Báo cáo DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (2)
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 256.11 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt 2.1 Các quan niệm khác nhau vê câu bị động trong tiếng Việt Từ trước đến nay vấn đề dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Việt là một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học. Mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học như trong các ngôn ngữ châu Âu, nhưng ý kiến của họ lại khác nhau khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (2)" DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (2)* Nguyễn Hồng Cổn Bùi Thị Diên 2.Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt 2.1 Các quan niệm khác nhau vê câu bị động trong tiếng Việt Từ trước đến nay vấn đề dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Việt là một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học. Mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học như trong các ngôn ngữ châu Âu, nhưng ý kiến của họ lại khác nhau khi nói đến sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt. Tựu trung, có thể quy các ý kiến khác nhau về hai quan niệm: phủ nhận và thừa nhận sự có mặt của câu bị động trong tiếng Việt. 2.1.1 Quan niệm cho rằng tiếng Việt không có câu bị động: Một số nhà nghiên cứu (G. Cardier, M.B. Emeneau, Trần Trọng Kim...) cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, động từ tiếng Việt không có các chỉ tố đánh dấu về ngôi, thời, thức, dạng..., nên không tồn tại câu bị động như các ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.). Để chuyển được một câu từ dạng chủ động sang dạng bị động thì các ngôn ngữ biến hình phải dùng đến sự biến đổi hình thái của động từ. Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ không có hiện tượng biến hình từ nên không thể đáp ứng được tiêu chí hình thái học khắt khe này của dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp. Chủ trương không có sự đối lập của dạng chủ động và bị động trong các ngôn ngữ này, L.C. Thompson (1965: 217) cũng cho rằng những cấu trúc có được và bị chỉ là sự chuyển dịch tương đương từ những cấu trúc bị động trong ngôn ngữ Châu Âu. L.C. Thompson gọi đó là cách diễn đạt bị động logic chứ không coi chúng là một phạm trù ngữ pháp tách biệt. Ngoài tiêu chí hình thái học một số tác giả còn dựa vào đặc điểm tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề chứ không phải thiên chủ ngữ để phủ nhận sự có mặt của phạm trù bị động trong tiếng Việt. Họ cho rằng trong các ngôn ngữ thiên chủ đề thì không thể xuất hiện bị động bởi bị động là đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ. Ý kiến này xuất phát từ luận điểm của Ch.N. Li và S.A. Thompson (1976) về sự đối lập giữa hai loại hình ngôn ngữ “thiên chủ ngữ” và “thiên chủ đề”. Các tác giả này cho rằng cấu trúc bị động rất phổ biến trong các ngôn ngữ thiên chủ ngữ, còn ở những ngôn ngữ thiên chủ đề thì bị động thường vắng mặt hoặc ít gặp. Nếu xuất hiện, nó thường mang một nghĩa đặc biệt, giống như bị động nghịch cảnh (adversity) trong tiếng Nhật. Dựa vào ý kiến của Ch.N. Li và S.A. Thompson (1976) một số tác giả (Nguyễn Thị Ảnh 2000, Cao Xuân Hạo 2001) cũng cho rằng tiếng Việt không có thái bị động, do đó không có câu bị động. Theo các tác giả, tiếng Anh và các thứ tiếng Châu Âu khác là những ngôn ngữ thiên chủ ngữ, còn tiếng Việt có đủ những thuộc tính của một ngôn ngữ thiên chủ đề, vì thế rất khó có thể có cấu trúc bị động. Những tác giả ủng hộ quan điểm tiếng Việt không có dạng bị động và câu bị động còn dựa trên quan niệm rằng các động từ bị và được là những động từ ngoại động chính danh, nên không thể coi chúng là dấu hiệu ngữ pháp biểu hiện quan hệ bị động. Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng các động từ bị, được là những động từ độc lập đóng vai trò chính trong bộ phận vị ngữ của câu chứ không phải là hư từ biểu thị dạng bị động của động từ. Về ý nghĩa, được có nghĩa như tiếp nhận hoặc chịu đựng một cách thích thú, còn bị biểu thị ý nghĩa chịu 1 đựng một sự không may (chết, thất bại, v.v.) hay cũng có thể nói rằng biểu thị trạng thái rủi ro của chủ thể. Về đặc điểm ngữ pháp, khác với bị và được trong tiếng Hán hiện đại, bị và được trong tiếng Việt vẫn còn được dùng như một thực từ chân chính, có khả năng kết hợp rất phong phú. Từ đó, Nguyễn Kim Thản đã đi đến kết luận rằng: trong tiếng Việt hiện đại xét về mặt lịch sử cũng như thực tế thì ý nghĩa của những động từ này (bị và được - N.H.C) vẫn giữ nguyên vẹn trong mỗi trường hợp, đặc điểm ngữ pháp của nó trước sau vẫn là đặc điểm của một động từ độc lập chứ không phải là đặc điểm của một hư từ, còn những thành phần đứng sau nó đều là bổ ngữ của nó cả.” Nói cách khác Nguyễn Kim Thản không công nhận bi/ được là dấu hiệu của dạng bị động của động từ tiếng Việt và động từ tiếng Việt không có dạng bị động. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản đuợc Nguyễn Minh Thuyết (1986,1998) ủng hộ và làm sáng rõ thêm. Tuy nhiên, dù không thừa nhận tiếngViệt có dạng bị động như các ngôn ngữ châu Âu, nhưng cả hai tác giả đều cho rằng tiếng Việt có cách biểu hiện ý nghĩa bị động riêng của mình, đó là cách biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp (Nguyễn Kim Thản) hay phương tiện từ vựng (Nguyễn Minh Thuyết). Theo Nguyễn Thị Ảnh (2000), thái bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp được biểu đạt bằng các phuơng tiện hình thái học bắt buộc tuyệt đối chỉ có ở các ngôn ngữ “thiên chủ ngữ”, còn tiếng Việt là một ngôn ngữ “thiên chủ đề” thì ý nghĩa bị động không có một hình thức biểu đạt riêng như thế. Để khẳng định tiếng Việt không có thái bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp, tác giả đã đưa ra nhiều ví dụ chứng minh rằng được, bị là những vị từ ngoại động chính danh chứ không phải là các hư từ đánh dấu thái bị động. Quan niệm này cũng nhận được sự đồng tình của Cao Xuân Hạo (2002). 2.1.2 Quan niệm thừa nhận tiếng Việt có câu bị động Ngược với quan niệm trên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng trong tiếng Việt mặc dù không có phạm trù bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học nhưng vẫn có cấu trúc bị động hay câu bị động. Nguyễn Phú Phong (1976) thừa nhận bị động như là một phạm trù ngữ pháp tách biệt trong tiếng Việt. Ông biện luận rằng có thể xác lập một cặp câu chủ động - ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (2)" DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (2)* Nguyễn Hồng Cổn Bùi Thị Diên 2.Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt 2.1 Các quan niệm khác nhau vê câu bị động trong tiếng Việt Từ trước đến nay vấn đề dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Việt là một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học. Mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học như trong các ngôn ngữ châu Âu, nhưng ý kiến của họ lại khác nhau khi nói đến sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt. Tựu trung, có thể quy các ý kiến khác nhau về hai quan niệm: phủ nhận và thừa nhận sự có mặt của câu bị động trong tiếng Việt. 2.1.1 Quan niệm cho rằng tiếng Việt không có câu bị động: Một số nhà nghiên cứu (G. Cardier, M.B. Emeneau, Trần Trọng Kim...) cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, động từ tiếng Việt không có các chỉ tố đánh dấu về ngôi, thời, thức, dạng..., nên không tồn tại câu bị động như các ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.). Để chuyển được một câu từ dạng chủ động sang dạng bị động thì các ngôn ngữ biến hình phải dùng đến sự biến đổi hình thái của động từ. Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ không có hiện tượng biến hình từ nên không thể đáp ứng được tiêu chí hình thái học khắt khe này của dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp. Chủ trương không có sự đối lập của dạng chủ động và bị động trong các ngôn ngữ này, L.C. Thompson (1965: 217) cũng cho rằng những cấu trúc có được và bị chỉ là sự chuyển dịch tương đương từ những cấu trúc bị động trong ngôn ngữ Châu Âu. L.C. Thompson gọi đó là cách diễn đạt bị động logic chứ không coi chúng là một phạm trù ngữ pháp tách biệt. Ngoài tiêu chí hình thái học một số tác giả còn dựa vào đặc điểm tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề chứ không phải thiên chủ ngữ để phủ nhận sự có mặt của phạm trù bị động trong tiếng Việt. Họ cho rằng trong các ngôn ngữ thiên chủ đề thì không thể xuất hiện bị động bởi bị động là đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ. Ý kiến này xuất phát từ luận điểm của Ch.N. Li và S.A. Thompson (1976) về sự đối lập giữa hai loại hình ngôn ngữ “thiên chủ ngữ” và “thiên chủ đề”. Các tác giả này cho rằng cấu trúc bị động rất phổ biến trong các ngôn ngữ thiên chủ ngữ, còn ở những ngôn ngữ thiên chủ đề thì bị động thường vắng mặt hoặc ít gặp. Nếu xuất hiện, nó thường mang một nghĩa đặc biệt, giống như bị động nghịch cảnh (adversity) trong tiếng Nhật. Dựa vào ý kiến của Ch.N. Li và S.A. Thompson (1976) một số tác giả (Nguyễn Thị Ảnh 2000, Cao Xuân Hạo 2001) cũng cho rằng tiếng Việt không có thái bị động, do đó không có câu bị động. Theo các tác giả, tiếng Anh và các thứ tiếng Châu Âu khác là những ngôn ngữ thiên chủ ngữ, còn tiếng Việt có đủ những thuộc tính của một ngôn ngữ thiên chủ đề, vì thế rất khó có thể có cấu trúc bị động. Những tác giả ủng hộ quan điểm tiếng Việt không có dạng bị động và câu bị động còn dựa trên quan niệm rằng các động từ bị và được là những động từ ngoại động chính danh, nên không thể coi chúng là dấu hiệu ngữ pháp biểu hiện quan hệ bị động. Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng các động từ bị, được là những động từ độc lập đóng vai trò chính trong bộ phận vị ngữ của câu chứ không phải là hư từ biểu thị dạng bị động của động từ. Về ý nghĩa, được có nghĩa như tiếp nhận hoặc chịu đựng một cách thích thú, còn bị biểu thị ý nghĩa chịu 1 đựng một sự không may (chết, thất bại, v.v.) hay cũng có thể nói rằng biểu thị trạng thái rủi ro của chủ thể. Về đặc điểm ngữ pháp, khác với bị và được trong tiếng Hán hiện đại, bị và được trong tiếng Việt vẫn còn được dùng như một thực từ chân chính, có khả năng kết hợp rất phong phú. Từ đó, Nguyễn Kim Thản đã đi đến kết luận rằng: trong tiếng Việt hiện đại xét về mặt lịch sử cũng như thực tế thì ý nghĩa của những động từ này (bị và được - N.H.C) vẫn giữ nguyên vẹn trong mỗi trường hợp, đặc điểm ngữ pháp của nó trước sau vẫn là đặc điểm của một động từ độc lập chứ không phải là đặc điểm của một hư từ, còn những thành phần đứng sau nó đều là bổ ngữ của nó cả.” Nói cách khác Nguyễn Kim Thản không công nhận bi/ được là dấu hiệu của dạng bị động của động từ tiếng Việt và động từ tiếng Việt không có dạng bị động. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản đuợc Nguyễn Minh Thuyết (1986,1998) ủng hộ và làm sáng rõ thêm. Tuy nhiên, dù không thừa nhận tiếngViệt có dạng bị động như các ngôn ngữ châu Âu, nhưng cả hai tác giả đều cho rằng tiếng Việt có cách biểu hiện ý nghĩa bị động riêng của mình, đó là cách biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp (Nguyễn Kim Thản) hay phương tiện từ vựng (Nguyễn Minh Thuyết). Theo Nguyễn Thị Ảnh (2000), thái bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp được biểu đạt bằng các phuơng tiện hình thái học bắt buộc tuyệt đối chỉ có ở các ngôn ngữ “thiên chủ ngữ”, còn tiếng Việt là một ngôn ngữ “thiên chủ đề” thì ý nghĩa bị động không có một hình thức biểu đạt riêng như thế. Để khẳng định tiếng Việt không có thái bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp, tác giả đã đưa ra nhiều ví dụ chứng minh rằng được, bị là những vị từ ngoại động chính danh chứ không phải là các hư từ đánh dấu thái bị động. Quan niệm này cũng nhận được sự đồng tình của Cao Xuân Hạo (2002). 2.1.2 Quan niệm thừa nhận tiếng Việt có câu bị động Ngược với quan niệm trên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng trong tiếng Việt mặc dù không có phạm trù bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học nhưng vẫn có cấu trúc bị động hay câu bị động. Nguyễn Phú Phong (1976) thừa nhận bị động như là một phạm trù ngữ pháp tách biệt trong tiếng Việt. Ông biện luận rằng có thể xác lập một cặp câu chủ động - ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cơ sở ngôn ngữ chuyên khoa ngôn ngữ ngôn ngữ học nghiên cứu xã hội nghiên cứu ngôn ngữ ngữ pháp câu từTài liệu cùng danh mục:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1527 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 472 0 0 -
57 trang 333 0 0
-
44 trang 297 0 0
-
19 trang 289 0 0
-
63 trang 286 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 284 0 0 -
13 trang 261 0 0
-
95 trang 258 1 0
-
80 trang 254 0 0
Tài liệu mới:
-
77 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non
22 trang 0 0 0 -
66 trang 0 0 0
-
Giáo án Sinh hoạt ngoại khóa THPT: Hoạt động Ngày hội văn hóa dân gian năm học 2020-20201
10 trang 0 0 0 -
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán (Chuyên) năm 2024 có đáp án - Trường THCS Ninh Vân, Hoa Lư
13 trang 0 0 0 -
Sandbox và TrustRank của Google
4 trang 1 0 0 -
Cách kiểm tra website có bị Sandbox.
3 trang 1 0 0 -
Google Sandbox và Phương pháp kiểm tra
4 trang 1 0 0 -
Bài giảng Autocad 2D: Dùng cho phiên bản Autocad 2018 – KS. Nguyễn Văn Huy
229 trang 0 0 0 -
125 trang 0 0 0