Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 749.07 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải dựa trên quan điểm địa chất công trình và địa chất môi trường. Theo quan điểm phát triển bền vững (PTBV) tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế, để sử dụng hợp lý, tái tạo tài nguyên thiên nhiên kết hợp bảo vệ môi trường nói chung và môi trường địa chất (MTĐC) nói riêng, thì các hoạt động tự nhiên - kỹ thuật ảnh hưởng đến cấu trúc nền công trình phải phù hợp với quy luật tự nhiên. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG" TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 50, 2009 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT XÂY DỰNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HUẾ THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Thị Thanh Nhàn Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải dựa trên quan điểm địa chất công trình và địa chất môi trường. Theo quan điểm phát triển bền vững (PTBV) tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế, để sử dụng hợp lý, tái tạo tài nguyên thiên nhiên kết hợp bảo vệ môi trường nói chung và môi trường địa chất (MTĐC) nói riêng, thì các hoạt động tự nhiên - kỹ thuật ảnh hưởng đến cấu trúc nền công trình phải phù hợp với quy luật tự nhiên. Bài báo này đưa ra cơ sở lý thuyết đánh giá tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế theo quan điểm phát triển bền vững tính đến lợi ích lâu dài, nhằm ngăn ngừa những hiểm họa về môi trường, đảm bảo trạng thái bền vững về kinh tế - xã hội cho khu vực nghiên cứu. I. Cơ sở lý thuyết đánh giá tài nguyên đất xây dựng khu vực thành phố Huế Tài nguyên đất xây dựng là bộ phận tài nguyên quý giá. Đối với các đô thị, tài nguyên này đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Thuật ngữ: Tài nguyên đất xây dựng do tác giả Phạm Văn Tỵ có quan niệm: Đất là tài nguyên quý giá trong đó quĩ đất dành cho xây dựng là bộ phận tài nguyên quan trọng, được gọi là tài nguyên đất xây dựng” Tài nguyên đất xây dựng là quỹ đất dành cho công tác xây dựng (xây dựng các công trình và vật liệu xây dựng), là phần môi trường địa chất (MTĐC) được sử dụng để xây dựng công trình, nó được đặc trưng bởi các đặc điểm cấu trúc, tính chất và sự vận động của môi trường địa chất xét trên phương diện làm nền cho các công trình xây dựng hoặc môi trường bao quanh công trình, tức là đặc trưng bằng các yếu tố quyết định sự đánh giá lãnh thổ theo mục đích phân bố hợp lý các công trình [1,2] Tài nguyên đất xây dựng thuộc dạng tài nguyên không tái tạo, dùng làm nền để xây dựng các công trình. Hiện nay, loài người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Đánh giá tài nguyên đất xây dựng phải dựa trên quan điểm địa chất công trình (ĐCCT) và địa chất môi trường (ĐCMT). Phải gắn đánh giá tài nguyên này với đánh giá môi trường địa chất ở nơi xây dựng công trình, với phân chia và đánh giá các kiểu cấu trúc nền đất, phải sát với thực tiễn quy hoạch xây dựng và khai thác kinh tế lãnh thổ, phải đạt được mục tiêu khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên [1]. 87 Các nghiên cứu phần trên đã khẳng định tài nguyên đất xây dựng là quí giá và đang đứng trước nguy cơ chung đã chỉ ra ở trên. Tài nguyên đất xây dựng xét theo chức năng sử dụng dùng làm nền xây dựng công trình, xét theo khả năng tái tạo thuộc dạng tài nguyên không tái tạo, muốn tái tạo phải phá bỏ công trình cũ. Mặt khác, một khi có phá bỏ công trình cũ thì bản thân nó cũng đã bị thay đổi so với ban đầu. Tính năng xây dựng của tài nguyên đất xây dựng nói chung, của nền đất nói riêng phụ thuộc vào những đặc điểm của nền đất như: cấu trúc địa chất, sự sắp xếp không gian, chiều dày, thành phần, trạng thái và tính chất các lớp đất cấu tạo nền đất. Những đặc điểm này quyết định sức chịu tải của nền, tính nhạy cảm của nền đất (hay môi trường địa chất nói chung) đối với các tác động từ bên ngoài, quyết định tính chất và mức độ các vấn đề địa chất công trình xảy ra khi xây dựng nhà và công trình trên nền đất đó. Như vậy, khả năng sử dụng tài nguyên đất xây dựng phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc nền đất. Để đánh giá tài nguyên đất xây dựng của một vùng hay một lãnh thổ nào đó cần thiết phải điển hình hóa lãnh thổ hay khu vực đó theo đặc điểm cấu trúc nền. Cấu trúc nền là quan hệ sắp xếp không gian của các thể địa chất (lớp đất) cấu tạo nền đất, số lượng, đặc điểm, hình dạng, kích thước, thành phần, trạng thái và tính chất của các yếu tố cấu thành này. Cấu trúc nền hiện nay đang được nhiều người quan tâm và định nghĩa khác nhau. Phần lớn các tác giả dùng khái niệm cấu trúc nền trong các nghiên cứu của mình, một số tác giả lại dùng các khái niệm tương tự như cấu trúc địa cơ vàsơ đồ nền. Tác giả Nguyễn Thanh quan niệm: Cấu trúc nền công trình là tầng đất được sử dụng làm nền công trình xây dựng, được đặc trưng bằng những qui luật phân bố theo chiều sâu các thành tạo đất đá có liên kết kiến trúc, nguồn gốc, tuổi, thành phần, cấu trúc bề dày, trạng thái và tính chất địa chất công trình không giống nhau. Nguyễn Huy Phương coi “Cấu trúc nền là mối quan hệ không gian của các lớp đất, đá đặc điểm thành phần, kiến trúc cấu tạo của chúng, cũng như đặc tính địa chất công trình của các lớp đất, đá nằm trong vùng nén ép c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: