Danh mục

Báo cáo kết quả khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2013 của Viện Bảo vệ Thực vật

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 487.42 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày về báo cáo kết quả khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2013 của Viện Bảo vệ Thực vật. Viện Bảo vệ thực vật, cơ quan thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ về các đối tượng sâu, bệnh hại, cỏ dại trên cây trồng và biện pháp phòng trừ đồng thời nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật về chẩn đoán nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh cũng như việc chuyển giao và xây dựng mô hình về bảo vệ thực vật theo hướng nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường tạo nền nông nghiệp sạch cho các sản phẩm... Năng suất cây trồng cao là mục tiêu cho tất cả các hệ thống nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo kết quả khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2013 của Viện Bảo vệ Thực vật VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÁO CÁO KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 CỦA VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT PGS.TS. Phạm Thị Vượng Quyền Viện trưởng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Viện Bảo vệ thực vật, cơ quan thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ về các đối tượng sâu, bệnh hại, cỏ dại trên cây trồng và biện pháp phòng trừ đồng thời nghiên cứu phát triển công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật về chẩn đoán nhanh và chính xác tác nhân gây bệnh cũng như việc chuyển giao và xây dựng mô hình về bảo vệ thực vật theo hướng nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường tạo nền nông nghiệp sạch cho các sản phẩm. Năng suất cây trồng cao là mục tiêu cho tất cả các hệ thống nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là sử dụng một cách hiệu quả các nguồn thiên nhiên nhằm tạo ra thu nhập thích hợp để phục vụ cho các nhu cầu cá nhân, xã hội và nền kinh tế của đất nước. Tất cả những điều đó cần được thực hiện với sự thay đổi về môi trường trong khuôn khổ cho phép của xã hội và chính trị. Nông nghiệp nói chung theo định nghĩa tạo nên những thay đổi về môi trường, các hệ thống nông nghiệp đột phá một cách có mục đích các hệ thiên nhiên, sinh thái thông qua các hình thức can thiệp của con người. Trong những năm qua, ngành bảo vệ thực vật đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc đưa nước ta thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới và phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp khác như: Xuất khẩu quả thanh long, bưởi Da Xanh, Năm Roi, cà phê, ca cao, tiêu... Nghệ An có nhiều cây trồng chủ lực như: Cam Xã Đoài, mía, lạc, cà phê, cao su. Khoa học công nghệ là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy các hoạt động BVTV hiệu quả, an toàn và kinh tế. Trong lịch sử phát triển của Viện đã có nhiều mốc lịch sử đáng ghi nhớ về các trận dịch do sâu, bệnh gây ra và toàn ngành đã đối phó và phòng chống để đảm bảo lương thực. Cụ thể trong những năm gần đây đã có các trận dịch trên các đối tượng cây trồng sau: - Cây lương thực: Năm 2006 - 2007 dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh phía Nam 60 và đến đầu năm 2011 dịch đang có chiều hướng bùng phát trở lại; năm 2009 dịch bệnh lùn sọc đen phương Nam gây thiệt hại lớn trên lúa cho các tỉnh phía Bắc và miền Trung, trong đó phải kể đến Nghệ An, Nam Định bị bệnh lùn sọc đen phương nam gây hại nặng nhất đồng thời dịch bệnh này cũng gây hại nghiêm trọng trên ngô. Bệnh đạo ôn, bạc lá là hai đối tượng mà hàng năm luôn gây hại trên lúa; 2011 và hiện nay dịch bệnh chổi rồng đang gây hại nặng trên sắn. - Cây mía: Năm 2008 - 2009 dịch bệnh chồi cỏ mía đã phá hủy hơn 5.000ha tại Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu (Nghệ An), bệnh đã làm cho nhà máy không có đủ nguyên liệu, bệnh trắng lá mía hiện nay đang lan rộng trên khắp các tỉnh có diện tỉnh trồng mía lớn. Những năm trước 2008 và cho đến nay bọ hung và rệp xơ bông trắng luôn là đối tượng gây hại nặng trên mía, chúng đã làm giảm độ đường của mía. - Cây hồ tiêu: Từ năm 2005 - 2007 gây hiện tượng chết nhanh, chết chậm hàng loạt ở các vườn kinh doanh - Cây cà phê: Bao gồm dịch rệp sáp và các loại sâu mới hại cà phê - Cây cao su gồm dịch bệnh phấn trắng và rụng lá cao su vào năm 2009, chết cành và mất mủ cao su vào năm 2010. - Cây rừng: Dịch sâu róm gây hại năng trên cây thông tại Nghệ An, Hà Tĩnh vào năm 2006 2007, bọ ánh kim hại cây hồi năm 2012 ở Lạng Sơn. - Cây ăn quả: Tiếp tục dịch bệnh greening và tristeza đe dọa ngành phát triển cây có múi, ngoài ra còn xuất hiện bệnh tatterleaf, exocortis, bệnh chổi rồng hại nhãn, bệnh đốm trắng thanh long, ruồi vàng gây hại nặng trên tất cả các loại cây ăn trái và rau ăn quả, đặc biệt gây tổn thất lớn đến việc xuất khẩu quả có múi, thanh long... Trong những năm qua hệ thống nghiên cứu và chỉ đạo công tác bảo vệ thực vật được chặt chẽ, sâu sát hơn, nắm bắt kịp thời các vấn đề nổi lên và giải quyết kịp thời phục vụ sản xuất. Hệ Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất thống mạng lưới bảo vệ thực vật ngày càng được nâng cao về kiến thức và kinh nghiệm thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ, tập huấn cho nông dân và đào tạo cán bộ. Từ những công tác đó mà nông nghiệp nước ta đã được các nước trong khu vực và thế giới đánh giá cao. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ BVTV, những năm qua đã phối hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu và triển khai, chỉ đạo sản xuất, góp phần ổn định và nâng cao tổng sản lượng lương thực trên cả nước nói chung. II. KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 2.1. Bảo quản và thu thập bộ mẫu Quốc gia - Bảo quản và thu thập: Duy trì và bảo quản tốt bộ mẫu vật (côn trùng trên 8.000 loài, trên 100 ngàn mẫu vật, nhiều mẫu sâu non; trên 750 loại mẫu bệnh cây và trên 700 loài cỏ dại hại cây trồng nông nghiệp). Bảo tồn và duy trì được các nguồn vi sinh vật để sử dụng trong nghiên cứu, đánh giá chọn tạo giống chống chịu và nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học. Các nguồn nấm có ích ký sinh trên rầy nâu, rầy lưng trắng, ve sầu hại cây cà phê. Các nguồn vi sinh vật duy trì sức sống 100%. - Phân lập isolate mới: Đã phân lập được nấm Fusarium oxysporum gây bệnh héo vàng cà chua, dưa chuột. Phân lập các mẫu đất trồng cà chua, dưa chuột thu được 6 isolate xạ khuẩn, 6 isolate vi khuẩn và 5 isolate Trichoderma có khả năng đối kháng cao với nấm F. oxysporum Thử nghiệm 36 dòng VSV có khả năng đối kháng nấm F. oxysporum, hiệu quả trên 85%. Kết quả thử nghiệm chất hữu cơ bột tôm cua có tác dụng trên 40% hạn chế sự phát triển của nấm F. oxysporum. Trên cây cao su đã phân lập và làm thuần đươc 52 isolate nấm Corynespora casiicola. Phân lập và tách được 80 isolate thuần đối với bệnh thối quả ca cao. Đã thu thập được 25 chủng nấm. Đánh giá khả năng phân giải enzym ngoại bào trên các cơ chất khác nhau của các chủng BR5, BR11, BR13, BR16, MR1, MR3, MR4 và hỗn hợp chủng MR7 với BR9, BR5 với MR4. Xác định nấm phát triển tốt nhất ở trong số 4 mức nhiệt độ thí nghiệm. Bảo quản bằng glyc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: