Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH BỘT CỦA GIỐNG SẮN KM94 TRÊN ĐẤT CÁT

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.22 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sắn (Mahinot esculenta Crantz), giống KM94 là một giống sắn công nghiệp. Sắn là một loại cây trồng ít được chú trọng trong việc bón phân, nhất là phân lân. Lượng phân lân bón phụ thuộc vào yếu tố đất đai, giống, khí hậu thời tiết, chế độ canh tác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH BỘT CỦA GIỐNG SẮN KM94 TRÊN ĐẤT CÁT"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH BỘT CỦA GIỐNG SẮN KM94 TRÊN ĐẤT CÁT Lê Văn Luận, Trần Văn Minh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Sắn (Mahinot esculenta Crantz), giống KM94 là một giống sắn công nghiệp. Sắn là mộtloại cây trồng ít được chú trọng trong việc bón phân, nhất là phân lân. Lượng phân lân bón phụthuộc vào yếu tố đất đai, giống, khí hậu thời tiết, chế độ canh tác. Lượng phân lân bón hợp lý sẽtạo điều kiện tốt nhất cho cây sắn sinh trưởng và phát triển. Thí nghiệm về liều lượng lân bónvới 6 công thức 0, 40, 60, 80, 100, 120 kg P2O5/ha đã được bố trí nhằm xác định liều lượng lânbón phù hợp nhất. Thí nghiệm đuợc bố trí trên vùng đất cát trắng ven biển nghèo dinh dưỡnghuyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả của thí nghiệm chỉ ra rằng với các liều lượnglân bón khác nhau, các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cũng khác nhau. Lượng lân bón caothì khả năng sinh trưởng và cho năng suất càng cao. Mức lân bón từ 60-120kg P2O5/ha có tácdụng thúc đ y quá trình sinh trưởng. Công thức bón từ 80 đến 120kg P2O5/ha cho năng suất vàhàm lượng tinh bột cao nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao thì chỉ nên duy trì mức lân bón 80 kgP2O5/ha.I. Đặt vấn đề Sắn (Mahinot esculenta Crantz) có nguồn gốc ở Nam Mỹ sau đó, được du nhậpđến Châu Á và Châu Phi và hiện được trồng trên 100 nước nhiệt đới của ba châu lụctrên, từ 30oN đến 30oS. Theo thống kê của FAO, năm 2004, diện tích sắn trên toàn thếgiới đạt 18,51 triệu ha, năng suất bình quân 10,94 tấn/ha, sản lượng 202,64 triệu tấn(FAOSTAT, 2006). Ở Châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, sắn được sử dụng như là lươngthực chính cho con người. Là loại củ có hàm lượng tinh bột cao, ngoài việc được sửdụng làm lương thực, sắn còn được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất tinh bột, trongcông nghiệp chế biến thực phNm như bột ngọt, rượu cồn, bánh kẹo, mì ăn liền… và sảnxuất thức ăn gia súc (Ezelio và cộng sự, 1975, CIAT, 2006) ... Hiện nay, cây sắn đangđược chuyển đổi nhanh chóng từ vai trò cây lương thực thành cây công nghiệp với tốcđộ phát triển cao ở những năm đầu thế kỷ 21. Hiện nay, trong kỹ thuật canh tác sắn, việc bón lân là rất hạn chế. Có thể nói,người dân hoàn toàn không chú trọng đến bón phân lân. Cây trồng nói chung và cây sắnnói riêng vẫn có thể duy trì quá trình sinh trưỏng phát triển của mình nhờ được cung cấp 75dinh dưỡng từ đất mà không cần phải bón phân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất câytrồng cao, ổn định và chất lượng nông sản tốt, bên cạnh các yếu tố về chất lượng giống,điều kiện mùa vụ, biện pháp chăm sóc..., cây sắn rất cần được cung cấp đầy đủ và hợplý các chất dinh dưỡng, trong đó có lân. Tác động của phân lân đến sinh lý phát triển, khả năng cho năng suất và hiệuquả kinh tế của việc bón lân của cây trồng nói chung, cây sắn nói riêng đã được nhiềutác giả nghiên cứu như Trần Văn Minh (2003) ở cây ngô, Howeler (1985, 1990, 1991),Howeler và cộng sự (1979), Kang và cộng sự (1979), Godfrey-Sam-Aggrey và Garber(1978), Edwards và cộng sự (1976), Yong (1970), Ngongi và cộng sự (1976) ở trên câysắn, Johansen và cộng sự (1991) trên một số cây legume; Nguyễn Thị Dần và TháiPhiên (1991) trên cây lạc. Các nghiên cứu về phân lân bón cho sắn chủ yếu là áp dụngtrên đất thịt, rất ít các nghiên cứu bón lân cho sắn trên đất cát. Trong bài báo này chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượngphân lân đến khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và hàm lượng tinh bột củagiống sắn KM94.II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu 2.1.1. Loại đất Đất được tiến hành nghiên cứu trong đề tài là đất cát (Arenosols) ven biển thuộcxã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.2. Giống sắn Sắn (Manihot esculenta Crantz), giống KM94 là giống sắn công nghiệp chủ lựcphổ biến nhất hiện nay của Việt Nam. Giống có tên gốc là Kasetsart 50 (KU50) nguồngốc Thái Lan, là con lai chọn lọc của tổ hợp lai Rayong 1 x Rayong 3 (R1 x R3). Quy trình thí nghiệm, chỉ tiêu đánh giá thực hiện theo tiêu chuNn ngành và cácphương pháp chuNn thích hợp với cây sắn. Quy trình kỹ thuật canh tác: Áp dụng theo quy trình chuNn của ngành đối vớimỗi loại cây trồng có sự điều chỉnh phù hợp căn cứ vào điều kiện sinh thái - kinh tế - xãhội cụ thể của địa phương. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm về ảnh hưởng của liều lượng lân đến sinh trưởng, năng suất và hàmlượng tinh bột ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: