Bàn về quy trình lập hiến
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 191.48 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quy trình lập hiến hiểu một cách đơn giản đó là trình tự, thủ tục mà các chủ thể có quyền lập hiến phải tuân theo trong quá trình ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp. Quy trình lập hiến về cơ bản khác với quy trình lập pháp ở một số điểm sau đây: quy trình lập hiến phải do Hiến pháp quy định; quy trình lập hiến gồm các bước, các thủ tục phức tạp, chặt chẽ, ngặt nghèo, khó khăn hơn so với quy trình lập pháp. Quy trình lập hiến có vai trò đặc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về quy trình lập hiến Bàn về quy trình lập hiến Quy trình lập hiến hiểu một cách đơn giản đó là trình tự, thủ tục mà các chủ thể có quyền lập hiến phải tuân theo trong quá trình ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp. Quy trình lập hiến về cơ bản khác với quy trình lập pháp ở một số điểm sau đây: quy trình lập hiến phải do Hiến pháp quy định; quy trình lập hiến gồm các bước, các thủ tục phức tạp, chặt chẽ, ngặt nghèo, khó khăn hơn so với quy trình lập pháp. Quy trình lập hiến có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động lập hiến. Một bản Hiến pháp được xây dựng theo một quy trình, công nghệ dân chủ, khoa học, hoàn hảo các bước, các thủ tục quy định chặt chẽ, logíc thì chắc chắn sẽ cho ra đời một sản phẩm là Hiến pháp có chất lượng tốt. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên nền tảng chủ quyền nhân dân thông qua một trong những phương thức cơ bản là nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền bằng quyền lập hiến của mình. Do đó, quy trình lập hiến là điểm khởi đầu bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Lịch sử lập hiến hơn 200 năm của nhân loại cho thấy, quy trình ban hành Hiến pháp của các nước có sự khác nhau, nhưng xu hướng chung là quy trình ngày càng dân chủ, chất lượng của một bản Hiến pháp phụ thuộc phần lớn vào việc nó được làm ra theo quy trình, công nghệ như thế nào? Một bản Hiến pháp dân chủ là một bản Hiến pháp dân định; không thể mong chờ những nội dung dân chủ trong một bản Hiến pháp khâm định. Để có một bản Hiến pháp có chất l ượng tốt, phù hợp với thời kỳ mới - Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, mở cửa và hội nhập quốc tế, cần phải đổi mới quy trình lập hiến và sửa đổi Hiến pháp của n ước ta hiện nay. Từ việc nghiên cứu quy trình lập hiến và sửa đổi Hiến pháp của các nước, nhân việc sửa đổi Hiến pháp nước ta trong thời gian tới, chúng tôi xin có một số ý kiến bàn về quy trình lập hiến. Xác định ai là chủ thể có quyền sửa đổi Hiến pháp? Đây là điểm đầu tiên và cũng là điểm cực kỳ mấu chốt trong quy trình lập hiến nói chung, sửa đổi Hiến pháp nói riêng. Bởi vì đây là vấn đề liên quan đến quan niệm về Hiến pháp. Nếu Hiến pháp được quan niệm là một văn bản của Nhà nước, một hình thức để nhà nước tổ chức bộ máy nhà nước của mình, củng cố sức mạnh của Nhà nước, xác định các mục tiêu của nhà nước thì Hiến pháp do Nhà nước ban hành. Cơ quan nhà nước được trao quyền ban hành, như ở nhà nước ta, được giao cho “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”, có quyền ban hành Hiến pháp - điều 84 Hiến pháp năm 1992 hiện hành quy định QH có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”. Ngược lại, nếu quan niệm Hiến pháp là một văn bản của nhân dân thì nó không thể sửa đổi chỉ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà trước hết quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân: Nhân dân theo quan niệm về Hiến pháp n ày là chủ thể của quyền lập hiến và sửa đổi Hiến pháp. Đúng nh ư một nhà Luật học phương Tây đã viết: “Là một bộ phận của quyền lập hiến, quyền sửa đổi một Hiến pháp sau khi nó đã được chấp nhận và thông qua bởi nhân dân là một quyền nguyên thủy có thể được hành xử bởi nhân dân một cách trực tiếp, hoặc bởi một Hội đồng Lập hiến đặc biệt được ủy quyền sửa đổi Hiến pháp”. Như vậy, đổi mới quy trình lập hiến ở nước ta trước hết cần đổi mới quan niệm về Hiến pháp trên cơ sở đó, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến và sửa đổi Hiến pháp. Thiết lập quy trình sửa đổi Hiến pháp Hiến pháp năm 1992 của n ước ta hiện hành quy định: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” (điều 147). Ngoài điều đó ra, Hiến pháp không quy định một chi tiết nào về việc thực hiện quyền đó ra sao? Ví như ai là người có quyền trình dự án sửa đổi Hiến pháp, có cần thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp hay không? Công bố Hiến pháp sửa đổi nh ư thế nào? Dưới hình thức nào? Giới hạn của việc sửa đổi Hiến pháp gồm những gì? Hơn nữa, quy định của Hiến pháp nói trên cũng không rõ ràng, minh bạch “việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán th ành” có nghĩa là vấn đề sửa đổi Hiến pháp được đặt ra khi có 2/3 ĐBQH biểu quyết tán thành hay dự án sửa đổi Hiến pháp chỉ trở th ành một bộ phận của Hiến pháp khi có 2/3 ĐBQH biểu quyết tán thành. Nói cách khác, việc “tán thành” đó là việc thực hiện sáng quyền sửa đổi Hiến pháp hay là việc thực hiện quyền thông qua Hiến pháp sửa đổi? Hiện nay việc “tán thành” đó có thể được hiểu là cả trong việc đề xuất sửa đổi Hiến pháp lẫn trong việc phê chuẩn dự án Hiến pháp sửa đổi. Từ quy định về quy trình sửa đổi Hiến pháp nói trên, việc sửa đổi Hiến pháp ở nước ta trong thời gian qua đã tiến hành trên cơ sở vận dụng quy trình ban hành luật. Sự đồng nhất quy trình sửa đổi Hiến pháp với quy trình sửa đổi Luật có nghĩa là QH có quyền tối cao trong việc sửa đổi Hiến pháp. Nhân dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết tán thành hay không tán thành đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi là một hình thức tốt, nhưng không thể thay cho hình thức phê chuẩn của nhân dân thông qua trưng cầu dân ý, mang tính chất pháp lý. Với quan niệm một QH vừa có quyền lập pháp lại vừa có quyền lập hiến th ì tất nhiên không có sự phân biệt giữa Hiến pháp và các đạo Luật thường và do đó không có sự phân biệt giữa quy trình sửa đổi Hiến pháp và quy trình ban hành Luật. Ngược lại, nếu quan niệm Hiến pháp như một văn bản của nhân dân, coi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến và sửa đổi Hiến pháp thì phải thiết kế lại quy trình sửa đổi Hiến pháp và phải được quy định trong Hiến pháp. Kinh nghiệm lập hiến của nhân loại chỉ ra rằng do tính chất của Hiến pháp l à một văn bản thiết lập quyền lực gốc, ấn định các quan hệ nền tảng của một quốc gia, nên quy trình sửa đổi Hiến pháp thường khó khăn và sự khó khăn đó được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về quy trình lập hiến Bàn về quy trình lập hiến Quy trình lập hiến hiểu một cách đơn giản đó là trình tự, thủ tục mà các chủ thể có quyền lập hiến phải tuân theo trong quá trình ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp. Quy trình lập hiến về cơ bản khác với quy trình lập pháp ở một số điểm sau đây: quy trình lập hiến phải do Hiến pháp quy định; quy trình lập hiến gồm các bước, các thủ tục phức tạp, chặt chẽ, ngặt nghèo, khó khăn hơn so với quy trình lập pháp. Quy trình lập hiến có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động lập hiến. Một bản Hiến pháp được xây dựng theo một quy trình, công nghệ dân chủ, khoa học, hoàn hảo các bước, các thủ tục quy định chặt chẽ, logíc thì chắc chắn sẽ cho ra đời một sản phẩm là Hiến pháp có chất lượng tốt. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng trên nền tảng chủ quyền nhân dân thông qua một trong những phương thức cơ bản là nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền bằng quyền lập hiến của mình. Do đó, quy trình lập hiến là điểm khởi đầu bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Lịch sử lập hiến hơn 200 năm của nhân loại cho thấy, quy trình ban hành Hiến pháp của các nước có sự khác nhau, nhưng xu hướng chung là quy trình ngày càng dân chủ, chất lượng của một bản Hiến pháp phụ thuộc phần lớn vào việc nó được làm ra theo quy trình, công nghệ như thế nào? Một bản Hiến pháp dân chủ là một bản Hiến pháp dân định; không thể mong chờ những nội dung dân chủ trong một bản Hiến pháp khâm định. Để có một bản Hiến pháp có chất l ượng tốt, phù hợp với thời kỳ mới - Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, mở cửa và hội nhập quốc tế, cần phải đổi mới quy trình lập hiến và sửa đổi Hiến pháp của n ước ta hiện nay. Từ việc nghiên cứu quy trình lập hiến và sửa đổi Hiến pháp của các nước, nhân việc sửa đổi Hiến pháp nước ta trong thời gian tới, chúng tôi xin có một số ý kiến bàn về quy trình lập hiến. Xác định ai là chủ thể có quyền sửa đổi Hiến pháp? Đây là điểm đầu tiên và cũng là điểm cực kỳ mấu chốt trong quy trình lập hiến nói chung, sửa đổi Hiến pháp nói riêng. Bởi vì đây là vấn đề liên quan đến quan niệm về Hiến pháp. Nếu Hiến pháp được quan niệm là một văn bản của Nhà nước, một hình thức để nhà nước tổ chức bộ máy nhà nước của mình, củng cố sức mạnh của Nhà nước, xác định các mục tiêu của nhà nước thì Hiến pháp do Nhà nước ban hành. Cơ quan nhà nước được trao quyền ban hành, như ở nhà nước ta, được giao cho “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất”, có quyền ban hành Hiến pháp - điều 84 Hiến pháp năm 1992 hiện hành quy định QH có quyền “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp”. Ngược lại, nếu quan niệm Hiến pháp là một văn bản của nhân dân thì nó không thể sửa đổi chỉ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà trước hết quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân: Nhân dân theo quan niệm về Hiến pháp n ày là chủ thể của quyền lập hiến và sửa đổi Hiến pháp. Đúng nh ư một nhà Luật học phương Tây đã viết: “Là một bộ phận của quyền lập hiến, quyền sửa đổi một Hiến pháp sau khi nó đã được chấp nhận và thông qua bởi nhân dân là một quyền nguyên thủy có thể được hành xử bởi nhân dân một cách trực tiếp, hoặc bởi một Hội đồng Lập hiến đặc biệt được ủy quyền sửa đổi Hiến pháp”. Như vậy, đổi mới quy trình lập hiến ở nước ta trước hết cần đổi mới quan niệm về Hiến pháp trên cơ sở đó, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến và sửa đổi Hiến pháp. Thiết lập quy trình sửa đổi Hiến pháp Hiến pháp năm 1992 của n ước ta hiện hành quy định: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành” (điều 147). Ngoài điều đó ra, Hiến pháp không quy định một chi tiết nào về việc thực hiện quyền đó ra sao? Ví như ai là người có quyền trình dự án sửa đổi Hiến pháp, có cần thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp hay không? Công bố Hiến pháp sửa đổi nh ư thế nào? Dưới hình thức nào? Giới hạn của việc sửa đổi Hiến pháp gồm những gì? Hơn nữa, quy định của Hiến pháp nói trên cũng không rõ ràng, minh bạch “việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán th ành” có nghĩa là vấn đề sửa đổi Hiến pháp được đặt ra khi có 2/3 ĐBQH biểu quyết tán thành hay dự án sửa đổi Hiến pháp chỉ trở th ành một bộ phận của Hiến pháp khi có 2/3 ĐBQH biểu quyết tán thành. Nói cách khác, việc “tán thành” đó là việc thực hiện sáng quyền sửa đổi Hiến pháp hay là việc thực hiện quyền thông qua Hiến pháp sửa đổi? Hiện nay việc “tán thành” đó có thể được hiểu là cả trong việc đề xuất sửa đổi Hiến pháp lẫn trong việc phê chuẩn dự án Hiến pháp sửa đổi. Từ quy định về quy trình sửa đổi Hiến pháp nói trên, việc sửa đổi Hiến pháp ở nước ta trong thời gian qua đã tiến hành trên cơ sở vận dụng quy trình ban hành luật. Sự đồng nhất quy trình sửa đổi Hiến pháp với quy trình sửa đổi Luật có nghĩa là QH có quyền tối cao trong việc sửa đổi Hiến pháp. Nhân dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết tán thành hay không tán thành đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi là một hình thức tốt, nhưng không thể thay cho hình thức phê chuẩn của nhân dân thông qua trưng cầu dân ý, mang tính chất pháp lý. Với quan niệm một QH vừa có quyền lập pháp lại vừa có quyền lập hiến th ì tất nhiên không có sự phân biệt giữa Hiến pháp và các đạo Luật thường và do đó không có sự phân biệt giữa quy trình sửa đổi Hiến pháp và quy trình ban hành Luật. Ngược lại, nếu quan niệm Hiến pháp như một văn bản của nhân dân, coi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến và sửa đổi Hiến pháp thì phải thiết kế lại quy trình sửa đổi Hiến pháp và phải được quy định trong Hiến pháp. Kinh nghiệm lập hiến của nhân loại chỉ ra rằng do tính chất của Hiến pháp l à một văn bản thiết lập quyền lực gốc, ấn định các quan hệ nền tảng của một quốc gia, nên quy trình sửa đổi Hiến pháp thường khó khăn và sự khó khăn đó được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội hiến phápGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 300 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 229 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 226 0 0 -
7 trang 207 0 0
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 155 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 148 0 0 -
57 trang 140 0 0
-
214 trang 131 0 0