Danh mục

Bàn về trí thức và quản trị tri thức

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.73 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ths. Nguyễn Huy Hoàng Tâm Việt Group Bài phát biểu của Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng Phó tổng giám đốc Tâm Việt Group, Ủy viên BCH Hội DN Trẻ Hà nội Đóng góp ý kiến trong hội thảo “Xây dựng đội ngũ trí thức trẻ trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế" KHÁI NIỆM TRÍ THỨC VÀ PHÂN LOẠI TRÍ THỨC Việc định nghĩa và phân loại trí thức phụ thuộc rất nhiều vào mục đích phân loại để làm gì?”. Về phương diện chính trị, những người làm cách mạng cần định nghĩa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về trí thức và quản trị tri thức Bàn về trí thức và quản trị tri thức Ths. Nguyễn Huy Hoàng Tâm Việt Group Bài phát biểu của Thạc sĩ Nguyễn Huy Hoàng Phó tổng giám đốc Tâm Việt Group, Ủy viên BCH Hội DN Trẻ Hà nội Đóng góp ý kiến trong hội thảo “Xây dựng đội ngũ trí thức trẻ trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế KHÁI NIỆM TRÍ THỨC VÀ PHÂN LOẠI TRÍ THỨC Việc định nghĩa và phân loại trí thức phụ thuộc rất nhiều vào mục đích phân loại để làm gì?”. Về phương diện chính trị, những người làm cách mạng cần định nghĩa và phân loại để xây dựng liên minh giai cấp nhằm xây dựng các thể chế khác nhau. Theo cách đó họ quan niệm những người có học vấn, tư tưởng tiến bộ là trí thức. Nhưng trên phương diện sản xuất kinh doanh, trí thức là những người nào có khả năng tiếp nhận, nắm giữ, sáng tạo và ứng dụng tri thức để tạo ra sản phẩm trí tuệ hay sản phẩm vật chất cụ thể cho xã hội. Ví dụ: Tâm Việt chúng tôi làm đào tạo và tư vấn, có những em sinh viên năm thứ nhất đã giảng dạy được và tạo ra dịch vụ cho xã hội, thu nhập cho công ty thì là trí thức chứ không nhất thiết em đó phải tốt nghiệp đại học hay cao đẳng. Theo quan niệm của chúng ta từ trước tới nay, những người tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng mới là trí thức và chính vì quan niệm này nên chúng ta tạo nên một trào lưu học để lấy bằng cấp. Muốn trở thành trí thức thì chúng ta phải cố để lấy một cái bằng đại học dù là chính quy, tại chức hay bằng II... Điều này tạo ra những con người có kinh nghiệm đi thi nhưng lại thiếu tri thức và kỹ năng để làm việc. Họ có kỹ năng giỏi nhất là kỹ năng thi nhưng làm việc thì lại không thể. Một thực tế rất buồn là tôi đã thử việc một vài thủ khoa các trường đại học ở Hà Nội nhưng cuối cùng đành phải chia tay vì các em có nhiều thông tin nhưng lại thiếu tri thức và kỹ năng để làm việc cụ thể. Chúng tôi hỏi các em cái gì cũng biết nhưng giao việc cụ thể thì lại không làm được gì cả. Chúng tôi luôn giáo dục nhân viên mình rằng: Dù đất nước chúng ta đi xuống, đi ngang hay đi lên, dù kinh tế đất nước suy thoái hay phát triển... thì trong tất cả những giai đoạn ấy đều cần những người làm được việc. Những người không làm được việc thì chẳng có lý do gì tồn tại cả. Đó là một triết lý đơn giản của những người làm sản xuất kinh doanh. Nếu chúng ta quan niệm và phân loại trí thức theo bằng cấp thì không hợp lý. Hiện nay có nhiều người không bằng cấp gì nhưng lại làm những việc phi thường và tạo ra những kết quả phi thường. Chúng ta có thế lấy một vài ví dụ: Em Trương Ngọc Đại 13 tuổi học sinh lớp 8A trường THCS Ngô Gia Tự, Hà Nội, đã làm ra phần mềm An toàn khi tham gia giao thông là cá nhân duy nhất lọt vào vòng chung khảo cuộc thi Trí tuệ Việt Nam 2007. Em đã viết 4 phần mềm, có hơn 40 bằng khen, giấy khen) là một bất ngờ lớn tại đêm trao giải Trí tuệ Việt Nam 2007 tối 6/1/2008. Vậy thì em Đại có phải là trí thức hay không? Nếu không phải là trí thức thì làm sao em ấy có thể tạo ra được phầm mềm mà các kỹ sư phầm mềm không tạo ra được?. Nhưng nếu xét theo bằng cấp thì rõ ràng em ấy mới chỉ học lớp 8 làm gì có bằng đại học, cao đẳng hay tiến sĩ! Như vậy chúng ta còn có tiêu chí thứ hai, đó là tiêu chí về kỹ năng làm việc. Ví dụ có những người là thạc sĩ, tiến sĩ, kỹ sư.... được đào tạo rất bài bản, học từ nước ngoài về, nhưng lại không vận hành nổi máy móc, không tạo được sản phẩm trí tuệ hay sản phẩm vật chất phục vụ xã hội. Còn có những người, đặc biệt là các anh chị trong giới doanh nhân chúng tôi, họ không được học hành chính quy, không bằng cấp nhưng họ là những tấm gương đáng để chúng ta ngưỡng mộ. Ví dụ: anh Vũ Văn Tuyến – Giám đốc công ty Vận tải Hoàng Long. Anh xuất thân là một người thợ sửa chữa ôtô không có điều kiện học hành. Nhưng tôi đảm bảo rằng những hiểu biết về ô tô của anh bây giờ có thể hơn bất cứ một sinh viên nào được đào tạo về ôtô tại các trường đại học. Hiện nay anh đang làm chủ một thương hiệu vận tải nổi tiếng là Hoàng Long. Một ví dụ nữa là: Trong các chi nhánh của Tâm Việt, chúng tôi có một giám đốc rất trẻ, em Đoàn Quang Cường sinh năm 1987 và đang là sinh viên năm thứ 2 ĐH Kinh tế Thái Nguyên. Thực tế chứng minh là em có khả năng và làm được và làm rất tốt. Nếu xét về bằng cấp thì rõ ràng em Cường đang năm thứ 2 thì trình độ chưa đạt mức cao đẳng và cũng chưa tốt nghiệp đại học. Người nông dân cũng có thể làm những công việc yêu cầu hàm lương tri thức cao và họ cũng cần phải học hỏi rất nhiều. Vậy vấn đề đặt ra là những tri thức phục vụ trong cuộc sống, trong kinh doanh, nằm trong đầu mỗi con người... được đo lường như thế nào và nên chăng chúng ta có thể định nghĩa và phân loại trí thức dựa trên kỹ năng và khả năng sáng tạo và sử dụng tri thức đó không. Tôi đề xuất như sau: Trí thức là một bộ phận tinh hoa của tất cả các giai tầng xã hội (có thể là doanh nhân, có thể là nông dân, có thể là công nhân...). Để phân loại chúng ta dùng tiêu chí phân loại là khả năng nắm giữ tri thức và vận dụng tri thức vào công việc của anh ta để sản xuất ra n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: