Kỹ thuật phân tích bộ NST cho phép các nhà di truyền học quan sát dưới kính hiển vi cácNST ở giai đoạn metaphase, từ đó đếm số lượng và quan sát các biến đổi trong cấu trúc NSTđể biết được kiểu nhân.Phân tích kiểu nhân nhằm xác định các bất thường bẩm sinh hoặc các bệnh liên quan đếnNST.Phân tích karyotype có thể được tiến hành trên tất cả các tế bào có nhân, từ các mô nuôicấy hay từ các khối u, nhưng các NST thu nhận từ bạch cầu máu ngoại vi được sử dụngnhiều nhất do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo " Lập nhiễm sắc Đồ tế bào động vật"Họ Và Tên: Vũ Đình KỳMSSV: 0615056Nhóm: II Báo cáo kết quả thực tập Lập Nhiễm Sắc Đồ Tế Bào Động Vật A. Báo cáo kết quả bài thực tập. I. Mục ĐíchTrình bày được kỷ thuật lạm nhiểm sắc thể (NST).Nhuộm được tiêu bả, quan sát được cụm nhiểm sắc thể kỳ giữa ở vật kính x40Quan sát phát hiện đột biến trên NST của tế bào MCF-7. II. Cơ Sở Lý Thuyết Kỹ thuật phân tích bộ NST cho phép các nhà di truyền học quan sát dưới kính hiển vi cácNST ở giai đoạn metaphase, từ đó đếm số lượng và quan sát các biến đổi trong cấu trúc NSTđể biết được kiểu nhân. Phân tích kiểu nhân nhằm xác định các bất thường bẩm sinh hoặc các bệnh liên quan đếnNST. Phân tích karyotype có thể được tiến hành trên tất cả các tế bào có nhân, từ các mô nuôicấy hay từ các khối u, nhưng các NST thu nhận từ bạch cầu máu ngoại vi được sử dụngnhiều nhất do thời gian nuôi cấy ngắn. Để quan sát được NST, các tế bào cần được nuôi cấy trong môi trường đầy đủ chất dinhdưỡng với sự hiện diện của chất kích thích phân bào phytohaemagglutinin (PHA) chiết xuấttừ cây Phaseolus vulgaris. Chất này tác động lên thụ thể của các tế bào lympho tạo một đápứng miễn dịch, kết quả là các tế bào lympho tiến hành phân chia và sản xuất cytokine. Sau 48 giờ hay 72 giờ được nuôi cấy, Colcemid được thêm vào môi trường để ngừng quátrình phân chia tế bào ở giai đoạn metaphase. Các tế bào thu nhận được xử lý nhanh với dung dịch nhược trương để làm nhân tế bàophồng lên, giúp kỹ thuật viên dễ dàng nhận diện mỗi NST. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật nhuộm NST nhưng trong bài thực tập giới thiệu phươngpháp nhuộm Giemsa banding (G-banding). Đây là phương pháp nhuộm NST phổ biến và ít tốnkém. Phương pháp nhuộm G-banding giúp phân biệt từng NST một cách dễ dàng dựa vào sựbắt màu đậm nhạt đặc trưng của mỗi đoạn NST. Kỹ thuật nhuộm và lập karyotype có thể ứng dụng trong các lĩnh vực sau: ⇒ Chuẩn đoán bệnh di truyền. ⇒ Xác định các tác nhân gây đột biến NST. ⇒ Xác định mức độ tác động của một tác nhân đã biết. Một số trường hợp được chỉ định làm karyotype: ⇒ Nghi ngờ hội chứng NST cổ điển như: hội chứng Down, đa dị tật… ⇒ Cá thể hoặc thai bị dị dạng bẩm sinh ⇒ Tất cả các con cái của bố/mẹ có sai lệch cấu trúc NST ⇒ Vợ chồng có hơn hai lần sảy thai ⇒ Sảy thai, chết sinh bất thường ⇒ Vô sinh ⇒ Chậm phát triển thể chất và trí tuệ ⇒ Bất phân định giới ⇒ Những trường hợp tiếp xúc với tia phóng xạ… Tiêu chuẩn xếp loại bộ NST người: dựa vào tiêu chuẩn chiều dài tương đối của NST, vịtrí phần tâm, NST có hay không có eo thắt thứ 2, có hay không có vệ tinh, 46 NST của ngườiđược chia làm 23 cặp, chia thành 7 nhóm theo kích thước giảm dần. ⇒ Nhóm A: NST 1, 2, 3; là các NST có kích thước lớn nhất, NST 1 và 3 có tâm giữa, NST 2 có tâm gần giữa. NST 1 có thể có thêm eo thắt thứ hai ở nhánh dài gần tâm ⇒ Nhóm B: NST 4, 5; là các NST có kích thước lớn và có tâm gân đầu ⇒ Nhóm C: NST 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12; là các NST có kích thước trung bình, tâm gần giữa ⇒ Nhóm D: NST 13, 14, 15; là các NST có kích thước trung bình, tâm đầu ⇒ Nhóm E: NST 16, 17, 18; là các NST tương đối ngắn. NST 16 tâm giữa, NST 17 tâm gần giữa nhưng lệch hơn NST 16, NST 18 tâm gần đầu. ⇒ Nhóm F: NST 19, 20; là các NST ngắn, tâm gần giữa ⇒ Nhóm G: NST 21, 22 và NST giới tính. NST 21, 22 rất ngắn, tâm đầu. NST Y có tâm đầu, trên nhánh dài có eo thắt thứ 2 nằm ở phần giữa nhánh dài.III. VẬT LIỆU:1. Hóa chất: ⇒ Môi trường nuôi tế bào ⇒ Dung dịch Trypsin/EDTA ⇒ Dung dịch Trypsin 0.5% ⇒ Dung dịch nhược trương KCL 0.075M ⇒ Dung dịch cố định mẫu (3 Acid acetic : 1 Methanol) ⇒ Colcemid ⇒ Thuốc nhuộm Giemsa 5% ⇒ Nước cất ⇒ Cồn 700, cồn 900 ⇒ 2. Dụng cụ: ⇒ Ống ly tâm 15ml ⇒ Bercher 50 ml, 100 ml ⇒ Lame, lamelle ⇒ Micropippette ⇒ Pipette Pastuer ⇒ Bông gòn, khăn thấm 3. Thiết bị: ⇒ Máy ly tâm ⇒ Tủ lạnh ⇒ Kính hiển vi quang học ⇒ Tủ ấm ⇒ Cân phân tíchIV.PHƯƠNG PHÁP: • Tiến hành nuôi cấy tế bào MCF-7. Khi mật độ tế bào đạt 70-80%, thay môi trường. • Bổ sung dung dịch colcemid vào bình nuôi tế bào sao cho nồng độ colcemid cuối cùng đạt 0,2 μg/ml, ủ 20-40 phút, sau đó loại bỏ môi trường có chứa colcemid. • Tách tế bào bằng dung dịch trypsin/EDTA 0.25%, ly tâm 1000 vòng/phút trong 10 phút, loại bỏ dịch nổi, thu cặ ...