Danh mục

Báo cáo: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội

Số trang: 22      Loại file: docx      Dung lượng: 50.42 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 22,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết cấu chính của bài tiểu luận gồm 3 chương: Cơ sở lý luận chung về động lực và tạo động lực trong lao động, tình hình thực hiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội, một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo: Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài:  Giải pháp tạo động lực cho người lao động tại  Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU Phát huy nhân tố  con người là vấn đề  rộng lớn và rất phức tạp. Làm thế  nào để  phát huy được nhân tố  con người để  họ  phục vụ  tốt nhất cho sự  phát  triển của doanh nghiệp nói riêng, kinh tế đất nước nói chung đang là một vấn đề  đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu tương đối cơ bản. Nguồn lực con người là  nguồn lực quý giá của mỗi quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp, nó mang ý  nghĩa quyết định đối với sự  phát triển của mỗi quốc gia. Một doanh nghiệp   muốn phát triển đi lên thì phải sử  dụng triệt để  nguồn lực con người  và phải  luôn tạo ra động lực cho người lao động hăng say, nhiệt tình, ham mê với công  việc, điều đó sẽ tạo ra năng suất lao động cao góp phần vào việc đạt được mục   tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần cải thiện điều kiện lao động, đời  sống của người lao động ngày càng được nâng cao.  Vấn đề người lao động quan  tâm giờ đây không chỉ đơn thuần là những nhu cầu vật chất mà còn bao gồm cả  những nhu cầu về tinh thần. Vì vậy doanh nghiệp cần phải nhận biết được nhu   cầu đang tồn tại trong người lao động để đáp ứng nhu cầu đó. N hận thức được  tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động trong mỗi doanh  nghiệp, em  mạnh dạn  chọn đề  tài  “Giải pháp tạo động lực cho người lao   động tại Tổng  Công ty  Đầu tư  và  Phát triển  Nhà Hà Nội”  với mong muốn  đóng góp một phần cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty. Đề  tài này sẽ  nghiên cứu và làm sáng tỏ  các vấn đề  lý luận cơ  bản về  quản trị nguồn nhân lực nói chung và vấn đề đãi ngộ nhân sự nói riêng, tạo động  lực làm việc cho người lao động. Phân tích, đánh giá công tác tạo động lực trong  lao động của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội. Đề tài nhằm đưa  2 ra các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động  áp dụng tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội. Kết cấu chính của bài tiểu luận gồm 3 chương: ­ Chương 1: Cơ sở lý luận chung về  động lực và tạo động lực trong lao   động. ­  Chương 2:  Tình hình thực hiện công tác tạo động lực cho người lao   động tại Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội. ­ Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho  người lao động tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội. 3 Chương 1:  CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘNG LỰC  VÀ TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG 1.1. Động lực lao động và sự  càn thiết phải tạo động lực cho người   lao động 1.1.1. Các khái niệm cơ bản  Động cơ được hiểu là sự sẵn sàng, quyết tâm thực hiện với nỗ lực  ở  mức độ cao để đạt được các mục tiêu của tổ chức.  Nhu cầu có thể được hiểu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy   thiếu thốn không thỏa mãn về một cái gì đó.  Động lực lao động là sự  khao khát và tự  nguyện của người lao động   để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức.  Tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp  của nhà Quản trị  áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ  cho người  lao động. 1.1.2. Sự cần thiết phải tạo động lực trong lao động 1.1.2.1. Vai trò của tạo động lực lao động Vai trò của hoạt động tạo động lực được xét trên cả  3 khía cạnh: người   lao động, doanh nghiệp và cả xã hội đều vô cùng quan trọng. 1.1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng hình thành động lực trong công ty 4 Trong doanh nghiệp, động lực để  các nhân viên làm việc tốt, cống hiến  hết mình cho công ty, gắn bó với công ty là một yếu tố quyết định rất lớn đến   sự tồn tại và phát triển của công ty. Không một công ty nào có thể tồn tại lâu dài   và phát triển mà không có sự  đóng góp công sức, trí tuệ  của những con người  tâm huyết. Chính vì vậy, dù ít hay nhiều, trong công ty cũng phải có các hoạt  động tạo động lực làm việc cho người lao động. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động  Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động: ­ Nhu cầu và lợi ích của người lao động. ­ Mục tiêu cá nhân. ­ Thái độ, tính cách cá nhân. ­ Khả năng ­ Năng lực của cá nhân. ­ Thâm niên, kinh nghiệm công tác.   Các nhân tố  thuộc môi trường doanh nghiệp:  Là những nhân tố  bên  ngoài có ảnh hưởng đến người lao động. Nó bao gồm các nhân tố sau: ­ Văn hóa doanh nghiệp. ­ Nhà quản lý và hệ thống Chính sách quản lý nhân sự. ­ Điều kiện làm việc.  Các yếu tố thuộc về nội dung, bản chất công việc: ­ Tính hấp dẫn của công việc. ­ Mức độ khác nhau về nhiệm vụ, trách nhiệm. ­ Sự phức tạp của công việc. ­ Khả năng thăng tiến trong công việc. ­ Quan hệ trong công việc. 1.2. Một số học thuyết về tạo động lực 5 Động lực lao động là một trong những vấn đề mà nhiều nhà quản lý cũng  như  nhà khoa học quan tâm. Có rất nhiều lý thuyết cũng như  những bàn luận  xung quanh khái niệm này. Tựu chung lại là những học thuyết sau: 1.2.1. Học thuyết về nhu cầu của Maslow Theo Maslow nhu cầu của con người được chia thành 5 mức độ  và tăng  dần. Trong đó được chia:       * 3 nhu cầu tối thiểu:   ­ Nhu cầu sinh lý: là những nhu cầu như ăn mặc, ở, đi lại…         ­ Nhu cầu an toàn: Là các chế  độ  như  BHXH, BHYT được đáp  ứng đầy   đủ cho người lao động theo quy định của nhà nước         ­ Nhu cầu xã hội: là quan hệ nhân sự giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các  đồng nghiệp với nhau trong cùng một đơn vị… một cách phù hợp và hợp tác.       * 2 nhu cầu bậc cao:         ­ Nhu cầu được tôn trọng: sau khi những  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: