Danh mục

Báo cáo đào tạo đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia (PFRA)

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.85 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách tiếp cận đầu tiên về quản lý rừng do SFDP phát triển trong những năm gần đây không lấy các số liệu về trữ lượng rừng thực tại làm căn cứ. Vì thế, không thể có được những dự đoán chính xác về khả năng cung cấp của rừng. Tuy vậy, việc xác định các cấp độ phát triển bền vững đối với phát triển và sử dụng rừng cũng như tăng cường trách nhiệm ở cấp cơ sở gần đây đã được xem như là những nhân tố chủ yếu trong quá trình lập kế hoạch quản lý rừng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo đào tạo đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia (PFRA) Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia (PFRA) Báo cáo đào tạo Số 1 Philipp Roth soạn thảo Sơn La, 29.08.2003 Báo cáo đào tạo PFRA Vài nét về khoá đào tạo Thời gian: 26 – 28. tháng 8 năm 2003 Địa điểm: Huyện Yên châu, xã Chiềng Hặc, bản Văng lùng Thành viên tham dự: 10 dân bản (có 1 phụ nữ) 1 cán bộ khuyến lâm (Cán bộ kiểm lâm) 4 cán bộ hỗ trợ (3 người là cán bộ dự án SFDP) Những từ viết tắt dbh Đường kính thân cây ở độ cao ngang ngực FPD Chi cục kiểm lâm FPR Quy ước bảo vệ rừng ha Héc ta LUPLA Quy hoạch sử dụng đất và giao đất NTFP Sản phẩm ngoài gỗ PFRA Đánh giá tài nguyên có sự tham gia SFDP-Song Da Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 2 Báo cáo đào tạo PFRA Mục lục Vài nét về khoá đào tạo .................................................................................. 2 Những từ viết tắt ............................................................................................ 2 Mục lục ........................................................................................................... 3 I. Giới thiệu .................................................................................................... 4 II. Nội dung thực hiện .................................................................................... 4 Bước 1: Giới thiệu về phương pháp lập lô rừng............................................ 4 Bước 2: Ước lượng nhu cầu hàng năm của dân bản ..................................... 5 Bước 3: Thu thập dữ liệu và Phân tích ......................................................... 6 Bước 4: Bài tập miêu tả diễn tiến phát triển của rừng ................................. 7 Bước 5: Bảng Mục tiêu Cơ hội và những Thử thách...................................... 8 Bước 6: Kế hoạch quản lý 5 năm ................................................................. 9 III. Kết luận và kiến nghị ............................................................................... 9 Phụ lục 1: Bản đồ rừng của bản ................................................................... 11 Phụ lục 2: Mẫu mô tả lô rừng ....................................................................... 12 Phụ lục 3: Bảng nhu cầu của bản ................................................................. 13 Phụ lục 4: Phân bố số lượng và cấp đường kính ........................................... 14 Phụ lục 5: Bảng vấn đề và cơ hội ................................................................. 15 Phụ lục 6: Kế hoạch quản lý 5 năm .............................................................. 16 Sách tham khảo............................................................................................ 17 Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 3 Báo cáo đào tạo PFRA I. Giới thiệu Cách tiếp cận đầu tiên về quản lý rừng do SFDP phát triển trong những năm gần đây không lấy các số liệu về trữ lượng rừng thực tại làm căn cứ. Vì thế, không thể có được những dự đoán chính xác về khả năng cung cấp của rừng. Tuy vậy, việc xác định các cấp độ phát triển bền vững đối với phát triển và sử dụng rừng cũng như tăng cường trách nhiệm ở cấp cơ sở gần đây đã được xem như là những nhân tố chủ yếu trong quá trình lập kế hoạch quản lý rừng. Chính vì vậy, SFDP đã xây dựng một phương pháp đơn giản song toàn diện về đánh giá tài nguyên có sự tham gia, trong đó đảm bảo các cấp độ phát triển bền vững bằng những hướng dẫn thực tế cho người dân trong việc chủ động phát triển và sử dụng rừng, và cách này cũng bảo đảm dài hạn những lợi ích cho người dân trong khi quản lý rừng của họ. Bên cạnh việc làm cho người dân quen với các phương pháp đánh giá tài nguyên có sự tham gia, khoá đào tạo này cũng nhằm mục tiêu kiểm tra phương pháp luận cụ thể do SFDP phát triển, nhằm mục đích bảo đảm tính đơn giản song cũng cho phép những điểu chỉnh và cải thiện bất cứ khi nào cần thiết. II. Nội dung thực hiện Phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, dân tộc cũng như các yếu tố về môi trường nên tất cả các khoá đào tạo được tổ chức ở cấp bản đều thể hiện những đặc điểm năng động duy nhất đặc trưng cho địa điểm đó. Báo cáo này nhằm mục tiêu chia sẻ những kinh nghiệm rút ra được từ khoá đào tạo 3 ngày được thực hiện tại Bản Văng lùng trong thời gian 26-28 tháng 8 năm 2003. Các bước riêng biệt của khoá đào tạo được bắt đầu theo thứ tự thời gian và việc giải thích về các nội dung cụ thể được thêm vào bất kỳ lúc nào thấy cần thiết để có thể hiểu được các kết quả trình bày tại phần phụ lục (xem cuối tài liệu này). Bước 1: Giới thiệu về phương pháp lập lô rừng Sau khi giới thiệu ngắn gọn về ý tưởng của đánh giá tài nguyên có sự tham gia (PFRA) và tiếp là lập kế hoạch quản lý, một bản đồ ảnh máy bay có tỷ lệ 1:10.000 chụp toàn bộ khu vực của bản được sử dụng để xác định các khu vực rừng bao quanh bản (để có thêm chi tiết, đề nghị xem hướng dẫn dành cho giáo viên do SFDP phát triển, Müller, D. & Wode, B. 2002, tài liệu này cũng có trên mạng). Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà 4 Báo cáo đào tạo PFRA Do việc dân bản đã quen với kỹ thuật này qua các bài tập lập quy hoạch sử dụng đất và giao đất trước đây (LUPLA), nên trong thời gian ngắn họ có thể ngay lập tức vẽ được các khu vực đất và kiểu rừng khác nhau trong bản. Kết quả của bài tập này được trình bày trong Phụ lục 1 ở cuối ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: