Danh mục

Báo cáo khoa học: Xử lý các chất dinh dưỡng dư thừa bằng cách nuôi kết hợp rong nâu

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.71 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xử lý các chất dinh dưỡng dư thừa bằng cách nuôi kết hợp rong nâu Sargassum sp. trong hệ thống nuôi tôm gân (Penaeus latisalcatus, Kishinouye 1896)Huong Mai1 and Ravi Fotedar2 1 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Đình bảng, Từ sơn, Bắc ninh. E-mail: mhuongria1 yahoo.com 2 Curtin University of Technology, Curtin University of Technology, Muresk Institute, Technology Park (Brodie Hall Building) 1 Turner Ave Bentley, 6102 Perth, Western Australia. Tel: +61 92664508, Fax: +61 92664422, Email: r.fotedar@curtin.edu.Chất thải từ các ao hồ nuôi tôm thường có hàm lượng chất dinh dưỡng (nitơ và phốtpho) cao. Do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo khoa học: Xử lý các chất dinh dưỡng dư thừa bằng cách nuôi kết hợp rong nâu Xử lý các chất dinh dưỡng dư thừa bằng cách nuôi kết hợp rong nâu Sargassum sp. trong hệ thống nuôi tôm gân (Penaeus latisalcatus, Kishinouye 1896)Huong Mai1 and Ravi Fotedar21 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Đình bảng, Từ sơn, Bắc ninh. E-mail:mhuongria1 yahoo.com2 Curtin University of Technology, Curtin University of Technology, Muresk Institute,Technology Park (Brodie Hall Building) 1 Turner Ave Bentley, 6102 Perth, Western Australia.Tel: +61 92664508, Fax: +61 92664422, Email: r.fotedar@curtin.edu.auTóm tắtChất thải từ các ao hồ nuôi tôm thường có hàm lượng chất dinh dưỡng (nitơ và phốtpho) cao. Dođó, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá dòng dinh dưỡng trong mô hình nuôi kết hợprong nâu (Sargassum sp.) và tôm gân (P. latisulcatus) cùng nhau. Thí nghiệm bao gồm 3 côngthức khác nhau và mỗi công thức được lặp lại 4 lần. Thí nghiệm sử dụng bể nhựa có dung tích là0,1 m3. Công thức 1 được bố trí nuôi đơn canh tôm (kích cỡ 5,48 ± 0,29g) và công thức 2 nuôirong. Công thức 3 là nuôi kết kết hợp nuôi rong và tôm. Mật độ thả tôm trong công thức 1 và 3 là5 con trên một bể (tổng sinh khối là khoảng 27 gram). Mật độ rong thả trong công thức 2 và 3 làkhoảng 137 ± 0,36g rong. Tôm ở cả công thức 1 và 3 được cho ăn 2 lần một ngày theo tỷ lệ 2,5%tổng trọng lượng trong bể. Các kết quả cho thấy khi kết thúc thí nghiệm nồng độ nitơ hòa tan(DIN), tổng số nitơ tổng số (TN), phốtpho tổng số (TP) trong hệ thống nuôi kết hợp là thấp hơn(p < 0,05) có ý nghĩa so với hệ thống nuôi tôm đơn canh. Tỷ lệ hấp thụ DIN của Sargassum nằmtrong khoảng từ 35,8%-52,6% và nitơ tổng số khoảng từ 34,7%-61,9%. Sargassum có thể hấpthụ khoảng 14,5% -37,0% phốtpho tổng số từ nuôi tôm. Nồng độ DIN, nitơ tổng số, PO43- vàphốtpho tổng số trong hệ thống nuôi kết hợp luôn nằm trong giới hạn giới hạn cho phép của nuôitôm trong suốt quá trình thí nghiệm. Sự kết hợp nuôi rong Sargassum và tôm cùng nhau khônglàm thay đổi tỷ lệ tăng trưởng (SGR) và tỷ lệ sống của tôm (p > 0,05). Sau 7 ngày thí nghiệm, tỷlệ tăng trưởng của rong của hệ thống nuôi kết hợp là 3,16 ±0,74 % g/ngày, kết quả này thấp hơn(p < 0,05) so với tốc độ tăng trưởng của rong khi nuôi đơn canh (5,70 ± 0,82% g/ngày). Kết quảtừ thí nghiệm này cho thấy hệ thống nuôi kết hợp rong và tôm có thể mang lại nhiều lợi ích chocác trang trại nuôi tôm thông qua việc đảm bảo chất lượng nước luôn ở điều kiện thích hợp choloài nuôi và từ đó sẽ giảm những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường xung quanh.Từ khóa: Nuôi trồng thủy sản kết hợp, nitơ, phốtpho, loại bỏ chất dinh dưỡng, Sargassum sp.,Penaeus latisulcatus, tôm 11. Giới thiệu Các trang trại nuôi tôm đã phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thịtrường trong nhung thập kỷ qua. Tôm gân (Penaeus latisulcatus, Kishiouye 1896) được xem làmột trong các đối tượng nuôi và đã được nuôi phổ biến ở một số nước châu Á (Kathirvel &Selvaraj 1987). Để tăng sản lượng tôm, thì việc sử dụng thức ăn với chất lượng cao và số lượnglớn đã được sử dụng trong các ao nuôi tôm (Brzeski & Newkirk 1997, Shepherd & Bromage1988, Seymour & Bergheim 1991), và chiếm khoảng 95% tổng số lượng dinh dưỡng đầu tư vàoao nuôi (Krom & Neori 1989). Tuy nhiên, tôm chỉ hấp thụ được dưới 1/3 tổng lượng dinh dưỡngđầu tư vào ao nuôi (Briggs & Funge-Smith 1994) và phần còn lại bị mất vào hệ thống ao nuôi(Wu 1995, Piedrahita 2003). Hơn nữa, các chất bài tiết từ các loài thủy sinh vào môi trường nướcchiếm khoảng 70 – 80% lượng protein chúng đã tiêu hóa, phần lớn trong số đó (80%) ở dướidạng dễ hòa tan trong nước, đặc biệt là ammoniac (Porter et al. 1987). Nước thải từ hồ nuôi tôm có thể là nguyên nhân liên quan tới ô nhiễm môi trường. Các chấtthải này, bao gồm thức ăn dư thừa và các sản phẩm bài tiết, có thể phì nhưỡng cho ao nuôi và kếtquả là sự phát triển bùng nổ của tảo độc cũng như gây ra hiện tượng thiếu ô-xy trong nước (Wu1995). Để giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải từ ao nuôi tới môi trường và đảm bảo các trangtrại nuôi tôm hoạt động một cách bền vững, một số phương pháp đã được khuyến cáo để giảquyết các vấn đề liên quan đến nước thải từ các mô hình nuôi tôm thâm canh (Neori et al. 2004).Một trong những phương pháp thích hợp là kết hợp nuôi tôm và rong với nhau, trong hệ thốngđó rong có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng dư thừa từ nuôi tôm. Một số loài rong như Ulva, Porphyra and Gracilaria đã được chứng minh là chúng có thểđược sử dụng để làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thải một cách hiệu quả,đồng thời giúp duy trì chất lượng nước ở mức độ cho phép (Neori et al. 2004). Tuy nhiên, hiệnnay các nghiên cứu về nuôi mô hình kết hợp rong nâu Sargassum sp. với tôm gân Penaeuslatisulcatus còn hạn chế. Bởi vì Sargassum là một loài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: