Danh mục

BÁO CÁO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CỦA NẤM PHIẾN ĐỐM VÂN LƯỚI PANAEOLUS AFF. RETIRUGIS

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.09 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,500 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nấm độc có thể gây hại cho con người và động vật có vú nếu ăn phải chúng. Tuy nhiên, các “độc dược” thu nhận được từ nấm nếu biết sử dụng đúng cách lại là một nguồn dược liệu vô cùng quý, có ứng dụng rất lớn đối với việc điều trị một số bệnh trong y học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO KHOA HỌC: "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ĐỘC TÍNH CỦA NẤM PHIẾN ĐỐM VÂN LƯỚI PANAEOLUS AFF. RETIRUGIS"NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀĐỘC TÍNH CỦA NẤM PHIẾN ĐỐM VÂN LƯỚIPANAEOLUS AFF. RETIRUGISHoàng Văn Vinh, Trịnh Tam KiệtTrung tâm Công nghệ Sinh học - ĐHQG Hà nộiĐỗ Ngọc LiênTrường ĐHKHTN- ĐHQG Hà nộiI. MỞ ĐẦUNấm độc có thể gây hại cho con người và động vật có vúnếu ăn phải chúng. Tuy nhiên, các “độc dược” thu nhậnđược từ nấm nếu biết sử dụng đúng cách lại là một nguồndược liệu vô cùng quý, có ứng dụng rất lớn đối với việcđiều trị một số bệnh trong y học. Ví dụ như: từ một số loàinấm độc thuộc chi: Psilocybe, Conocybe, Stropharia,Panaeolus, Copeladia, Chlorophyllum…con người đã chiếtxuất được nhiều chất có hoạt tính sinh học, mà chủ yếu làcác alkaloid, ở nồng độ cao mang tính độc, có thể giết chếtngười và động vật. Tuy vậy với nồng độ thấp, ở liều lượngthích hợp nó lại là dược liệu quý có tác dụng hỗ trợ trongkhi sản phụ sinh nở, chống bệnh biếu cổ, chống nhức đầu,cũng như các bệnh thần kinh và tim mạch khác. Đăc biệtmột số loài nấm có chứa độc tố alkaloid gây ra trạng thái ảogiác gọi là hallucinogenic mushroom có ứng dụng điều trịcác bệnh tâm thần, mất trí nhớ…[3]Chính vì nhữn lý do trên mà nấm độc ngày càng thu hút sựquan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới.Và nghiên cứu này cũng nhằm góp phần nhỏ vào sự hiểubiết chung về nấm độc đặc biệt là nấm độc Việt Nam.II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁPNguyên liệu:- Nấm Panaeolus aff. retirugis được thu hái trên bãi cỏchăn thả trâu bò tại Hà Nội và Gia Bình- Bắc Ninh.- Chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, trọng lượng trung bình từ23- 24g do Viện Vệ sinh Dịch tễ cung cấp.- Máu người: nhóm máu A, B, O do Việt huyết học vàtruyền máu- bệnh viện Bạch Mai cung cấp.- Các chủng vi sinh vật do Bảo tàng giống chuẩn vi sinhvật- TTCNSH- ĐHQG cung cấp.- Các hoá chất được sử dụng dưới dạng tinh khiết.Phương pháp- Phân loại học theo phương pháp của Trịnh Tam Kiệt [5]- Nghiên cứu sự mọc và sự hình thành quả thể theo cácphương pháp nghiên cứu của Trịnh Tam Kiệt và các tác giả[4]- Định tính và tách chiết alkaloid tổng số theo các phươngpháp cập nhật đã được mô tả [8, 10, 11]- Thực hiện phản ứng gây ngưng kết hồng cầu theo nguyêntắc của Gebauer [9]- Thử khả năng kháng khuẩn của độc tố: Theo phương phápkhuyếch tán trên đĩa thạch. Môi trường nuôi cấy làMueller- Hinton [9, 6]III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN1. Nghiên cứu hình thái quả thể và bào tử Panaeolus aff. retirugis (Fr.) Gill, Họ StrophariaceaSinger KA. H. Sm. 1946, thuộc chi Panaeolus (Fr.) Quel.,1872. Đây là một chi tương đối lớn, ở Việt Nam đã có 10loài được ghi nhận [5]. Mũ nấm khi non có hình cầu, khimở ra thành hình bán cầu, màu trắng xám. Bề mặt mũ nhẵnbóng và khô, không nhày dính, đường kính khoảng 1-3cm.Phiến màu xám nhạt khi non, sau màu xám đen, lốm đốm(do bào tử chín không đều tạo nên những đốm đen trên nềnxám). Cuống cùng màu với mũ, mảnh, dễ gẫy. Thịt nấmmỏng, màu trắng. Bào tử màu nâu, hình quả chanh, kíchthước: 12- 14vm x 6-8m. Chúng thường mọc trên phântrâu bò mục, các bãi cỏ chăn thả gia súc, ven đường, đấttrồng có bón phân chuồng. Đây là loài nấm độc mọc quanhnăm.Hình1: Quả thể và bào tử của nấm Panaeolus aff. retirugis2. Nghiên cứu sự mọc của nấm Giống gốc thuần khiết được phân lập từ mô rất mỏngcủa quả thể nấm Panaeolus aff. retirugis. Giống gốc nấmtrên môi trường thạch nghiêng được cấy truyền sang môitrường thạch trong bình tam giác để nghiên cứu tốc độ sinhtrưởng của hệ sợi, kết quả được chỉ ra trong bảng sau: Bảng 1: Tốc độ mọc của sợi nấmQua kết quả nghiên cứu hệ sợi của nấm Paneolus aff.retirugis trên môi trường thạch chúng tôi nhận thấy: Saukhi tách phân lập được giống thuần khiết từ miền mô thểquả non, hệ sợi phát triển tốt ở 25 ± 3OC trên môi trườngthạch. Tốc độ mọc của sợi nhìn chung là khá chậm (68-70m/giờ). Sau khoảng 7-15 ngày hệ sợi mọc dày đặc trên bềmặt thạch và sau khoảng 26 ngày bắt đầu xuất hiện sắc tốvàng ở vùng tâm khuẩn lạc (miền sợi già) đó là dấu hiệuxuất hiện mô sẹo. Khi quan sát dưới kính hiển vi, sợi nấm Paneolus aff.retirugis là sợi có vách ngăn, tồn tại dưới 2 dạng: dạng sợibình thường, đó là dạng sợi mảnh, có độ dày khoảng 2-3m, không nhìn thấy các hạt nội chất bên trong. Dạng thứ 2là dạng sợi căng phình, bên trong chứa nhiều hạt nội chất,có độ dày khoảng 4-10 m.3. Kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học3.1. Định tính alkaloid Để xác định nhanh sự có mặt của alkaloid trong nấm, tacó thể tiến hành theo cách đơn giản sau: Lấy 1-2 g nguyênliệu, ngâm vào 5 ml dung dịch CH3COOH 1%, đun sôi, lọcqua giấy lọc, li tâm bỏ cặn. Dịch lọc đem thử với các thuốcthử đặc hiệu với alkaloid [2, 7] Bảng 2: Phát hiện các hợp chất alkaloid trong nấm.Kết quả bảng 2 cho thấy:Các phản ứng phát hiện alkaloid trong nấm Paneolus aff.retirugis đều dương tính, chứng tỏ sự có mặt của nhó ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: