Danh mục

BÁO CÁO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN SILYMARIN VÀ TẠO SINH KHỐI TẾ BÀO TỪ CÚC GAI (SILYBUM MARIANUM) TRỒNG Ở VIỆT NAM.

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.99 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây Cúc gai (Silybum marianum) thuộc họ Cúc Asteraceae, là cây thảo 1-2 năm, ra hoa vào năm thứ 2, nguyên liệu dùng sản xuất thuốc là hạt quả hoặc toàn cây. Cây phát triển chủ yếu ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Đông Á .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÁO CÁO KHOA HỌC: "NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN SILYMARIN VÀ TẠO SINH KHỐI TẾ BÀO TỪ CÚC GAI (SILYBUM MARIANUM) TRỒNG Ở VIỆT NAM."NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ THUNHẬN SILYMARIN VÀ TẠO SINH KHỐI TẾ BÀOTỪ CÚC GAI (SILYBUM MARIANUM) TRỒNG ỞVIỆT NAM.Nguyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Quốc KhangKhoa Sinh học– Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – HànộiLê Thị Lan Oanh, Nguyễn Thị Tố Nga, Nguyễn ThịNgọc DaoViện Công nghệ Sinh học, Hà nộiI. ĐẶT VẤN ĐỀ.Cây Cúc gai (Silybum marianum) thuộc họ Cúc Asteraceae,là cây thảo 1-2 năm, ra hoa vào năm thứ 2, nguyên liệudùng sản xuất thuốc là hạt quả hoặc toàn cây. Cây pháttriển chủ yếu ở châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ, Trung vàĐông Á .Đây là một cây thuốc có giá trị cao, để điều trị các bệnhhiểm nghèo về gan thận, hiện đang phổ biến ở nước ta. Dođó việc khai thác phát triển sử dụng cây Cúc gai đã được dithực trồng ở Việt Nam để sản xuất các chế phẩm thuốcchữa bệnh gan thận trong nước tạo nguồn dược phẩm quí,mới, phong phú và rẻ tiền phục vụ bảo vệ sức khoẻ cộngđồng là một vấn đề đang được quan tâm và rất cấp thiết.Cây cúc gai đã được du nhập vào trồng ở Việt Nam từ lâu,hiện nay đang phát triển tốt tại các vùng cao có đất tốt vàkhí hậu mát mẻ như: Tam Đảo, Sapa,…; lượng dược liệunày nhu cầu ngày càng gia tăng. Do đó chúng tôi thực hiênđề tài nêu trên, nhằm góp phần phát triển, mở rộng và làmphong phú nguồn dược liệu của đất nước.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:2.1. Đối tượng:- Hạt Cúc gai được dùng trong thí nghiệm có nguồn gốc từcây Cúc gai trồng ở Cộng hoà liên bang Đức (CHLB Đ) vàcây trồng ở Sapa Việt Nam. Hạt được sấy khô.Lá, thân và quả Cúc gai thu được từ cây Cúc gai trồng thửnghiệm tại Hà Nội vào tháng 4-5 khi quả bắt đầu chín và láđã ngả hơi vàng . Các bộ phận được thái lát, sấy ở nhiệt độdưới 60OC đến khô và nghiền nhỏ thành bột mịn.- Các hoá chất khác dùng dưới dạng sạch phân tích (pa.)của các hãng Sigma và Merk. Hình 1. Cây Cúc gai đang phát triển Hình 2. Cây Cúc gai đang ra hoa2.2. Phương pháp nghiên cứu:- Nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm hạt.Hạt Cúc gai được gieo trêngiấy lọc bão hoà nước trong hộp Petri. Mỗi công thức nhắclại 3 lần, mỗi lần gieo 100 hạt để trong tối hoàn toàn và ởcác nhiệt độ 15, 25 và 35OC. Tỷ lệ nảy mầm được theo dõiqua các thời đIểm 3, 5 và 7 ngày.- Định tính các nhóm chất hữu cơ trong các bộ phận câybằng các phương hoá lý thông thường và thuốc thử hoá họcđặc hiệu .- Chiết rút phân đoạn flavonoit theo phương pháp Talli .- Nghiên cứu thành phần hoá học bằng phương pháp sắc kýlớp mỏng (SKLM), sắc ký lỏng cao áp (HPLC),…Nuôi cấy mô rễ, thân và lá để tạo sinh khối.III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN3.1. Nghiên cứu công nghệ nhân giống nguyên liệu ở cácvùng sinh thái khác nhau và công nghệ tạo sinh khối tếbào Cúc gai:Để thực hiện các vấn đề đặt ra, cần nghiên cứu Cúc gai mộtcách hệ thống từ việc tạo giống và nguyên liệu bằng quitrình nhân giống trồng đại trà ở các vùng sinh thái thíchhợp và nuôi cấy tạo sinh khối đến nghiên cứu thành phầnhoá học Cúc gai trồng tại Việt Nam, qui trình công nghệchiết rút các chất có hoạt tính và sản xuất các chế phẩmthuốc để thử nghiệm. Qua nhiều thăm dò, thử nghiệm,chúng tôi đã thành công qui trình công nghệ, tóm tắt nhưsau:3.1.1. Sự nảy mầm hạt Cúc gai.Bước đầu chúng tôi tiến hành khảo sát sự nảy mầm của hạtCúc gai từ cây trồng ở Việt nam (VN) và ở Cộng hoà liênbang Đức (Đức).Hạt cúc gai được sấy khô đạt độ ẩm 9-10% và tiến hành thínghiệm. Hạt được gieo trên giấy lọc thấm nước cất tronghộp petri, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần gieo 100hạt, để trong tối và ở các nhiệt độ 15, 25 và 35OC . Số hạtnảy mầm được theo dõi sau 3, 5 và 7 ngày. Kết quả trìnhbầy trong bảng 1. Bảng 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian nảy mầm của hạt Cúc gaiNhiệt độ tối ưu khoảng 25OC, hạt Cúc gai Đức nảy mầmsau 7 ngày, như vậy nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trongquá trình nảy mầm hạt Cúc gai. Các hạt Cúc gai sau nẩymầm được nhân trong các chậu thí nghiệm và phát triểnbình thường như đã trình bày ở hình 3 dưới đây:Hình 3. Cây Cúc gai từ hạt Cúc gai Đức (1) và hạt Cúc gai VN (2)3.1.2. Thử nghiệm trồng Cúc gai.Cúc gai đẫ được trồng tại Sapa trong nhiều năm qua do khíhậu thích hợp với loài cây ôn đới này và cho hàm lượnghoạt chất không kém Cúc gai của (CHLB Đ).Chúng tôi thử nghiệm trồng Cúc gai trong điều kiện đồngbằng tại Hà Nôi, ở ngoại thành Hà Nội trên diện tích vườn50m2 và tại Trung Tâm Giống cây thuốc thuộc Viện Dượcliệu, cũng đã thử nghiệm trồng Cúc gai tại An Khánh,Thường Tín cho thấy Cúc gai có thể trồng trong điều kiệnkhí hậu ở Hà Nội, cho hoa và quả trong năm thứ 1. Tuynhiên cần xác định thời vụ trồng thích hợp là từ tháng 10năm trước đến tháng 5 năm sau vào vụ Thu Đông , cầnphân tích đánh giá sản lượng, hàm lượng và chất lượngthuốc của hạt Cúc gai trồng trong những điều kiện trên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: