Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp lai có triển vọng và 2 giống làm đối chứng (ĐC), trong đó Bi làm ĐC 2 (có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh tốt nhưng năng suất thấp, chất lượng chưa thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng), giống TN30 (F1) làm ĐC1 cho năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chống chịu sâu bệnh trung bình. Thí nghiệm tiến hành trong 2 năm, mỗi năm 2 vụ (đông xuân (ĐX) và xuân hè (XH) 2006- 2008) tại Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, tính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 57, 2010 ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA CÓ TRIỂN VỌNG VỤ ĐÔNG XUÂN VÀ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Khánh, Phạm Thị Hà Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp lai có triển vọng và 2 giống làm đối chứng (ĐC), trong đó Bilàm ĐC 2 (có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh tốt nhưng năng suất thấp, chấtlượng chưa thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng), giống TN30 (F1) làm ĐC1 cho năng suấtcao, chất lượng tốt nhưng chống chịu sâu bệnh trung bình. Thí nghiệm tiến hành trong 2 năm,mỗi năm 2 vụ (đông xuân (ĐX) và xuân hè (XH) 2006- 2008) tại Thừa Thiên Huế nhằm đánhgiá khả năng sinh trưởng, tính chống chịu sâu bệnh, năng suất, chất lượng quả của các tổ hợplai. Kết quả nghiên cứu đã chọn được 3 tổ hợp lai cà chua tốt nhất: TH4; TH2; TH3 có nhiềuưu điểm nhất: Sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt, vừa ổn định vừa cho năng suất trungbình cao, quả có chất lượng cao, kích thước, màu sắc mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng.1. Đặt vấn đề Trong số các loại rau cần được lai tạo, chọn tạo và phát triển, cà chua là mộttrong những cây rau được chú ý nhiều. Trong những năm gần đây, Trường Đại họcNông Lâm Huế đã khảo nghiệm tập đoàn, chọn dòng thuần sử dụng giống địa phươnglàm chủ đạo lai với các dòng giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Kết quả bằngphương pháp lai đơn, đã chọn được 10 tổ hợp lai cà chua có triển vọng. Từ nguồn vậtliệu này, việc tiếp tục nghiên cứu khả năng thích ứng của các tổ hợp lai ở các mùa vụkhác nhau là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá và tuyểnchọn các tổ hợp lai cà chua vụ đông xuân và xuân hè tại Thừa Thiên Huế”, nhằm: - Đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh, năng suất, đặc điểm hìnhthái và chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua. - Tuyển chọn được 2-3 tổ hợp lai cà chua tốt nhất, có khả năng sinh trưởng, pháttriển khoẻ, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và cókhả năng chống chịu tốt sâu bệnh, cũng như phù hợp với điều kiện sinh thái Thừa ThiênHuế. - Làm vật liệu cho việc chọn giống tiếp theo. 872. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm gồm 10 tổ hợp lai (THL) và 2 giống đối chứng, trong đó 10 THLđược mã hóa từ TH1 đến TH10, dùng Bi (giống địa phương) làm ĐC 2 và T30 làmgiống đối chứng 1 (ĐC 1). 2.2. Nội dung nghiên cứu Thí nghiệm 1: Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua vụ Đông Xuân năm 2006 -2007 trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 2: Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua vụ Xuân Hè năm 2007 và2008 trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 3: Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua mới vụ Đông Xuân năm 2007- 2008 trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 4: Đánh giá một số tổ hợp lai cà chua mới vụ Xuân Hè năm 2008trên đất phù sa cổ tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm 5: Duy trì các dòng bố mẹ và tiếp tục thụ phấn để lấy hạt F1 của cáctổ hợp lai cho vụ sau 2007 - 2008 2.3.Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm trong 2 năm, được bố trí trên đất phù sa cổ có thành phần cơ giới thịtnhẹ, trồng mỗi năm 2 vụ. Năm 2008, vụ đông xuân tại Tây Lộc - Huế; vụ hè thu tạiHTX Hương An – Hương Trà - Thừa Thiên Huế. Mỗi thí nghiệm bố trí theo phươngpháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB), nhắc lại 3 lần, diện tích mỗi ô là 6m2, tổng diệntích mỗi thí nghiệm là 200m2. Thí nghiệm vụ đông xuân: Gieo ngày 25/11/2006; trồng ngày 25/12/2006; vụxuân hè gieo ngày 15/2/2007; trồng ngày 15/3/2007. Năm 2008, bố trí thí nghiệm và ápdụng quy trình gieo trồng tương tự 2007. Phân bón (tính cho một ha): 10 tấn phânchuồng + 200 kg urê + 500 kg lân supe + 200 kg Kcl + 400 kg vôi bột. Khoảng cáchtrồng (60 x 55) cm; mật độ trồng 30.000 cây/ha. Các biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng đồng đều và thích hợp. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, khả năng ra hoa đậu quả, năng suất và các yếutố cấu thành năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh... áp dụng theo quy trình khảonghiệm giống cà chua của Viện Nghiên cứu Rau quả Gia Lâm - Hà Nội. Đánh giá ưu thế lai chuẩn: [1; 4] F1 - ĐC Ưu thế lai chuẩn = x 100 ĐC 88 F1: con lai, ĐC: đối chứng Đánh giá tính ổn định môi trường của các tổ hợp lai: yij = yi + bi I j + S2 d i ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: