Báo cáo nghiên cứu khoa học: HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 897.70 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trình bày khái niệm và nội dung các hoạt động của dịch vụ thông tin thư viện trong môi trường đại học. Xác định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động loại hình dịch vụ này. Giới thiệu một sản phẩm dịch vụ thông tin có chọn lọc (SDI) được ứng dụng công nghệ thông tin và đang được sử dụng có hiệu quả tại Trung tâm Thông tin Tư liệu – ĐHĐN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC" HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LIBRARY-INFORMATION SERVICES IN UNIVERSITIES NGUYỄN VĨNH HÀ Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trình bày khái niệm và nội dung các hoạt động của dịch vụ thông tin thư viện trong môi trường đại học. Xác định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động loại hình dịch vụ này. Giới thiệu một sản phẩm dịch vụ thông tin có chọn lọc (SDI) được ứng dụng công nghệ thông tin v à đang được sử dụng có hiệu quả tại Trung tâm Thông tin Tư liệu – ĐHĐN. ABSTRACT This paper presents some concepts and content of library-information service in university environment. It also attempts to define the importance of information technology applications in the operation of this service. Finally, the paper introduces a selective dissemination of information service (SDI) product which has utilized information technology effectively at the Information Resources Center, Danang University. Ngày nay, với vai trò là “khoa học lớn”, thông tin đã có giá trị quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội. Với số lượng những người làm công tác nghiên cứu khoa học, đang tăng lên theo cấp số cộng, điều gì sẽ xảy ra khi mà sản phẩm của họ theo đó mà tăng lên theo cấp số nhân, phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức? Tất cả đã tạo nên một khối lượng thông tin khổng lồ và không ngừng phát triển, dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin. Xuất phát từ tình hình đó, việc sử dụng và tìm kiếm thông tin đang gặp không ít khó khăn, đó là vấn đề mà người dùng tin (NDT) đang phải đối mặt và các thư viện trường đại học cũng đang gặp nhiều thách thức. Chính vì vậy mà mô hình dịch vụ thông tin thư viện hình thành. 1. Dịch vụ thông tin thư viện (Information Service) Nhu cầu thông tin và nhu cầu trao đổi thông tin thuộc nhóm nhu cầu t inh thần. Có nhu cầu chỉ cần ở mức giúp người sử dụng trao đổi được thông tin, trong khi đó, có nhu cầu, ngoài việc trao đổi thông tin, người sử dụng dịch vụ còn cần được cung cấp những thông tin cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của họ. Cho đến nay chưa có một định nghĩa về dịch vụ được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc định nghĩa dịch vụ trở nên khó khăn. Hơn nữa, các quốc gia khác nhau có cách hiểu về dịch vụ không giống nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để thấy rõ hơn sự khó khăn trong việc đưa ra khái niệm dịch vụ, chúng ta có thể thấy ngay cả trong GATS (Genaral Agreement on Trade in Services) cũng chỉ đưa ra khái niệm dịch vụ bằng cách liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác nhau. Nhưng chúng ta có thể hiểu dịch vụ bằng cách t ìm ra các đặc tính nổi bật và khác biệt của dịch vụ so với hàng hoá. Một số đặc tính của dịch vụ * Tính vô hình (intangibility) Khác với sản phẩm, dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được, nắm bắt được hay nhận diện được bằng giác quan. Chính vì vậy mà khi muốn marketing cho các dịch vụ, cần phải tạo cho NDT biết tiềm năng của nó bằng cách cung cấp cho họ một cảm giác hữu hình về các dịch vụ đó. * Tính không đồng nhất (heterogeneity) Dịch vụ gắn chặt với người cung cấp dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào cá nhân thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng,…) và hơn thế nữa đối với cùng một cá nhân, chất lượng dịch vụ nhiều khi cũng thay đổi theo thời gian. * Tính không thể tách rời/chia cắt (inseparability) Thông thường để thực hiện một dịch vụ, người cung cấp dịch vụ thường phải tiến hành một số bước hoặc thao tác đi liền với nhau, không thể tách rời nhau để thu được kết quả mà người mua dịch vụ mong muốn. Ví dụ, trong dịch vụ tìm kiếm thông tin, để có thể người cung cấp thông tin cần phải thực hiện một số bước sau đây: 1. phân tích nhu cầu, 2. xác định nguồn, 3. thực hiện quá trình tìm, và 4. gửi kết quả tìm Các bước trên không thể được tiến hành độc lập, bởi vì, NDT không quan tâm tới các kết quả riêng lẻ, mà họ chỉ quan tâm đến kết quả mà họ nhận được có thỏa mãn nhu cầu của họ hay không. 2. Các hoạt động dịch vụ thông tin thư viện Cung cấp tài liệu a. Cho mượn tài liệu (miễn phí) b. Dịch vụ tài liệu tham khảo (có thu phí) c. Dịch vụ dịch thuật d. Dịch vụ internet e. Phổ biến thông tin có chọn lọc f. Các dịch vụ trao đổi thông tin ( Hội thảo, Hội chơ, triển lãm,…) g. Đào tạo, v.v… Sức mạnh của cơ quan thông tin - thư viện là ở khả năng tổ chức và cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu và khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao. Và dịch vụ chỉ có thể triển khai tốt trên cơ sở những năng lực hiện có về nguồn tin và đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp. Một số yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ thông tin thư viện: Một là: Năng lực của người thực hiện dịch vụ hay các kỹ năng cần có: Trong thư viện trường đại học ngày nay, năng lực chuyên môn của người thực hiện dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của nó. Có thể hiểu một cách nôm na đó là các kỹ năng mà người thực hiện cung cấp thông tin phải có, đó là: - được đào tạo chuyên môn - biết trò chuyện với khách hàng (khả năng hiểu đầy đủ và chính xác nhu cầu của NDT) - khả năng ngoại ngữ (để có thể tổng hợp tin từ nhiều nguồn tài liệu và hiểu rõ tâm lý NDT, và còn giúp NDT vượt qua rào cản ngôn ngữ để họ tiếp cận được với ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC" HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THÔNG TIN THƯ VIỆN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LIBRARY-INFORMATION SERVICES IN UNIVERSITIES NGUYỄN VĨNH HÀ Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trình bày khái niệm và nội dung các hoạt động của dịch vụ thông tin thư viện trong môi trường đại học. Xác định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động loại hình dịch vụ này. Giới thiệu một sản phẩm dịch vụ thông tin có chọn lọc (SDI) được ứng dụng công nghệ thông tin v à đang được sử dụng có hiệu quả tại Trung tâm Thông tin Tư liệu – ĐHĐN. ABSTRACT This paper presents some concepts and content of library-information service in university environment. It also attempts to define the importance of information technology applications in the operation of this service. Finally, the paper introduces a selective dissemination of information service (SDI) product which has utilized information technology effectively at the Information Resources Center, Danang University. Ngày nay, với vai trò là “khoa học lớn”, thông tin đã có giá trị quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội. Với số lượng những người làm công tác nghiên cứu khoa học, đang tăng lên theo cấp số cộng, điều gì sẽ xảy ra khi mà sản phẩm của họ theo đó mà tăng lên theo cấp số nhân, phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức? Tất cả đã tạo nên một khối lượng thông tin khổng lồ và không ngừng phát triển, dẫn đến hiện tượng bùng nổ thông tin. Xuất phát từ tình hình đó, việc sử dụng và tìm kiếm thông tin đang gặp không ít khó khăn, đó là vấn đề mà người dùng tin (NDT) đang phải đối mặt và các thư viện trường đại học cũng đang gặp nhiều thách thức. Chính vì vậy mà mô hình dịch vụ thông tin thư viện hình thành. 1. Dịch vụ thông tin thư viện (Information Service) Nhu cầu thông tin và nhu cầu trao đổi thông tin thuộc nhóm nhu cầu t inh thần. Có nhu cầu chỉ cần ở mức giúp người sử dụng trao đổi được thông tin, trong khi đó, có nhu cầu, ngoài việc trao đổi thông tin, người sử dụng dịch vụ còn cần được cung cấp những thông tin cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của họ. Cho đến nay chưa có một định nghĩa về dịch vụ được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu. Tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc định nghĩa dịch vụ trở nên khó khăn. Hơn nữa, các quốc gia khác nhau có cách hiểu về dịch vụ không giống nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Để thấy rõ hơn sự khó khăn trong việc đưa ra khái niệm dịch vụ, chúng ta có thể thấy ngay cả trong GATS (Genaral Agreement on Trade in Services) cũng chỉ đưa ra khái niệm dịch vụ bằng cách liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác nhau. Nhưng chúng ta có thể hiểu dịch vụ bằng cách t ìm ra các đặc tính nổi bật và khác biệt của dịch vụ so với hàng hoá. Một số đặc tính của dịch vụ * Tính vô hình (intangibility) Khác với sản phẩm, dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được, nắm bắt được hay nhận diện được bằng giác quan. Chính vì vậy mà khi muốn marketing cho các dịch vụ, cần phải tạo cho NDT biết tiềm năng của nó bằng cách cung cấp cho họ một cảm giác hữu hình về các dịch vụ đó. * Tính không đồng nhất (heterogeneity) Dịch vụ gắn chặt với người cung cấp dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào cá nhân thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng,…) và hơn thế nữa đối với cùng một cá nhân, chất lượng dịch vụ nhiều khi cũng thay đổi theo thời gian. * Tính không thể tách rời/chia cắt (inseparability) Thông thường để thực hiện một dịch vụ, người cung cấp dịch vụ thường phải tiến hành một số bước hoặc thao tác đi liền với nhau, không thể tách rời nhau để thu được kết quả mà người mua dịch vụ mong muốn. Ví dụ, trong dịch vụ tìm kiếm thông tin, để có thể người cung cấp thông tin cần phải thực hiện một số bước sau đây: 1. phân tích nhu cầu, 2. xác định nguồn, 3. thực hiện quá trình tìm, và 4. gửi kết quả tìm Các bước trên không thể được tiến hành độc lập, bởi vì, NDT không quan tâm tới các kết quả riêng lẻ, mà họ chỉ quan tâm đến kết quả mà họ nhận được có thỏa mãn nhu cầu của họ hay không. 2. Các hoạt động dịch vụ thông tin thư viện Cung cấp tài liệu a. Cho mượn tài liệu (miễn phí) b. Dịch vụ tài liệu tham khảo (có thu phí) c. Dịch vụ dịch thuật d. Dịch vụ internet e. Phổ biến thông tin có chọn lọc f. Các dịch vụ trao đổi thông tin ( Hội thảo, Hội chơ, triển lãm,…) g. Đào tạo, v.v… Sức mạnh của cơ quan thông tin - thư viện là ở khả năng tổ chức và cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu và khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao. Và dịch vụ chỉ có thể triển khai tốt trên cơ sở những năng lực hiện có về nguồn tin và đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp. Một số yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ thông tin thư viện: Một là: Năng lực của người thực hiện dịch vụ hay các kỹ năng cần có: Trong thư viện trường đại học ngày nay, năng lực chuyên môn của người thực hiện dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của nó. Có thể hiểu một cách nôm na đó là các kỹ năng mà người thực hiện cung cấp thông tin phải có, đó là: - được đào tạo chuyên môn - biết trò chuyện với khách hàng (khả năng hiểu đầy đủ và chính xác nhu cầu của NDT) - khả năng ngoại ngữ (để có thể tổng hợp tin từ nhiều nguồn tài liệu và hiểu rõ tâm lý NDT, và còn giúp NDT vượt qua rào cản ngôn ngữ để họ tiếp cận được với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình bày báo cáo báo cáo kỹ thuật báo cáo tin học báo cáo nông nghiệp báo cáo kinh tếTài liệu liên quan:
-
Hướng dẫn trình bày báo cáo thực tập chuyên ngành
14 trang 285 0 0 -
BÁO CÁO IPM: MÔ HÌNH '1 PHẢI 5 GIẢM' - HIỆN TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
33 trang 181 0 0 -
8 trang 180 0 0
-
9 trang 173 0 0
-
8 trang 159 0 0
-
6 trang 154 0 0
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Về một mô hình bài toán quy hoạch ngẫu nhiên
8 trang 144 0 0 -
Báo cáo khoa học: TÍNH TOÁN LÚN BỀ MẶT GÂY RA BỞI THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM THEO CÔNG NGHỆ KÍCH ĐẨY
8 trang 127 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học: BIỂU HIỆN STRESS CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
7 trang 110 0 0 -
6 trang 109 1 0