Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: BÀN THÊM VỀ PHÉP SO SÁNH TU TỪ

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 6,500 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả trình bày 4 vấn đề sau của so sánh tu từ: (1)Xác định cách gọi tên “từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh”, thống kê 20 đơn vị biểu đạt quan hệ so sánh (“như”, “như là”, “như thể”, “tựa”, “tựa thể”, “tợ”, “giống”, “giống như”, “tày”, “ngang”, “bằng”, “hơn”, “thua”, “nhường”, “kém”, “khác nào”, “khác chi”, “khác gì”, “chẳng khác”, “na ná”) và loại bỏ những trường hợp chưa chính xác (“giường như”, “chừng như”); (2) Chỉ ra cơ sở so sánh là thuộc tính của cái dùng để so sánh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học:"BÀN THÊM VỀ PHÉP SO SÁNH TU TỪ" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 BÀN THÊM VỀ PHÉP SO SÁNH TU TỪ FURTHER DISCUSSION ON RHETORICAL COMPARISON Bùi Trọng Ngoãn Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong bài viết này, tác giả trình bày 4 vấn đề sau của so sánh tu từ: (1)Xác định cáchgọi tên “từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh”, thống kê 20 đơn vị biểu đạt quan hệ so sánh (“như”,“như là”, “như thể”, “tựa”, “tựa thể”, “tợ”, “giống”, “giống như”, “tày”, “ngang”, “bằng”, “hơn”,“thua”, “nhường”, “kém”, “khác nào”, “khác chi”, “khác gì”, “chẳng khác”, “na ná”) và loại bỏnhững trường hợp chưa chính xác (“giường như”, “chừng như”); (2) Chỉ ra cơ sở so sánh làthuộc tính của cái dùng để so sánh và xây dựng các tiêu chí phân biệt so sánh nổi/ so sánhchìm; (3) Phân tích mô hình so sánh “B bao nhiêu A bấy nhiêu” và “A bao nhiêu B bấy nhiêu”;(4) Khẳng định và đưa ra 5 lí do chứng minh cấu trúc “A thành (hóa) B” không phải là so sánhtu từ. ABSTRACT In this article, the author discusses four issues, including: (1) identifying the name of “Language Expressions of Comparison”, listing 20 such expressions of comparison (such as“như”, “như là”, “như thể”, “tựa”, “tựa thể”, “tợ”, “giống”, “giống như”, “tày”, “ngang”, “bằng”,“hơn”, “thua”, “nhường”, “kém”, “khác nào”, “khác chi”, “khác gì”, “chẳng khác”, and “na ná”) andeliminating inaccurate cases (giường như”, “chừng như”); (2) clarifying that comparison basesare the features of a comparing tool and put forward the criteria to distinguish explicit andimplicit comparison; (3) analyzing the comparison model of “ B bao nhieu… A bay nhieu” andvice verse “A bao nhieu… B bay nhieu” (the more…A, the more…B); (4) realizing andexplaining the structure “A thanh B” (A becomes B”) as a non- rhetorical-comparison.1. Đặt vấn đề Là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến, so sánh tu từ (so sánh nghệ thuật) đãđược miêu tả trong các sách văn phạm tiếng Việt trước đây và trong các giáo trìnhphong cách học tiếng Việt sau này. Trong các công trình này, so sánh tu từ mặc dầuđược khảo sát ở những mức độ nông sâu khác nhau nhưng hầu như không hề có nhữngquan niệm khác biệt để có thể gây ra những tranh luận đáng kể về học thuật. Phải chăngvì so sánh tu từ quá quen thuộc mà người ta có thể “yên lòng” và cảm thấy đã hiểu đủvề nó. Về cơ bản, các giáo trình phong cách học của nhóm Võ Bình và cộng sự (1982),Cù Đình Tú (1983), Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa (1993) đều có chung quan niệmvề so sánh tu từ (so sánh nghệ thuật) từ tên gọi, khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân loại. Riêng Hữu Đạt chia thành 5 dạng cụ thể: So sánh không có từ so sánh, so sánhcó từ so sánh, so sánh ngang bằng, so sánh bậc hơn – kém, so sánh bậc cao nhất (bậctuyệt đối). Ba dạng sau chỉ có đề mục và ví dụ, không phân tích. Trong đó các ví dụ về 249 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010so sánh bậc hơn kém và so sánh bậc cao nhất không thể hiện mục đích diễn đạt mộtcách hình ảnh và biểu cảm của một phép so sánh tu từ. Nói cách khác, khi chia thành 5dạng như vậy tác giả đã gộp cả so sánh logic vào so sánh tu từ (xem 5, tr337 – 341) Trong thực tế, nhận dạng về so sánh tu từ không phải là quá khó nhưng để khámphá giá trị nghệ thuật của một phép so sánh tu từ lại không phải là việc dễ. Mặc khác,trong phê bình văn học những năm gần đây cũng đã có những ý kiến đáng được thảoluận về so sánh tu từ trong ngôn ngữ nghệ thuật. Vì thế chúng tôi cho rằng đã đến lúccần bàn sâu hơn về biện pháp tu từ này. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi không trình bày lại toàn bộ các khía cạnh củamột phép so sánh nghệ thuật mà chỉ bàn thêm về các vấn đề sau: - từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh - cơ sở so sánh - mô hình “bao nhiêu…bấy nhiêu”, và - cấu trúc “A thành B”, “A hóa B” có phải là so sánh tu từ không?2. Từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh Ở dạng đầy đủ, một phép so sánh tu từ phải có mặt từ ngữ biểu đạt quan hệ sosánh. Các tác giả Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Hữu Đạt đều gọi đơn vịnày là “từ so sánh”. Riêng Đinh Trọng Lạc gọi nó là “yếu tố thể hiện quan hệ so sánh”(11, tr155). Đối với dạng so sánh tu từ phổ biến nhất “A như B”, “từ so sánh” được các tácgiả kể ra như sau: - “như”, “giường như”, “chừng như”, “hơn”, “thua”, “kém”… (Lê Anh Hiền, 3, tr146) - “như”, “tựa như”, “chừng như”… (Cù Đình Tú, 16, tr 273) Các tác giả Nguyễn Thái Hòa, Hữu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: