Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: GIỚI THIỆU QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.77 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày 28 tháng 7 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký thông tư số 07/2010/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình, mã số QCVN 06: 2010/BXD có hiệu lực từ ngày 17/9/2010.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "GIỚI THIỆU QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH" GIỚI THIỆU QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNHPGS. TS. CAO DUY TIẾN, TS. NGUYỄN CAO DƯƠNG, ThS. HOÀNG ANH GIANGViện Khoa học Công nghệ Xây dựng Tóm tắt: Ngày 28 tháng 7 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký thông tư số07/2010/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và côngtrình, mã số QCVN 06: 2010/BXD có hiệu lực từ ngày 17/9/2010. Quy chuẩn do Viện KHCNXây dựng – Bộ Xây dựng phối hợp với Cục Phòng cháy ch ữa cháy – Bộ Công an biên soạn.Để giúp độc giả nghiên cứu, sử dụng Quy chuẩn này, nhóm biên soạn xin thuyết minh th êmvề cơ sở biên soạn và lưu ý một số nội dung khi sử dụng Quy chuẩn.1. Sự cần thiết của Quy chuẩn Để tăng cường hiệu lực trong việc quản lý và thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháyđối với các công trình xây dựng, bên cạnh các văn bản pháp luật (Luật, Nghị định) của Nhànước về công tác này đòi hỏi cần có các văn bản pháp quy kỹ thuật (Quy chuẩn, tiêu chuẩnkỹ thuật) đồng bộ và thống nhất liên quan đến vấn đề ph òng cháy, chống cháy cho nh à vàcông trình trên tất cả các khâu thiết kế, thi công xây dựng và sử dụng công trình. Thời gian qua, để quản lý kỹ thuật an toàn cháy cho nhà và công trình xây dựng, chúng tadựa chủ yếu vào tiêu chuẩn TCVN 2622:1995 – “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và côngtrình – Yêu cầu thiết kế”. Tiêu chuẩn đã đưa ra các yêu cầu cơ bản về phòng cháy, chốngcháy khi thiết kế các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn này được biên soạn từ những năm1960, dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn tương ứng của Liên Xô (cũ), được soát xét lần 1 năm1978 và lần 2 năm 1995. Tiêu chuẩn TCVN 2622:1995 còn được coi như một tiêu chuẩn kỹthuật có tính cơ sở chung nhất, để từ đó làm chỗ dựa cho việc hình thành các tiêu chuẩn khác,đưa ra các yêu cầu cụ thể hơn về PCCC cho từng đối tượng công trình như: - TCVN 6160:1996 – Phòng cháy, chống cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế; - TCVN 6161:1996 – Phòng cháy chống cháy chợ và Trung tâm thương mại – Yêu cầuthiết kế; - Và một số tiêu chuẩn khác. Năm 1997, Bộ Xây dựng đã cho ban hành “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam”, trong đó vấnđề an toàn cháy cho nhà và công trình được thể hiện tại chương 11: “Phòng chống cháy”. Nộidung của chương này về cơ bản thống nhất với các quy định của tiêu chuẩn TCVN2622:1995. Các văn bản pháp quy kỹ thuật về PCCC cho nhà và công trình nêu trên đã góp phần tíchcực trong việc quản lý và thực hiện công tác PCCC ở Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên,trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước và hội nhập với kinh tế thế giới, các quychuẩn, tiêu chuẩn về PCCC cho nhà và công trình của chúng ta hiện nay đang có nhiều bấtcập cần được xem xét, điều chỉnh theo một định hướng thống nhất, đồng bộ phù hợp với điềukiện cụ thể của Việt Nam và đáp ứng được nhu cầu hội nhập chung của nền kinh tế đất nướctrong thời gian tới. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu biên soạn một Quy chuẩn về an toàn cháy cho nhàvà công trình đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra là rất cần thiết.2. Cơ sở biên soạn Quy chuẩn Viện KHCN Xây dựng được Bộ Xây dựng giao chủ trì biên soạn “Quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, một Quy chuẩn trong lĩnh vực xây dựng chuyên về phòngcháy, chống cháy cho nhà và công trình được biên soạn ở Việt Nam, tại thời điểm mà vai trò“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” của nó đ ược khẳng định rõ ràng hơn theo Luật tiêu chuẩn vàquy chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, Quy chuẩn này còn phải đảm bảo đáp ứng các y êu cầu quyđịnh của Luật Xây dựng v à Luật phòng cháy và ch ữa cháy trong quá trình biên soạn cũngnhư ban hành đưa Quy chuẩn áp dụng vào thực tế. Cũng chính vì vậy, việc biên soạn Quychuẩn đã có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Xây dựng, đồng thời có sự tham gia phối hợprất chặt chẽ của Cục Cảnh sát ph òng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (PCCC& CHCN)ngay từ những bước định hướng ban đầu cũng như trong suốt quá trình biên soạn và đến cácbước hoàn tất công việc biên soạn Quy chuẩn. Theo tinh thần trên, các vấn đề đã được đặt raxem xét trong quá trình biên soạn Quy chuẩn là: - Quy chuẩn phải đặt ra được các yêu cầu chung, quy định chung có tính nguyên tắc trongviệc thực hiện các giải pháp kỹ thuật an toàn cháy và th ống nhất áp dụng cho các loại nhà vàcông trình xây dựng; - Quy chuẩn phải là một tài liệu chuẩn có tính cơ sở cho việc thống nhất biên soạn, hoànchỉnh hệ thống các tài liệu chuẩn quy định các yêu cầu cụ thể hơn về an toàn cháy phù hợpcho từng đối tượng công trình, và từng khía cạnh kỹ thuật có liên quan của công trình; - Tiếp thu những vấn đề mới, hiện đại của khoa học công nghệ để Quy chuẩn đáp ứngđược nhu cầu hội nhập kinh tế hiện nay, đồng thời vẫn phải phù hợp với các điều kiện thực tếcủa Việt Nam; - Trong lúc chưa thể có ngay được một hệ thống đầy đủ các tài liệu chuẩn có liên quan,Quy chuẩn cần đề cập những vấn đề thật cần thiết trước mắt, không chỉ đưa ra những yêu cầuchung, mà cần có các quy định, yêu cầu kỹ thuật cụ thể trong một phạm vi nhất định các côngtrình thông dụng và phổ biến, tập trung vào các giải pháp cơ bản nhất của an toàn cháy là:thoát nạn cho người khi xảy ra cháy, chống cháy lan và chữa cháy cứu nạn; - Nghiên cứu, kế thừa một cách h ài hòa các nội dung cơ bản của các tài liệu chuẩn hiệnhành như TCVN 2622:1995, chương 11 – Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam (1997),... để sựchuyển đổi tiếp cận các vấn đề mới hiện đại không gây xáo trộn nhiều trong hệ thống tiêuchuẩn hiện hành, tránh gây vướng mắc cho áp dụng thực tế. Để đáp ứng các yêu cầu trên, trong quá trình biên soạn, ngoài việc nghiên cứu kỹ các vănbản pháp quy kỹ thuật hiện hành có liên quan của Việt Nam, nhóm đề tài đã tham khảo chitiết nội dung của những quy chuẩn tương ứng của nước ngoài bao gồm: - Hoa Kỳ: + NFPA – 101 Life Safety C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: