn toàn dựa trên sự tự quản của cộng đồng, thì HG tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là cơ chế chính thức – do có sự tham gia của chính quyền, và bước này được coi là thủ tục bắt buộc để tiếp tục khởi kiện vụ án ra toà. Tuy nhiên nhiều người hay nhầm lẫn giữa hai cơ chế này, do tính chất “cơ sở” – tức là cùng được thực hiện ở cấp cơ sở (thôn làng ấp bản, hoặc cấp xã); tính chất chỉ là hoà giải chứ không đưa ra phán quyết có hiệu lực thi hành; và chủ thể tham gia cũng có nhiều thành phần giống nhau (đều có sự tham gia của đại diện cộng đồng dân cư, đại diện thôn làng ấp bản; đại diện Mặt trận Tổ quốc xã; người có uy tín.v.v.) Đánh giá: Cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở thông qua HGCS và HG tại UBND cấp xã bộc lộ những ưu điểm – đó là tính chất gần dân, thân thiện, không tốn kém, khả năng giải quyết bằng cả pháp luật và đạo đức, tập quán.v.v. Nhưng bên cạnh đó các nhược điểm dễ thấy của cơ chế hoà giải này là: Thứ nhất, đó là Tính khó khả thi – do cấp xã ha ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luật Đất đai Giải quyết tranh chấp đất đai Bộ luật tố tụng dân sự Pháp luật về tố tụng hành chính Giải quyết khiếu nại hành chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 361 0 0
-
Cẩm nang các tình huống pháp lý, chiêu trò và mưu kế trong mua bán đất (Tái bản): Phần 2
93 trang 275 7 0 -
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
20 trang 259 0 0 -
10 trang 179 0 0
-
11 trang 169 0 0
-
6 trang 133 0 0
-
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND
7 trang 126 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 2
286 trang 125 0 0 -
Quy định pháp luật về giá đất đối với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
14 trang 119 0 0 -
Nghị quyết số 96/2012/NQ- HĐND
5 trang 118 0 0