Danh mục

Bằng chứng kiến tạo hoạt động khu vực Mường Tè dựa trên chỉ số địa mạo dòng chảy trích xuất từ ảnh ALOS DEM

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 796.68 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Bằng chứng kiến tạo hoạt động khu vực Mường Tè dựa trên chỉ số địa mạo dòng chảy trích xuất từ ảnh ALOS DEM" nghiên cứu, phân tích đặc điểm địa mạo –kiến tạo chi tiết trên ảnh DEM ALOS với độ phân giải 12.5 m ngoài phát hiện tổ hợp các dạng địa hình mang dấu ấn rõ nét bởi hệ quả của va chạm kiến tạo giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu như đứt gãy trượt bằng Sông Đà thì chỉ số địa mạo còn phản ánh hệ thống đứt gãy thuận cộng sinh đang hoạt động trong khu vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bằng chứng kiến tạo hoạt động khu vực Mường Tè dựa trên chỉ số địa mạo dòng chảy trích xuất từ ảnh ALOS DEM HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022)Bằng chứng kiến tạo hoạt động khu vực Mường Tè dựa trên chỉ số địa mạo dòng chảy trích xuất từ ảnh ALOS DEM Vũ Anh Đạo1,2,4,, Ngô Xuân Thành1,4, Đinh Thị Huế2, Phạm Thế Truyền3, Bùi Thị Thu Hiền1, Trần Trung Hiếu3, Nguyễn Hữu Tiệp1,4 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam 2 National Central University, Taiwan ROC 3 Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 4 Nhóm nghiên cứu mạnh Kiến tạo và Địa động lực với Tài nguyên Địa chất, Môi trường và Phát triển bền vững, Trường Đại học Mỏ - Địa chấtTÓM TẮTKhu vực Mường Tè nằm trong phần Tây Bắc thung lũng Sông Đà, nơi được ghi nhận có hoạt động địa chất,tai biến rất phức tạp. Nghiên cứu, phân tích đặc điểm địa mạo –kiến tạo chi tiết trên ảnh DEM ALOS vớiđộ phân giải 12.5 m ngoài phát hiện tổ hợp các dạng địa hình mang dấu ấn rõ nét bởi hệ quả của va chạmkiến tạo giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu như đứt gãy trượt bằng Sông Đà thì chỉ số địa mạo còn phản ánhhệ thống đứt gãy thuận cộng sinh đang hoạt động trong khu vực này. Kết quả cho thấy rằng khu vực có thểchịu ảnh hưởng của sự hoán vị của giá trị σ1/σ2 trong cùng một trường căng giãn σ3 theo phương Đông Bắc– Tây Nam khiến sự có mặt đồng thời của cả hiện tượng trượt bằng và trượt thuận trong cùng một bối cảnhvà phù hợp với kết quả của nghiên cứu này. Việc có mặt của kiến tạo hiện đại của các hệ thống đứt gãyhoạt động cho thấy khu vực có các vùng sinh chấn cao dọc theo các hệ thống đứt gãy này và có khả nănggây ra nhiều rủi ro về tai biến địa chất.Từ khóa: kiến tạo hoạt động; Mường Tè; ksn, ALOS; đứt gãy sông Đà.1. Mở đầu Trong khu vực Tây Bắc Việt Nam, khu vực Mường Tè nằm trên phần Tây Bắc đới đứt gãy Sông Đà,phía nam của đới biến dạng do va chạm giữa lục địa Âu – Á và Ấn Độ, khu vực này có hoạt động kiến tạokhá mạnh mẽ, vùng có tiềm năng động đất với cường độ lớn và nguy hiểm (Hình 1a). Cho đến gần đây, cácnghiên cứu về biến dạng kiến tạo và kiến tạo hoạt động của khu vực Tây Bắc nói chung và khu vực MườngTè nói riêng đã xác nhận sự tồn tại các đới đứt gãy hoạt động trong khu vực. Các hoạt động các đứt gãygây nên các hoạt động rung chấn động đất, đồng thời tạo ra các đới phá hủy tạo môi trường xung yếu dẫnđến các tai biến địa chất như: đá đổ, đá lở, trượt lở, nứt đất, và xói mòn bề mặt. Trong nghiên cứu ngày,chúng tôi sử dụng nguyên tắc địa mạo – kiến tạo hiện đại để kiểm chứng sự có mặt của đứt gãy hoạt độngdựa trên sự tương tác địa hình với sự giao cắt của các hệ thống đứt gãy hoạt động đối với hệ thống các dòngchảy, từ đó làm biến đổi các chỉ số địa mạo của dòng chảy.2. Đặc điểm địa chất – kiến tạo khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu thuộc về miền uốn nếp Tây Bắc Việt Nam và yếu tố Thượng Lào (Dovjikov A.E.và nnk., 1965) được cấu thành chủ yếu từ các đá lục nguyên của các hệ tầng Suối Bàng, Nậm Pô, Nậm Mạ.Phần còn lại được cấu thành từ các đá của hệ tầng Sông Đà và hệ tầng Lai Châu. Hoạt động bề mặt nhưphong hóa, rửa trôi tác động lên yếu tố địa chất như thạch học và hoạt động kiến tạo, độ dốc dòng chảy, dođó cần giá mức độ phong hóa của các hệ tầng để đánh giá địa hình lòng sông bị ảnh hưởng bởi sự sai khácthạch học hay do đứt gãy. Các phức hệ Điện Biên Phủ và phức hệ Phu Si Lung (aC1pl) bao gồm các đá xâmnhập granit, có khả năng chống xói mòn tương đối mạnh, trong khi đó, các đá tương đối bền dưới điều kiệnphong hóa như đá vôi, đá phiến và đá cát silic nằm dưới xen kẽ. Khả năng xói mòn của đá thay đổi theo sựliên tiếp, nhưng về trung bình, đơn vị này có khả năng chống xói mòn kém. Nhóm các đá có khả năngchống chịu phong hóa trung bình - kém như các đá trâm tích cơ học, cát kết, bột kết, đá phiến sét, đá phiếnsét và đá phiến sét vôi vôi thuộc hệ tầng Sông Đà (P1-2sđ), Suối Bàng (T3n-rsb), Nậm Pô (Jnp) và hệ tầngNậm Mạ (Knm) (Hình 1b). Trong phạm vi khu vực Mường Tè tồn tại nhiều loại hình đứt gãy có tính chất,quy mô khác nhau và được xếp thành cấp I cấp II và cấp III với phương kéo dài chủ đạo là phương á kinh Tác giả liên hệEmail: vuanhdao@humg.edu.vn 37tuyến và tây bắc – đông nam. Đứt gãy Điện Biên – Lai Châu là một đứt gãy khu vực có độ sâu xuyên cắtlớn. Theo tài liệu đo trọng lực của Cao Đình Triều và nnk. (2000), nó là một đứt gãy xuyên vỏ.Hình 1. a) Bản đồ kiến tạo giản lược Địa khối Đông Dương và khu vực lân cận (Chỉnh sửa theo Lepvrier et al., 2008). b) Bản đồ địa chất khu vực ng ...

Tài liệu được xem nhiều: