Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: ĐA DẠNG LOÀI GIUN ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.81 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên thế giới và ở Việt Nam, giun đất được quan tâm nghiên cứu từ lâu do vai trò quan trọng của nó đối với thực tiễn. Bằng hoạt động sống của mình giun đất đã góp phần hình thành và cải tạo đất trồng trọt, chống xói mòn, giúp cho vi sinh vật đất có ích hoạt động tốt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " ĐA DẠNG LOÀI GIUN ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 ĐA DẠNG LOÀI GIUN ĐẤT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THE DIVERSITY OF EARTHWORMS IN DANANG CITY Phạm Thị Hồng Hà Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trên thế giới và ở Việt Nam, giun đất được quan tâm nghiên cứu từ lâu do vai trò quantrọng của nó đối với thực tiễn. Bằng hoạt động sống của mình giun đất đã góp phần hình thànhvà cải tạo đất trồng trọt, chống xói mòn, giúp cho vi sinh vật đất có ích hoạt động tốt, góp phầnnâng cao năng suất cây trồng. Ngoài ra giun đất còn có vai trò trong việc chữa một số bệnh:hen suyễn, hạ sốt, an thần, giải độc. Thịt giun đất còn được sử dụng như nguồn thức ăn giàuđạm bổ sung trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá và tôm. Việc nghiên cứu thành phần gópthêm dẫn liệu vào khu hệ giun đất ở Việt Nam và là cơ sở cho các ứng dụng trong cải tạo môitrường đất ở thành phố Đà Nẵng. ABSTRACT Research projects on earthworms have been carried out in Vietnam and in the world asearthworms play a significant role in practical conditions. With their living activities, earthwormscontribute to forming and improving soil, preventing soil erosion, helping useful microorganismsto function well, thus contributing to increasing productivity of cultivated crops. Besides,earthworms can be used as a tranquillizer, or for the treating of illnesses such asthma, for feverreduction and for detoxication. The meat of earthworms can be used as a source of high-proteinsupplementary food in cattle and livestock breeding and fish and shrimp farming. The study onthe components and distribution of earthworm species based on altitudes can contribute to thedatabase of the regional fauna of earthworms in Vietnam and can be a basis for someapplications to soil improvement in Danang City.1. Đặt vấn đề Giun đất là một đối tượng của động vật không xương sống thuộc ngành giun đốt(Annelida), lớp giun ít tơ (Oligochaeta), bộ Lumbricidae. Giun đất có vai trò quan trọng đối với môi trường đất và đối với con người trênnhiều lĩnh vực. Thịt giun đất có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng bổ sung nguồnthức ăn giàu đạm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Giun đất có vai trò to lớn trong nôngnghiệp và cải tạo đất. Giun đất được dùng trong y học dân tộc chữa các bệnh cổ chướng,loét, thương hàn, hen suyễn…Giun đất còn chỉ thị tốt cho môi trường và tính chất đất.Giun đất còn là vật chủ truyền một số bệnh ký sinh ở động vật. Về mặt lý thuyết, nghiêncứu giun đất góp thêm dẫn liệu hình dung con đường chuyển từ nước lên cạn của độngvật, sự tiến hóa của các hệ cơ quan của động vật. Trên thế giới và ở Việt Nam việc nghiên cứu giun đất đã được triển khai từ lâu,đem lại nhiều kết quả tốt [1,4].60 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 Đà Nẵng giữ một vị trí đáng lưu ý trong nghiên cứu khu hệ động vật nói chungvà giun đất nói riêng. Đà Nẵng nằm trong vùng giao lưu chuyển tiếp giữa tính chất Địađộng vật học Á nhiệt đới phía Bắc và Nhiệt đới phía Nam, thành phần các loài động vậtở đây khá phong phú, đa dạng. Đà Nẵng có các dãy núi với độ cao lên đến gần 1.500mnên có điều kiện để giúp hình dung phân bố của động vật theo đai độ cao. Đối với giunđất nghiên cứu này giúp hình dung vấn đề phát tán của một số loài từ vùng núi xuốngđồng bằng. Từ 1983 đến nay đã có một số tác giả (Thái Trần Bái, Phạm Thị Hồng Hà vàsinh viên Khoa Sinh – Môi trường) nghiên cứu thành phần loài giun đất, phân bố củagiun đất theo sinh cảnh, theo độ sâu ở một số địa điểm của Quảng Nam – Đà Nẵng. Cácnghiên cứu trước đây còn tản mạn và phân tán ở các địa điểm khác nhau của thành phốĐà Nẵng. Từ năm 2008 đến 2009, chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu vật, tổng hợp cácdữ liệu hiện có để thấy được sự đa dạng về loài của giun đất ở thành phố Đà Nẵng. Trêncơ sở các dữ liệuđa dạng về thành phần loài có thể triển khai việc chọn loài đưa vào cảitạo và chỉ thị cho môi trường đất ở thành phố Đà Nẵng.2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05/2008 đến tháng 12/2009. Địa điểm nghiên cứu: Mẫu vật được thu tại các địa điểm khác nhau của thànhphố Đà Nẵng, trong đó ưu tiên thu tại các địa điểm có nhiều rừng, có độ cao (Bà Nà,Hải Vân, Sơn Trà) nhằm phát hiện nhiều nhất thành phần loài giun đất. Địa điểm nghiêncứu chỉ giới hạn ở phần đất liền của TP. Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu Mẫu định tính được thu theo các sinh cảnh và độ cao khác nhau. Mẫu thu toànbộ các cá thể đã gặp, con trưởng thành có đai sinh dục (C) và con non chưa có đai sinhdục (A). Mỗi mẫu có nhãn ghi: Thời gian, địa điểm, sinh cảnh, độ cao và người thum ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: