Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thủy sản: Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo (Pseudapocryptes elongatus)

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 943.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của luận án: Khảo sát và đánh giá tình hình xuất hiện bệnh xuất huyết trên cá bống kèo nuôi tại tỉnh Bạc Liêu; xác định đặc điểm bệnh học của tác nhân gây bệnh ở cá bống kèo từ đó đề xuất giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thủy sản: Xác định tác nhân vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo (Pseudapocryptes elongatus) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THU DUNG XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN VI KHUẨNGÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ BỐNG KÈO (Pseudapocryptes elongatus) Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã số: 62620301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN Cần Thơ, 2015 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy Sản, Trường Đạihọc Cần Thơ Người hướng dẫn khoa học: PGs.TS Đặng Thị Hoàng Oanh Phản biện 1:…………………………………………………………... Phản biện 2:…………………………………………………………... Phản biện 3:…………………………………………………………... Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại………………………………………………………………... Vào ……..giờ………, ngày………tháng……..năm……………….Có thể tìm luận án tại:1. Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ2. Thư viện Quốc gia BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THU DUNG XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN VI KHUẨNGÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ BỐNG KÈO (Pseudapocryptes elongatus) Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã số: 62620301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH Cần Thơ, 2015 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN 1.1 Giới thiệu Cá bống kèo (Pseudapocryptes elongates) là loài thủy đặc sản có giátrị kinh tế cao, được tiêu thụ rộng rãi trong nước và có giá trị xuất khẩu. Cábống kèo được nuôi tập trung ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long,tuy nhiên trong thời gian gần đây cá bống kèo nuôi thương phẩm bị bệnhvới dấu hiệu bệnh lý là xuất huyết trên thân, tại các vi và hậu môn với tỉ lệchết cao và chết trên diện rộng. Tác nhân gây xuất huyết được mô tả nhiều nhất là do vi khuẩn. Điểnhình như Streptococcus agalactiae là tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cárô phi (Oreochromis sp.) (Phạm Hồng Quân và ctv., 2013), trên cá điêuhồng (Oreochromis sp.) (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương,2012). Vi khuẩn S. iniae là tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá chẽm(Latex calcarifer) (Trần Vĩ Hích và Nguyễn Hữu Dũng, 2011), cá bơn NhậtBản (Paralichthys olivaceus), cá đù đỏ (Sciaenops ocellates) (Eldar et al.,1999). Ngoài ra, bệnh xuất huyết trên cá còn do vi khuẩn S. dysgalactiae ởcá đối (Liza alata, Liza haemotocheila) (Qi et al., 2013), cá tầm (Acipencerschrenckii) (Yang và Li, 2009), cá nâu (Mugil cephalus) và cá bớp(Rachycentron canadum) (Abdelsalam et al., 2009). Tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá còn được tìm thấy do nhiều loàivi khuẩn khác như Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá tra (Loan vàctv., 2009), Vibrio parahaemolyticus và V. alginolyticus gây bệnh trên cámú giống và cá mú thịt, (Somkiat Kanchanakhan, 1996; Nguyễn Thị ThanhThùy và ctv., 2009 được trích dẫn bởi Võ Văn Nha, 2012). Do tác nhân gây bệnh đa dạng, nên việc phòng trị bệnh xuất huyết ởđộng vật thủy sản chỉ có hiệu quả khi tác nhân và nguyên nhân gây bệnhđược xác định chính xác. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nàovề bệnh xuất huyết ở cá bống kèo, nhằm cung cấp thông tin khuyến cáongười nuôi phòng, trị bệnh một cách hiệu quả, đề tài “Xác định tác nhânvi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo (Pseudapocrypteselongatus)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu tổng quát của luận án Khảo sát và đánh giá tình hình xuất hiện bệnh xuất huyết trên cábống kèo nuôi tại tỉnh Bạc Liêu. Xác định đặc điểm bệnh học của tác nhângây bệnh ở cá bống kèo từ đó đề xuất giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng bệnh trên cá bống kèo và quitrình phòng trị bệnh sẽ góp phần hạn chế thiệt hại trong quá trình nuôi cá 1bống kèo mang lại hiệu quả về năng suất và kinh tế, tăng thu nhập chongười nuôi. 1.4 Những điểm mới của luận án Xác định được tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá bống kèo là vikhuẩn S. dysagalactiae và các thời điểm bệnh thường xuất hiện ở cá bốngkèo nuôi trong ao. Thực hiện và chuẩn hóa qui trình phát hiện vi khuẩn S. dysgalactiaeđể ứng dụng chẩn đoán sớm, nhanh và đặc hiệu tác nhân gây bệnh xuấthuyết ở cá bống kèo bằng phương pháp PCR. Đề xuất một số loại kháng sinh điều trị bệnh xuất huyết trên cá bốngkèo. Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Trong phần tổng quan tài liệu, luận án đã nêu và phân tích những vấnđề liên quan đến tình hình nuôi cá bống kèo cũng như tình hình nghiên cứuvề một số loại vi khuẩn gây bệnh trên cá với những nội dung chính: - Tình hình nuôi cá bống kèo trên thế giới và trong nước. - Tình hình xuất hiện bệnh trên cá bống kèo. - Tổng quan bệnh xuất huyết ở cá. - Tổng quan về đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trên cá. - Tổng quan về tình hình vi khuẩn Streptococcus gây bệnh trên cánước lợ, mặn. - Xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn gây bệnh xuất huyết. - Chẩn đoán bệnh xuất huyết. - Phòng và trị bệnh xuất huyết ở cá. Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2014 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Cá bống kèo 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Điều tra phỏng vấn 3.3.1.1 Số liệu thứ cấp Thu thập từ báo cáo của các cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu. Sốliệu thứ cấp gồm: Tình hình nuôi trồng thủy sản và tình hình nuôi thươngphẩm cá bống kèo trong tỉnh Bạc Liêu. 3.3.1.2 Số liệu sơ cấp Tiến hành điều tra 90 hộ nuôi cá bống kèo thương phẩm ở thành phốBạc Liêu, huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải tỉnh Bạc Liêu. Số liệu sơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: