Danh mục

Bàn về xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 55.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mặc dù đã bắt đầu từ khá lâu nhưng quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được đánh giá vẫn đang ở giai đoạn 'thử nghiệm'. Một số quyết định gần đây của Chính phủ về việc thành lập các tập đoàn kinh doanh, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm được đánh giá là động thái tích cực thể hiện quyết tâm đẩy mạnh quá trình này. Xu hướng hình thành các tập đoàn tài......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam Bàn về xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính ở Việt Nam Mặc dù đã bắt đầu từ khá lâu nhưng quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được đánh giá vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm. Một số quyết định gần đây của Chính phủ về việc thành lập các tập đoàn kinh doanh, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm được đánh giá là động thái tích cực thể hiện quyết tâm đẩy mạnh quá trình này. Xu hướng hình thành các tập đoàn tài chính, do đó, cũng bắt đầu hình thành ở Việt Nam. Bài viết không đi sâu phân tích nên hay không nên thành lập các tập đoàn tài chính mà sẽ đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi thành lập và vận hành các tập đoàn tài chính sau khi giới thiệu xu hướng phát triển các tập đoàn kinh doanh trên thế giới. 1. Xu hướng phát triển các tập đoàn kinh doanh trên thế giới Tập đoàn kinh doanh đa phần được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, theo đó công ty mẹ (holding company) đóng vai trò là công ty đầu tư tài chính và nắm giữ một tỷ lệ cổ phần hoặc tỷ lệ đầu tư vốn nhất định tại các công ty con. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, do đó được xác lập trên cơ sở quan hệ tài chính và được xây dựng trên ở một số nguyên tắc sau: (1) Tăng cường vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo quỹ đạo chung cho tất cả các đơn vị thành viên. Điều này đặc biệt đúng với các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. (2) Phối hợp chiến lược kinh doanh trên tất cả các mặt, các chức năng và ở mọi phương diện. Phối hợp chiến lược khu vực hoá với toàn cầu hoá, chiến lược mũi nhọn với chiến lược đa dạng hoá. (3) Tăng cường vai trò trung tâm và sự chi phối của công ty tài chính nhằm hạn chế khả năng bị thôn tính. Nhiều tập đoàn đã mở rộng quy mô vốn cho ngân hàng hoặc công ty tài chính trực thuộc và cơ cấu lại danh mục đầu tư cho cả tập đoàn. Từ khoảng cuối Thế kỷ 19, sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, các công ty bắt đầu cần nhiều vốn hơn để mở rộng lĩnh vực và địa bàn kinh doanh, đặc biệt là mở rộng ra thị trường quốc tế. Đến cuối Thế kỷ 20 thì quá trình này bắt đầu diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các tập đoàn xuyên quốc gia, hoạt động đa lĩnh vực ra đời, tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay. Tại Hàn Quốc, các Cheabol bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1950-1960 theo mô hình công ty mẹ là công ty sở hữu thương hiệu (brand name) và thực hiện chức năng đầu tư tài chính. Các tập đoàn ở Hàn Quốc và Nhật Bản đều xuất phát điểm từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp và mở rộng dần ra các lĩnh vực khác. Từ sản xuất điện tử, ôtô đến các sản phẩm công nghiệp nặng như khai thác mỏ, tàu biển, hoạt động thương mại, dịch vụ, các sản phẩm tiêu dùng và cuối cùng là lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Nghiên cứu quá trình hình thành các tập đoàn, dễ nhận thấy có hai phương thức chủ yếu để hình thành các tập đoàn kinh doanh: (1) hình thành tập đoàn do mở rộng quy mô và chia nhỏ công ty theo các lĩnh vực hoặc địa bàn hoạt động; (2) hình thành do sự liên kết, sáp nhập tự nhiên dựa trên mối quan hệ về đầu tư hoặc sản phẩm. Toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo ra làn sóng phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ. Một số tập đoàn có vai trò và ảnh hưởng chi phối nền kinh tế không chỉ của một quốc gia mà của toàn thế giới. Tất cả các nhà kinh tế, các chính trị gia nhận thấy những tác động tiêu cực của các tập đoàn nhưng không thể không thừa nhận sự tồn tại và vai trò của chúng. Và người ta đã có lúc dùng sự phát triển của một vài tập đoàn để đo sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình phát triển của tập đoàn ngân hàng Citigroup Citicorp là một trong những tập đoàn hàng đầu của Mỹ có trụ sở chính tại New York với công ty mẹ là Citibank. Vào năm 1812, Đại tá Samuel Osgood, Uỷ viên đầu tiên của Kho bạc Hoa Kỳ, đã sáng lập ra City Bank of New York chuyên phục vụ các thương gia thuộc các ngành nguyên liệu như bông, đường, kim loại và than đá. Trong thời gian nội chiến ở Mỹ, ngân hàng này đã đổi tên thành National City Bank of New York. Vào những năm đầu của thế kỷ 19, ngân hàng đã mở những chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài (tại London năm 1902 và tại Buenos Aires năm 1914). Ngân hàng đã chuyển hướng mạnh sang hoạt động ngân hàng bán lẻ (phục vụ khách hàng cá nhân) và trở thành ngân hàng thương mại đầu tiên cho cá nhân người tiêu dùng vay tiền. Trong suốt những năm 1920-1940, các hoạt động quốc tế của ngân hàng phát triển rất nhanh (đạt tới 100 văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước ngoài). Năm 1955, ngân hàng sáp nhập với First National (New York) để trở thành một tổ hợp lớn với tên gọi First National City Bank. Đến năm 1961, ngân hàng đã có sáng kiến sử dụng chứng chỉ tiền gửi (CDs), trả lãi suất cao hơn cho những khoản tiền gủi có kỳ hạn. Đến năm 1968, ngân hàng cải tổ để trở thành một công ty mẹ (Holding company) và hình thành một tập đoàn ngân hàng lấy tên là First National City Corp (đến năm 1974 đổi tên thành CitiCorp) với hoạt động trọng tâm vẫn là các dịch vụ tài chính và ngân hàng bán lẻ. Cuối năm 1968, Citibank đã thế chỗ Chase Manhatta trở htành ngân hàng lớn nhất ở New York với tài sản trị giá 19,4 tỷ đô la. Vào những năm 1970, Citibank trở thành nhà phát hành chính thẻ tín dụng Master và VISA và đã mua được Carte Blanche vào năm 1978, Diners Club vào năm 1981. Đến năm 1977, Citibank là ngân hàng đầu tiên giới thiệu sản phẩm Máy rút tiền tự động (ATMs) với quy mô hơn 500 chiếc trong nội thành New York và cuối năm 1980 vượt qua Bank America để trở thành ngân hàng lớn nhất Mỹ. Trong những năm 80, Citibank đã mua được cả một số tổ chức tài chính ở San Francisco, Chicago, Miami và Washington DC và đến năm 1998, thực hiện sáp nhập với hãng Travellers Group - một công ty kinh doanh thẻ nổi tiếng để trở thành tập đoàn ngân hàng – tài chính hàng đầu thế giới. 2. Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập các tập đoàn tài chính ...

Tài liệu được xem nhiều: