Báo cáo nghiên cứu khoa học: GIAO THOA VĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ: VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 311.71 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Những khó khăn trong dạy-học ngoại ngữ không chỉ xuất phát từ những dị biệt trong ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Những sự khác biệt trong thói quen giao tiếp ngôn ngữ tạo nên những giao thoa văn hoá có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạyhọc. Người dạy ngoại ngữ cần có hiểu biết đầy đủ về những thói quen đặc trưng này để giúp người học vượt qua những rào cản tâm lý, mang dấu ấn văn hoá trong quá trình học....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIAO THOA VĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ: VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ" GIAO THOA V ĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ: VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CROSS CULTURE IN FOREIGN LANGUAGE TEACHING AND LEARNING: ON SOME COMMUNICATIVE PRACTICES OF VIETNAMESE PEOPLE AFFECTING THE ACQUISITION OF A FOREIGN LANGUAGE LÊ VIẾT DŨNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Những khó khăn trong dạy-học ngoại ngữ không chỉ xuất phát từ những dị biệt trong ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Những sự khác biệt trong thói quen giao tiếp ngôn ngữ tạo nên những giao thoa văn hoá có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạy- học. Người dạy ngoại ngữ cần có hiểu biết đầy đủ về những thói quen đặc trưng này để giúp người học vượt qua những rào cản tâm lý, mang dấu ấn văn hoá trong quá trình học ngoại ngữ. ABSTRACT It is assumed that the dissimilarities on the phonological, grammatical and lexical aspects are not the only cause of difficulties in foreign language teaching and learning. In fact, it is the differences in language communicative behaviours which cause cultural interferences that have negative influences on the teaching and learning task. Therefore, foreign language teachers should be aware of these distinctive features to help learners overcome the psychological and cultural barriers in the teaching and learning process. 1. Giao tiếp ngôn ngữ và giao thoa văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ Từ nhiều thập niên cuối thế kỷ 20, giao tiếp đã trở thành một nội dung nghiên cứu đặc biệt của ngành khoa học xã hội và nhân văn. Con người với tư cách là chủ thể giao tiếp cùng những đặc điểm văn hoá-xã hội lại trở thành đối tượng trung tâm của những nghiên cứu liên ngành nhằm tìm câu trả lời về một hiện tượng rất xưa cũ nhưng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại: giao tiếp giữa người với người. Ngôn ngữ, “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (Lênin), không còn được nghiên cứu thuần tuý như một hệ thống tín hiệu mà đã được xem xét dưới nhiều bình diện khác nhau của hoạt động giao tiếp. Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu ngày càng nhận ra tầm quan trọng của văn hoá trong ngôn ngữ và giao tiếp ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá của một cộng đồng và yếu tố văn hoá hiện diện trong mọi bình diện của giao tiếp ngôn ngữ. Cũng như những khác biệt và tương đồng giữa các ngôn ngữ về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng thường được gọi là giao thoa ngôn ngữ, các cộng đồng ngôn ngữ-văn hoá cũng có những phong cách giao tiếp ngôn ngữ không giống nhau. Sự khác biệt trong phong cách giao tiếp này thường không dễ được nhận diện ngay và trong giao tiếp thường gây ra những ngộ nhận đôi khi còn trầm trọng hơn những ngộ nhận do sự khác biệt ngôn ngữ gây ra. Do vậy những giao thoa văn hoá cũng cần được xem xét nghiên cứu đầy đủ như các giao thoa ngôn ngữ. Dựa vào phân tích của KERBRAT-ORECCHIONI (1996) chúng ta có thể xem xét các giao thoa văn hoá trong phong cách giao tiếp qua các nội dung sau: 1) Ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp xã hội: những đánh giá của xã hội về sự im lặng, lời nói hay, lời nói thật, lời nói dối... 2) Quan niệm về mối quan hệ liên cá nhân của các chủ thể tham gia giao tiếp: quan niệm về xa cách-gần gũi, trên-dưới, bình đẳng, sự đánh giá của xã hội về sự nhân nhượng, đồng thuận, xung đột trong giao tiếp. 3) Quan niệm về lịch sự, về thể diện và gìn giữ thể hiện trong giao tiếp ngôn ngữ. 4) Mức độ nghi thức hoá các hành động lời nói: cách xưng hô, cách sử dụng các nghi thức lời nói trong giao tiếp ngôn ngữ. 2. Một vài thói quen trong phong cách giao tiếp ngôn ngữ của người Việt Trong nhiều nghiên cứu trước đây (Lê Viết Dũng, 1999, 2000, 2002, 2003) chúng tôi đã có dịp trình bày một số đặc điểm trong phong cách giao tiếp của người Việt mà đặc điểm quan trọng nhất là sự phân biệt ứng xử với thành viên trong cùng nhóm và ứng xử với người ngoài nhóm. - Người cùng nhóm là những người thân thiết có cùng một hệ thống các giá trị, những chuẩn mực văn hoá, những biểu tượng và những niềm tin. Người cùng nhóm là “ta”, là “chúng ta”. Cách giao tiếp, ứng xử nói năng là “trong nhà với nhau”. Người ngoài nhóm là người lạ, là người chưa hẳn “có cùng t iếng nói”, ở “cùng - một tần sóng”. Cách giao tiếp để đạt an toàn, hiệu quả là “xem như thượng khách”. Trong giao tiếp giữa những thành viên trong cùng nhóm, điều quan trọng nhất là sự đồng thuận, sự nhân nhượng trong trật tự đã được xác lập. “Chủ nghĩa phải đạo” (Le conformisme) được mọi người tình nguyện thực hiện. Ứng xử nói năng theo “lễ”, theo những nghi thức đã được quy định từ trước đã được xem như những chuẩn giao tiếp. Vượt trội, độc đáo, khác lạ không được khuyến khích (thậm chí còn bị chê trách) bởi vì ảnh hưởng đến tính cộng đồng. Các thành viên tham gia giao tiếp sẽ không có cơ hội (và cũng không dám tạo cơ hội) để thay đổi vị thế, vai giao tiếp. Việc thương thảo để thay đổi vai giao tiếp hiếm khi xảy ra và mọi người tự nguyện tránh những phát ngôn gây xung đột, những chỉ trích xúc phạm thể diện người cùng nhóm. Trong khuôn khổ và nội dung đã được quy định và được nhận thức rõ, giao tiếp trong cùng nhóm thường dễ mang màu sắc tình cảm, có biểu hiện hoà thuận và cởi mở. Đây cũng là một nguyên tắc lịch sự trong ứng xử của người Việt. Đối với người lạ ngoài nhóm, người Việt thường có những thói quen giao tiếp mang tính đặc trưng như sau: Giữ gìn thể d ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIAO THOA VĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ: VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ" GIAO THOA V ĂN HOÁ TRONG DẠY-HỌC NGOẠI NGỮ: VỀ MỘT VÀI THÓI QUEN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ CROSS CULTURE IN FOREIGN LANGUAGE TEACHING AND LEARNING: ON SOME COMMUNICATIVE PRACTICES OF VIETNAMESE PEOPLE AFFECTING THE ACQUISITION OF A FOREIGN LANGUAGE LÊ VIẾT DŨNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Những khó khăn trong dạy-học ngoại ngữ không chỉ xuất phát từ những dị biệt trong ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng. Những sự khác biệt trong thói quen giao tiếp ngôn ngữ tạo nên những giao thoa văn hoá có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc dạy- học. Người dạy ngoại ngữ cần có hiểu biết đầy đủ về những thói quen đặc trưng này để giúp người học vượt qua những rào cản tâm lý, mang dấu ấn văn hoá trong quá trình học ngoại ngữ. ABSTRACT It is assumed that the dissimilarities on the phonological, grammatical and lexical aspects are not the only cause of difficulties in foreign language teaching and learning. In fact, it is the differences in language communicative behaviours which cause cultural interferences that have negative influences on the teaching and learning task. Therefore, foreign language teachers should be aware of these distinctive features to help learners overcome the psychological and cultural barriers in the teaching and learning process. 1. Giao tiếp ngôn ngữ và giao thoa văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ Từ nhiều thập niên cuối thế kỷ 20, giao tiếp đã trở thành một nội dung nghiên cứu đặc biệt của ngành khoa học xã hội và nhân văn. Con người với tư cách là chủ thể giao tiếp cùng những đặc điểm văn hoá-xã hội lại trở thành đối tượng trung tâm của những nghiên cứu liên ngành nhằm tìm câu trả lời về một hiện tượng rất xưa cũ nhưng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong xã hội hiện đại: giao tiếp giữa người với người. Ngôn ngữ, “phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (Lênin), không còn được nghiên cứu thuần tuý như một hệ thống tín hiệu mà đã được xem xét dưới nhiều bình diện khác nhau của hoạt động giao tiếp. Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu ngày càng nhận ra tầm quan trọng của văn hoá trong ngôn ngữ và giao tiếp ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành của nền văn hoá của một cộng đồng và yếu tố văn hoá hiện diện trong mọi bình diện của giao tiếp ngôn ngữ. Cũng như những khác biệt và tương đồng giữa các ngôn ngữ về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng thường được gọi là giao thoa ngôn ngữ, các cộng đồng ngôn ngữ-văn hoá cũng có những phong cách giao tiếp ngôn ngữ không giống nhau. Sự khác biệt trong phong cách giao tiếp này thường không dễ được nhận diện ngay và trong giao tiếp thường gây ra những ngộ nhận đôi khi còn trầm trọng hơn những ngộ nhận do sự khác biệt ngôn ngữ gây ra. Do vậy những giao thoa văn hoá cũng cần được xem xét nghiên cứu đầy đủ như các giao thoa ngôn ngữ. Dựa vào phân tích của KERBRAT-ORECCHIONI (1996) chúng ta có thể xem xét các giao thoa văn hoá trong phong cách giao tiếp qua các nội dung sau: 1) Ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp xã hội: những đánh giá của xã hội về sự im lặng, lời nói hay, lời nói thật, lời nói dối... 2) Quan niệm về mối quan hệ liên cá nhân của các chủ thể tham gia giao tiếp: quan niệm về xa cách-gần gũi, trên-dưới, bình đẳng, sự đánh giá của xã hội về sự nhân nhượng, đồng thuận, xung đột trong giao tiếp. 3) Quan niệm về lịch sự, về thể diện và gìn giữ thể hiện trong giao tiếp ngôn ngữ. 4) Mức độ nghi thức hoá các hành động lời nói: cách xưng hô, cách sử dụng các nghi thức lời nói trong giao tiếp ngôn ngữ. 2. Một vài thói quen trong phong cách giao tiếp ngôn ngữ của người Việt Trong nhiều nghiên cứu trước đây (Lê Viết Dũng, 1999, 2000, 2002, 2003) chúng tôi đã có dịp trình bày một số đặc điểm trong phong cách giao tiếp của người Việt mà đặc điểm quan trọng nhất là sự phân biệt ứng xử với thành viên trong cùng nhóm và ứng xử với người ngoài nhóm. - Người cùng nhóm là những người thân thiết có cùng một hệ thống các giá trị, những chuẩn mực văn hoá, những biểu tượng và những niềm tin. Người cùng nhóm là “ta”, là “chúng ta”. Cách giao tiếp, ứng xử nói năng là “trong nhà với nhau”. Người ngoài nhóm là người lạ, là người chưa hẳn “có cùng t iếng nói”, ở “cùng - một tần sóng”. Cách giao tiếp để đạt an toàn, hiệu quả là “xem như thượng khách”. Trong giao tiếp giữa những thành viên trong cùng nhóm, điều quan trọng nhất là sự đồng thuận, sự nhân nhượng trong trật tự đã được xác lập. “Chủ nghĩa phải đạo” (Le conformisme) được mọi người tình nguyện thực hiện. Ứng xử nói năng theo “lễ”, theo những nghi thức đã được quy định từ trước đã được xem như những chuẩn giao tiếp. Vượt trội, độc đáo, khác lạ không được khuyến khích (thậm chí còn bị chê trách) bởi vì ảnh hưởng đến tính cộng đồng. Các thành viên tham gia giao tiếp sẽ không có cơ hội (và cũng không dám tạo cơ hội) để thay đổi vị thế, vai giao tiếp. Việc thương thảo để thay đổi vai giao tiếp hiếm khi xảy ra và mọi người tự nguyện tránh những phát ngôn gây xung đột, những chỉ trích xúc phạm thể diện người cùng nhóm. Trong khuôn khổ và nội dung đã được quy định và được nhận thức rõ, giao tiếp trong cùng nhóm thường dễ mang màu sắc tình cảm, có biểu hiện hoà thuận và cởi mở. Đây cũng là một nguyên tắc lịch sự trong ứng xử của người Việt. Đối với người lạ ngoài nhóm, người Việt thường có những thói quen giao tiếp mang tính đặc trưng như sau: Giữ gìn thể d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo báo cáo kỹ thuật cách trình bày báo cáo báo cáo ngành nông nghiệp báo cáo ngành tin họcTài liệu liên quan:
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 358 0 0 -
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 285 0 0 -
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 235 0 0 -
Đồ án: Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Bình Định
54 trang 222 0 0 -
23 trang 208 0 0
-
40 trang 200 0 0
-
Báo cáo môn học vi xử lý: Khai thác phần mềm Proteus trong mô phỏng điều khiển
33 trang 185 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 179 0 0 -
8 trang 178 0 0
-
9 trang 173 0 0