Danh mục

Báo cáo khoa học TẠO BĂNG GIA TỐC NỀN TỪ PHỔ PHẢN ỨNG GIA TỐC ĐÀN HỒI SỬ DỤNG CHUỖI FOURIER

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.08 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Băng gia tốc nền nhân tạo được sử dụng là dữ liệu đầu vào cần thiết cho phân tích kết cấu động phi tuyến theo thời gian trong trường hợp thiếu các dữ liệu ghi chép động đất. Bài báo này trình bày một phương pháp sử dụng kỹ thuật biến đổi chuỗi gần đúng Fourier để tạo giả các băng gia tốc nền có biên độ phổ phản ứng gia tốc đàn hồi sát với phổ phản ứng gia tốc được qui định trong tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 375:2006 và có góc pha dao động biến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học " TẠO BĂNG GIA TỐC NỀN TỪ PHỔ PHẢN ỨNG GIA TỐC ĐÀN HỒI SỬ DỤNG CHUỖI FOURIER " TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ISSN 1859-2996 TÓM TẮT SỐ 10/9-2011PHẦN I: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẠO BĂNG GIA TỐC NỀN TỪ PHỔ PHẢN ỨNG GIA TỐC ĐÀN HỒI SỬ DỤNG CHUỖI FOURIER TS. Đinh Văn Thuật Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng. Tóm tắt: Băng gia tốc nền nhân tạo được sử dụng là dữ liệu đầu vào cần thiết cho phân tích kết cấu động phi tuyến theo thời gian trong trường hợp thiếu các dữ liệu ghi chép động đất. Bài báo này trình bày một phương pháp sử dụng kỹ thuật biến đổi chuỗi gần đúng Fourier để tạo giả các băng gia tốc nền có biên độ phổ phản ứng gia tốc đàn hồi sát với phổ phản ứng gia tốc được qui định trong tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 375:2006 và có góc pha dao động biến đổi khác nhau. Phương pháp này đã được xây dựng thành chương trình tính và được minh hoạ qua ví dụ xét đến các điều kiện địa chấn và nền đất ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các băng gia tốc nền nhân tạo được sử dụng hiệu quả trong phân tích kết cấu động phi tuyến theo thời gian. Summary: Artificial ground accelerations are used as required input data for the nonlinear inelastic dynamic time-history analyses of structures in the case of lacking of real earthquake records. This paper presents a method using the Fourier transform techniques for generation of artificial earthquake ground motions whose elastic response acceleration spectra are identical to those specified in the design code TCXDVN 375:2006 and phrase angles are varied. The method was programmed and reflected by examples taking into consideration of the seismic and geoglogical conditions in Hanoi. The results show that the generated motion accelerations were effectively used for nonlinear dynamic response analyses of structures. THIẾT KẾ TỐI ƯU DẦM LIÊN HỢP THÉP - BÊ TÔNG CỐT THÉP TS. Vũ Anh Tuấn; ThS. Hàn Ngọc Đức Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng. Tóm tắt: Bài báo trình bày quá trình tự động hóa thiết kế tối ưu dầm liên hợp thép bê tông sử dụng tiết diện chữ I tổ hợp theo tiêu chuẩn thiết kế Eurocode 4. Hàm mục tiêu là tối thiểu hóa trọng lượng dầm thép. Một ví dụ minh họa được lấy từ tài liệu tham khảo đã được sử dụng để kiểm chứng và chứng minh khả năng của phương pháp trong việc tối ưu hóa thiết kế dầm liên hợp. Giải pháp thiết kế tối ưu đề cập trong bài báo này cho trọng lượng thép kết cấu nhỏ hơn so với ví dụ tham khảo. Xét đến các tiêu chí về thời gian, chất lượng và tính hiệu quả, thì phương pháp thiết kế tối ưu sử dụng thuật toán tiến hóa vi phân hoàn toàn có thể thay thế phương pháp thiết kế truyền thống vào bài toán thiết kế thực tế. Summary: This paper presents an automatization of optimal design process of steel-reinforced concrete composite beams under the Eurocode 4 norm. The target function is the weight of built-up I sections. A design example taken from the literature was used in order to validate the design results and to demonstrate its capabilities in optimizing composite beams. An optimized composite beam in this paper generated optimization solution better than the reference example. Taking the criteria regarding the design time, quality and efficiency into consideration, the automatization of optimal design with the Differential Evolution Algorithms can completely replace conventional method in practical design.KHẢO SÁT SỰ LÀM VIỆC CỦA MÁI LƯỚI HỆ THANH KHÔNG GIAN BẰNG THÉP CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA TẢI TRỌNG NGANG ThS. Trần Mạnh Dũng Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Trường Đại học Xây dựng. Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả khảo sát sự làm việc của kết cấu mái lưới hệ thanh không gian bằng thép chịu các tác động tải trọng, đặc biệt là tác động theo phương ngang. Hệ kết cấu khảo sát gồm 2 dạng mái lưới hệ thanh không gian (dạng hai mái dốc và dạng vỏ trụ) có 3 lớp. Ở mỗi dạng mái lưới, tác giả đã tiến hành tính toán cho 4 sơ đồ có nhịp 30 m; chiều dài nhà là 12 m, 24 m, 36 m và 48 m; và mỗi sơ đồ có từ 4 đến 7 loại tiết diện; như vậy mỗi sơ đồ gồm 22 bài toán phân tích và mỗi bài toán có từ 1004 đến 3800 phần tử. Bằng cách sử dụng phần mềm chuyên dụng SAP2000v.10.0.1 và lập phần mềm xử lý số liệu trong môi trường Exel, kết quả tính toán đã chỉ ra rằng: (1) Ảnh hưởng của tải trọng gió theo phương dọc nhà là rất đáng kể đối với các công trình mái lưới hệ thanh không gian đặc b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: