Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: BÀN THÊM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 346.21 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược giáo dục hiện nay. Bài viết chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉ ra các nội dung và hình thức của giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục ở nước ta. Từ đó bài báo đề xuất các giải pháp nhằm hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho đối tượng này. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " BÀN THÊM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 BÀN THÊM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY FORMS AND CONTENTS OF AESTHETIC TASTE EDUCATION FOR STUDENTS IN THE CURRENT CONTEXT Lê Hữu Ái Đinh Đức Hiền Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng TÓM TẮT Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược giáodục hiện nay. Bài viết chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong việc giáo dục thị hiếu thẩm mỹ, chỉra các nội dung và hình thức của giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáodục ở nước ta. Từ đó bài báo đề xuất các giải pháp nhằm hình thành thị hiếu thẩm mỹ lànhmạnh cho đối tượng này. Đó là: giáo dục thị hiếu thẩm mỹ bằng văn hoá nghệ thuật; thông quaviệc nêu gương người tốt, việc tốt; xây dựng kết cấu và nội dung chương trình của các mônhọc một cách toàn diện; xuất phát từ môi trường gia đình và kết hợp hài hoà giữa gia đình, nhàtrường và xã hội. ABSTRACT Aesthetic taste education is one of the major aspects of the current educationalstrategy. This study deals with typical characteristics of aesthetic education and specifies theforms and contents of aesthetic education for students in Vietnam. Hence, measures are takento help develop adequate aesthetic tastes among students. These include aesthetic educationby means of activities in literature and arts, examples of “typical people and deeds”, acomprehensive development of forms and contents of curricula as well as harmoniouscombination of education at home, at school and in society.1. Đặt vấn đề Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn và lành mạnh cho học sinh, sinh viên lànhằm làm cho mỗi cá nhân phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, chuẩn bị cho họbệ đỡ về mặt tinh thần, tạo ra năng lực cá nhân nhằm trang bị hành trang cho học tập,lao động, sáng tạo và cống hiến sau này. Vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho họcsinh, sinh viên ở nước ta trong điều kiện hiện nay hoàn toàn không đơn giản, có khôngít những thách thức và rào cản to lớn. Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, ảnhhưởng của văn hoá, lối sống xa hoa, đồi trụy từ bên ngoài xã hội, thông qua phim ảnh,qua mạng internet, do những bất cập trong công tác giáo dục và quản lý của gia đình vànhà trường, ... nên có một số học sinh đã có những biểu hiện lệch lạc, thậm chí là hưhỏng ở trong lĩnh vực này ngay trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, đạihọc. Vì vậy, cần thiết phải đánh giá một cách khách quan, tìm ra con đường và biệnpháp hữu hiệu để giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho tầng lớp này. 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).20102. Thị hiếu thẩm mỹ và những vấn đề đặt ra hiện nay 2.1 Thị hiếu thẩm mỹ là khả năng của con người được thực tiễn xã hội rèn luyệntrong việc đánh giá bằng cảm xúc những tính chất thẩm mỹ khác nhau về cái đẹp, trongđánh giá nghệ thuật gọi là thị hiếu nghệ thuật. Thị hiếu thẩm mỹ tốt nghĩa là khả năngthưởng thức cái đẹp một cách chân chính, là nhu cầu tiếp thu và tạo ra cái đẹp trong laođộng, trong sinh hoạt, trong ứng xử và cả trong nghệ thuật. Trình độ phát triển của thịhiếu thẩm mỹ được biểu hiện ở chỗ: nó nhận thức được giá trị thẩm mỹ của cuộc sốngvà của nghệ thuật ở mức độ sâu sắc, toàn diện đến mức nào. Khả năng đánh giá thẩm mỹ được biểu lộ qua các nhận xét, cảm xúc, thái độ củachủ thể thẩm mỹ trước khách thể thẩm mỹ. Những người có thị hiếu thẩm mỹ phát triểnbao giờ cũng là những người có trình độ hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm phong phúvà đời sống đạo đức lành mạnh. Nhờ vậy, sự đánh giá thẩm mỹ của họ thường là toàndiện và đúng đắn hơn cả về nội dung, hình thức về sự vật hay hiện tượng. Ngược lại,những người chưa có thị hiếu thẩm mỹ phát triển đến mức cần thiết thường có nhữngnhìn nhận phiến diện, đánh giá sai lệch, nhất là tầng lớp thanh niên, sinh viên; chẳnghạn như: cách ăn mặc, kiểu đi đứng, giao tiếp, thú vui giải trí, quan niệm về mốt, v.v.... 2.2. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là nội dung quan trọng trong hệ thống giáo dụchiện nay. Bởi vì, nó góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách cho các cá nhân,nâng cao khiếu thẩm mỹ cho con người, giúp họ có khả năng nhận ra và đánh giá đúngvề cái đẹp từ đó có thể sống, làm việc theo những quy luật của cái đẹp và chỉ có nhưvậy mới mở ra khả năng sáng tạo cái đẹp, chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn nó trên cơ sởcác giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, chuẩn bị cho thanh niên, sinh viên một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: