Thông tin tài liệu:
Báo cáo "Định kiến tộc người: Vài nét khái quát và một số đề xuất cho các bước nghiên cứu tiếp theo" gồm có các nội dung chính như: Vài nét khái quát về khái niệm định kiến; định kiến tộc người; nhận diện định kiến tộc người ở Việt Nam, một số vấn đề cần làm sáng tỏ;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo Định kiến tộc người: Vài nét khái quát và một số đề xuất cho các bước nghiên cứu tiếp theoVIỆN NGHIÊN CỨU KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG (ISEE) ĐỊNH KIẾN TỘC NGƯỜI: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤTCHO CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Người thực hiện: Nguyễn Công Thảo Thao Nguyen [Type the company name] [Pick the date] Hà Nội, tháng 6 năm 2010ĐỊNH KIẾN TỘC NGƯỜI: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Người thực hiện: Nguyễn Công Thảo Hà Nội, 6/2010 2 MỤC LỤCMỤC LỤC ..................................................................................................................................3A. Vài nét khái quát về khái niệm định kiến ................................................................................4B. Định kiến tộc người ................................................................................................................7 (i). Khái niệm tộc người...........................................................................................................7 (ii). Các tiêu chí xác định thành phần tộc người .......................................................................8 (iii). Một số vấn đề về định kiến tộc người ............................................................................. 12 (a). Khái niệm hóa: ............................................................................................................ 12 (b). Tổng quan những nghiên cứu về định kiến tộc người trên thế giới và Việt Nam........... 13C. Nhận diện định kiến tộc người ở Việt Nam, một số vấn đề cần làm sáng tỏ........................... 30 1. Khung tiếp cận:.................................................................................................................. 30 2. Khung lí thuyết .................................................................................................................. 30 3. Khái niệm hóa: .................................................................................................................. 32 4. Các tiền đề/nguyên nhân tạo ra định kiến tộc người ........................................................... 34 5. Các biểu hiện của định kiến tộc người................................................................................ 37 6. Xác định một một đối tượng cụ thể .................................................................................... 38 7. Xác định các hình thức biểu hiện của định kiến.................................................................. 39 8. Xác định hệ quả của định kiến tộc người............................................................................ 39 9. Xác định cơ chế can thiệp .................................................................................................. 40 10. Xác định phương tiện/cách thức can thiệp: ....................................................................... 41 11. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 41Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 43 3A. Vài nét khái quát về khái niệm định kiến Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, định kiến là: “xu thế tâm lí (tâm thế) tiêu cực đốivới một nhóm xã hội, một cá nhân hay một sự vật, là hiện tượng nhất định có tính chất định hình, khóthay đổi bằng những thông tin, nhận thức duy lí. Có các loại định kiến về chính trị, triết học, tôn giáo,văn hoá, xã hội, quan hệ cá nhân, vv. Nguồn gốc định kiến rất phức tạp nhưng thường hình thành trongmột hoàn cảnh xã hội lịch sử cụ thể nào đó (ảnh hưởng của gia đình, của nhóm xã hội, kinh nghiệm bảnthân, sách vở, vv.), được củng cố, định hình dần và được biện minh là hợp lí trong nội tâm. Nhữngngười dễ có định là những người hay lo âu, dao động, bảo thủ, vv. Định kiến thường gây ra những trởlực lớn trong giao tiếp xã hội, quan hệ giữa người với người, nhiều khi dẫn đến những mâu thuẫn xungkhắc vô cớ”(http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=2326aWQ9MzQ5MzYmZ3JvdXBpZD0ma2luZD1leGFjdCZrZXl3b3JkPSVjNCU5MCVlMSViYiU4YU5IK0tJJWUxJWJhJWJlTg==&page=1). Có thể thấy, định nghĩa trên tiếp cận vấn đề định kiến ở tầm khái quát, và mang ý nghĩa ...