Cá bống kèo khá quen thuộc với người dân Nam Bộ. Cá có thịt ngon, béo đặc biệt là vị đắng nhẹ của mật và dễ chế biến các món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Hiện nay, cá bống kèo là đối tượng nuôi được nhiều người dân quan tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo chuyên đề: Kỹ thuật nuôi cá bống kèoTRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA NÔNG NGHIỆP BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ BỐNG KÈO Bạc Liêu, tháng 12 năm 2013 1. GIỚI THIỆU Cá bống kèo khá quen thuộc với người dân Nam Bộ. Cá có thịt ngon,béo đặc biệt là vị đắng nhẹ của mật và dễ ch ế biến các món ăn dân dã đ ượcnhiều người ưa thích. Hiện nay, cá bống kèo là đối tượng nuôi được nhiềungười dân quan tâm. Ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 2 giống cá bống kèo: Cá bốngkèo vảy nhỏ (Pseudapocrytes lanceolatus) và cá bống kèo vảy to(Pseudapocrytes serperater). Trong đó, cá bóng kèo vảy nhỏ có sản lượng lớnvà giá trị kinh tế cao hơn cá bống kèo vảy to. Trước đây ở Đồng bằng sông Cửu Long, cá được nuôi chủ yếu bằngcách lấy nước vào ao đầm, trong nước có cả cá kèo giống rồi chúng lớn lênthành cá thịt. Nuôi cá tự nhiên là các vùng ven biển, bãi triều, các vùng nướclợ. Dần dần các ao đầm nuôi tôm, ruộng muối được dùng nuôi cá bống kèo.Trước đây sản lượng thu từ các vùng nuôi tự nhiên khá cao do nguồn cá giốngtự nhiên dồi dào. Từ năm 2003, phong trào nuôi cá bống kèo bắt đầu pháttriển ở các địa phương như Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng sau đó lan ra nhi ềuđịa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, nuôi cá bống kèothương phẩm phát triển nhiều nên nguồn giống tự nhiên ngày càng cạn kiệtdo khai thác bừa bãi. Một địa phương có địa bàn khai thác giống tự nhiênnhưng không kế hoạch bảo vệ nguồn lợi nên sản lượng giống suy giảmnghiêm trọng và không đáp ứng đủ cho nghể nuôi. Nguy cơ cạn kiệt nguồngiống tự nhiên ngày càng lớn. Việc nghiên cứu sản xuất giống cá bống kèo nhân tạo là m ột đòi h ỏihết sức bức thiết. Một số cơ quan đang nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tuyvậy, những hiểu biết về sự thành thục của cá đến nay v ẫn ch ưa toàn di ện vàđầy đủ. Việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bống kèo đ ến này v ẫn g ặpnhiều khó khăn. Vì vậy, trước mắt cần bảo vệ và sử dụng nguồn giống t ựnhiên để đem lại hiểu quả cao nhất (Phạm Văn Khánh, 2009).2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC2.1. Đặc điểm và hình thái phân loại Cá bống là tên gọi chung cho các loài thuộc nhóm Gobiidae ở vùng Namvà Đông Nam Á (có khoảng trên 50 loài). Họ cá bống kèo (Apocryteidae) làmột trong những họ phân bố rộng ở vùng biển Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau,có sản lượng khai thác hàng năm khá cao. Loài cá bống kèo đ ược khai thác vànuôi thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là loài cá bống kèo vảy nhỏ.Theo Nguyễn Bạch Loan (2003) cá bống kèo vảy nhỏ có hệ thống phân loạinhư sau: Bộ: Perciformes Họ: Gobiidae Giống: Pseudapocryptes Loài: Pseudapocryptes lanceolatus Hình 2.1. Hình dạng bên ngoài cá bống kèo Cá bống kèo có thân hình trụ, thân ph ủ vảy tròn rất nh ỏ. Màu thân xámhơi vàng. Đầu hơi nhọn mõm tù. Mắt tròn nh ỏ lỗ mang h ẹp, màng mang pháttriển. Cá có hai vây lưng rời nhau, vây đuôi dài và nh ọn có hàng chấm đen, cácvây còn lại có chấm trắng nhạt. Cá có kích thước nh ỏ, chiều dài thân ít khivượt quá 25cm, trọng lượng cơ thể trung bình 30 - 40g (Ph ạm Văn Khánh,2009).2.2. Phân bố và tập tính sống2.2.1. Phân bố Trên thế giới, cá bống kèo phân bố rộng từ vùng cận nhi ệt đ ới đ ếnvùng nhiệt đới, từ ven biển Ấn Độ đến Thái Bình Dương khu v ực Đông NamÁ. Ngoài ra, cá bống kèo còn phân bố rộng ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan,Indonesia, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Châu Úc… Ở Việt Nam, cá bống kèo phân bố ở các vùng ven sông, ven biển và cácbãi triều, nơi có dòng nước lợ và mặn. Cá tập trung ch ủ y ếu ở khu v ực đ ồngbằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau,Kiên Giang. Ngoài ra chúng còn tập trung tại các ao h ồ, đ ầm, kênh m ươngnước lợ (Đoàn Khắc Độ,2008). Cá biệt chúng còn được nuôi ở nơi có độmặn cao như ruộng muối (Nình Thành Đức, 2006).2.2.2. Tập tính sống Cá có tập tính thích sống đào hang ở các vùng tri ều, bãi b ồi và tr ườn đitrên các vùng này để kiếm ăn, chịu đựng được môi trường có hàm lượng oxythấp, nhiệt độ biến động lớn và nhiệt độ thích hợp là 23 – 28 0C (Phạm VănKhánh, 2009).2.3. Đặc điểm dinh dưỡng Do cá bống kèo thích sống ở nền đáy bùn hoặc cát bùn nên khi kh ảo sátđường ruột cá kèo ngoài tự nhiên thì chủ yếu là các loài tảo, chủ yếu là tảokhuê và tảo lam, cùng với tỷ lệ cao mùn bã hữu cơ. Về cấu t ạo thì chi ều dàiruột dài gấp 3,27 lần chiều dài chuẩn, chứng tỏ đây là loài ăn tạp, thiên v ềthực vật. Cá cũng sử dụng tốt thức ăn công nghiệp (Phạm Văn Khánh, 2009).2.4. Đặc điểm sinh trưởng Theo Đoàn Khắc Độ (2008) cá bống kèo có quá trình sinh tr ưởng ch ậm ởgiai đoạn dầu nhưng tăng trọng nhanh ở giai đoạn sau. Tốc độ tăng trưởngphụ thuộc vào chế độ ăn và chăm sóc, môi trường sống. Ph ần l ớn vòng đ ời cábống kèo là sống ở nước lợ như cửa biển, cửa sông, ao, hồ, đầm,... cho đếntuổi trưởng thành. Quá trình sinh trưởng của cá bống kèo từ lú ...