Bàn về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 413.06 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhà nước pháp quyền là hướng nghiên cứu mang tính tổng hợp, vừa mang tính cơ bản, vừa mang tính cấp bách, thời sự, vừa có ý nghĩa tư tưởng, lý luận và thực tiễn quan trọng. Hướng nghiên cứu này bao gồm những vấn đề lịch sử, lý luận và những vấn đề thực tiễn ở những cấp độ khác nhau: thế giới, khu vực và từng quốc gia, dân tộc. Trong đó có hướng nghiên về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền. Bài viết này phân tích và làm rõ tính phổ biến, tính đặc thù của nhà nước pháp quyền
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyềnTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 57 - 65BÀN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙCỦA NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀNPhạm Tuấn AnhHọc viện Kỹ thuật Quân sựTóm tắt: Nhà nước pháp quyền là hướng nghiên cứu mang tính tổng hợp, vừa mang tính cơ bản, vừamang tính cấp bách, thời sự, vừa có ý nghĩa tư tưởng, lý luận và thực tiễn quan trọng. Hướng nghiên cứu nàybao gồm những vấn đề lịch sử, lý luận và những vấn đề thực tiễn ở những cấp độ khác nhau: thế giới, khu vực vàtừng quốc gia, dân tộc. Trong đó có hướng nghiên về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền.Bài viết này phân tích và làm rõ tính phổ biến, tính đặc thù của nhà nước pháp quyền.Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tính đặc thù, tính phổ biến.1. Đặt vấn đềTư tưởng về nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị chung có tính phổ biếntrong tư duy triết học, pháp lý và chính trị của nhân loại về một cách thức/phương thức tổchức quyền lực nhà nước đáp ứng yêu cầu vận động, phát triển khách quan của nhiều quốcgia, dân tộc và thời đại nhằm từng bước giải phóng con người và xã hội, hướng tới xã hội dânchủ, công bằng, văn minh và cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho con người.“Trong lịch sử, học thuyết về nhà nước pháp quyền đã trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấptư sản trong việc tập hợp lực lượng đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ trì trệ, độc tàivà chuyên chế” [2].Xét về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức của quyềnlực nhà nước, trong đó toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước đều được quy định bởipháp luật và theo đúng các quy định của pháp luật. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyềnvề thực chất là quá trình chuyển mô hình nhà nước, từ nhà nước mà quyền lực lâu nay thuộcvề bộ máy nhà nước sang một nhà nước với nguyên tắc quyền lực thuộc về pháp luật; từ mộthệ thống pháp luật xưa nay xác lập quyền lực của bộ máy cai trị và nghĩa vụ của nhân dânsang một hệ thống pháp luật xác lập quyền lực của nhân dân và quy định nghĩa vụ, tráchnhiệm phục vụ nhân dân của bộ máy nhà nước. Như vậy, với nhà nước pháp quyền, một sựchuyển đổi vị trí thật sự diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân: Nhân dân cócơ hội thật sự trở thành người chủ của quyền lực và có khả năng, điều kiện để làm chủ quyềnlực; nhà nước, mà cụ thể là bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhànước trở thành công cụ phục vụ nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân trong mộttrật tự pháp luật tự do, dân chủ và công bằng.Có thể nói, nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại, là nhu cầu, mụcđích hướng tới của con người và xã hội loài người. Theo nhận thức chung của cộng đồngquốc tế, tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền thể hiện ở những nội dung cơbản được trình bày dưới đây.Ngày nhận bài: 5/10/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016Liên lạc: Phạm Tuấn Anh, e - mail: phamtuananhvp@yahoo.com572. Tính phổ biến của nhà nước pháp quyền2.1. Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủTiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền là toàn bộ quyền lực nhànước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, cóquyền kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Hạt nhân của lý luận nhà nướcpháp quyền là vấn đề dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất, vừa là điều kiện, là tiền đề để xâydựng nhà nước pháp quyền. Dân chủ luôn gắn liền với pháp luật và được bảo đảm bằng phápluật. Dân chủ và phát huy dân chủ là nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước pháp quyền. Quá trìnhdân chủ hóa đời sống xã hội cũng chính là quá trình xây dựng và hoàn thiện không ngừng củanhà nước pháp quyền.Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước dân chủ, không thể là một nhà nước phảndân chủ. Nhà nước pháp quyền không thể là nhà nước độc tài chuyên chế của các chế độchiếm hữu nô lệ, phong kiến, nơi mà ở đó chế độ nhà nước gắn với tôn giáo với thần quyền,với chế độ thần dân hoặc chế độ nô lệ. Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân, không có điều ngược lại - nhà nước của một thế lực tôn giáo, quýtộc phong kiến. Nhà nước đó phải được tổ chức trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nướcphải thuộc về nhân dân. V.I. Lênin cho rằng: “Dân chủ là một hình thức nhà nước” [3], điềuđó có nghĩa là, nhà nước pháp quyền cũng là một hình thức nhà nước. Nhà nước pháp quyềnlà một hình thức nhà nước được phân tích trong mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật.Nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độphát triển dân chủ. Do đó, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là mộtcách thức/phương thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ và tôn trọng, bảođảm, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân. Trong ý nghĩa này, nhà nướcpháp quyền được nhìn nhận như một cách ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyềnTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 57 - 65BÀN VỀ TÍNH PHỔ BIẾN VÀ TÍNH ĐẶC THÙCỦA NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀNPhạm Tuấn AnhHọc viện Kỹ thuật Quân sựTóm tắt: Nhà nước pháp quyền là hướng nghiên cứu mang tính tổng hợp, vừa mang tính cơ bản, vừamang tính cấp bách, thời sự, vừa có ý nghĩa tư tưởng, lý luận và thực tiễn quan trọng. Hướng nghiên cứu nàybao gồm những vấn đề lịch sử, lý luận và những vấn đề thực tiễn ở những cấp độ khác nhau: thế giới, khu vực vàtừng quốc gia, dân tộc. Trong đó có hướng nghiên về tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền.Bài viết này phân tích và làm rõ tính phổ biến, tính đặc thù của nhà nước pháp quyền.Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tính đặc thù, tính phổ biến.1. Đặt vấn đềTư tưởng về nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị chung có tính phổ biếntrong tư duy triết học, pháp lý và chính trị của nhân loại về một cách thức/phương thức tổchức quyền lực nhà nước đáp ứng yêu cầu vận động, phát triển khách quan của nhiều quốcgia, dân tộc và thời đại nhằm từng bước giải phóng con người và xã hội, hướng tới xã hội dânchủ, công bằng, văn minh và cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho con người.“Trong lịch sử, học thuyết về nhà nước pháp quyền đã trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấptư sản trong việc tập hợp lực lượng đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ trì trệ, độc tàivà chuyên chế” [2].Xét về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức của quyềnlực nhà nước, trong đó toàn bộ tổ chức và hoạt động của nhà nước đều được quy định bởipháp luật và theo đúng các quy định của pháp luật. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyềnvề thực chất là quá trình chuyển mô hình nhà nước, từ nhà nước mà quyền lực lâu nay thuộcvề bộ máy nhà nước sang một nhà nước với nguyên tắc quyền lực thuộc về pháp luật; từ mộthệ thống pháp luật xưa nay xác lập quyền lực của bộ máy cai trị và nghĩa vụ của nhân dânsang một hệ thống pháp luật xác lập quyền lực của nhân dân và quy định nghĩa vụ, tráchnhiệm phục vụ nhân dân của bộ máy nhà nước. Như vậy, với nhà nước pháp quyền, một sựchuyển đổi vị trí thật sự diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân: Nhân dân cócơ hội thật sự trở thành người chủ của quyền lực và có khả năng, điều kiện để làm chủ quyềnlực; nhà nước, mà cụ thể là bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhànước trở thành công cụ phục vụ nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân trong mộttrật tự pháp luật tự do, dân chủ và công bằng.Có thể nói, nhà nước pháp quyền là một giá trị chung của nhân loại, là nhu cầu, mụcđích hướng tới của con người và xã hội loài người. Theo nhận thức chung của cộng đồngquốc tế, tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền thể hiện ở những nội dung cơbản được trình bày dưới đây.Ngày nhận bài: 5/10/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016Liên lạc: Phạm Tuấn Anh, e - mail: phamtuananhvp@yahoo.com572. Tính phổ biến của nhà nước pháp quyền2.1. Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủTiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của nhà nước pháp quyền là toàn bộ quyền lực nhànước thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, cóquyền kiểm tra và giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Hạt nhân của lý luận nhà nướcpháp quyền là vấn đề dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất, vừa là điều kiện, là tiền đề để xâydựng nhà nước pháp quyền. Dân chủ luôn gắn liền với pháp luật và được bảo đảm bằng phápluật. Dân chủ và phát huy dân chủ là nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước pháp quyền. Quá trìnhdân chủ hóa đời sống xã hội cũng chính là quá trình xây dựng và hoàn thiện không ngừng củanhà nước pháp quyền.Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước dân chủ, không thể là một nhà nước phảndân chủ. Nhà nước pháp quyền không thể là nhà nước độc tài chuyên chế của các chế độchiếm hữu nô lệ, phong kiến, nơi mà ở đó chế độ nhà nước gắn với tôn giáo với thần quyền,với chế độ thần dân hoặc chế độ nô lệ. Nhà nước pháp quyền phải là nhà nước của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân, không có điều ngược lại - nhà nước của một thế lực tôn giáo, quýtộc phong kiến. Nhà nước đó phải được tổ chức trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nướcphải thuộc về nhân dân. V.I. Lênin cho rằng: “Dân chủ là một hình thức nhà nước” [3], điềuđó có nghĩa là, nhà nước pháp quyền cũng là một hình thức nhà nước. Nhà nước pháp quyềnlà một hình thức nhà nước được phân tích trong mối tương quan giữa nhà nước và pháp luật.Nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độphát triển dân chủ. Do đó, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là mộtcách thức/phương thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ và tôn trọng, bảođảm, bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân. Trong ý nghĩa này, nhà nướcpháp quyền được nhìn nhận như một cách ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền Tính phổ biến của nhà nước pháp quyền Chế độ dân chủGợi ý tài liệu liên quan:
-
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 209 0 0 -
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần SSại hội XIII của Đảng
4 trang 195 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 176 0 0 -
Bài thu hoạch Triết học: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
22 trang 155 0 0 -
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 143 0 0 -
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 113 0 0 -
Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
11 trang 111 0 0 -
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
35 trang 88 0 0 -
Một số vấn đề cơ bản về Luật hiến pháp
5 trang 80 0 0