Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: MỘT SỐ THÀNH PHẦN HOÁ SINH CỦA XƯƠNG RỒNG BÀ KHÔNG GAI (Nopalea cochenillifera (L.) Salm-Dyck) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.71 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xương rồng bà không gai là một loài cây có giá trị sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau… Bài báo này giới thiệu số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa sinh của loại cây này. ng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " MỘT SỐ THÀNH PHẦN HOÁ SINH CỦA XƯƠNG RỒNG BÀ KHÔNG GAI (Nopalea cochenillifera (L.) Salm-Dyck) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 48, 2008 MỘT SỐ THÀNH PHẦN HOÁ SINH CỦA XƯƠNG RỒNG BÀ KHÔNG GAI (Nopalea cochenillifera (L.) Salm-Dyck) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Thị Mai Hương, Hoàng Thị Hà Giang, Nguyễn Thị Quỳnh Như Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Xương rồng bà không gai là một loài cây có giá trị sử dụng trong các lĩnh vực khácnhau… Bài báo này giới thiệu số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa sinh của loại cây này.Ở xương rồng bà, hàm lượng chất khô chiếm 6,8-7,2%; hàm lượng nước tự do chiếm 53,73 đến60,09%; Hàm lượng nước liên kết 33,09-39,09%. Hàm lượng khoáng tổng số thay đổi trongkhoảng 19,32 - 21,88 %. Hàm lượng N tổng số chiếm 0,312 - 0,63g %, cao nhất là ở giai đoạntrưởng thành. Hàm lượng lipid 1,26-2,0%; Hàm lượng P dao động trong khoảng từ 5,760 -11,372mg%. Hàm lượng cellulose chiếm 12,67 - 17,83% và không chênh lệnh nhiều giữa cácgiai đoạn sinh trưởng. Hàm lượng vitamin C đạt 72,6-196,6 mg/100g. Hàm lượng khoáng trongcây khoảng từ 19,32-21-88%. Đây là một loại cây có giá trị cần được lưu ý. 1. Mở đầu Nopal là tên gọi chung cho giống xương rồng có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Đây làmột loại xương rồng có giá trị kinh tế không kém so với các loại rau củ khác. Nhiềunghiên cứu cho thấy xương rồng Nopal có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực khácnhư dược phNm, mỹ phNm… Ngoài ra, Nopal còn được dùng làm thức ăn cho ngườinhư một loại rau tươi hay chế biến thành các loại thức ăn khô, đồ hộp hoặc làm thức ăncho gia súc.… Loại cây này lại rất thích hợp với điều kiện của vùng đất khô hạn và sinhtrưởng nhanh, vì vậy, chúng còn dược trồng để cải tạo, che phủ đất [1, 2, 6, 9, 10, 13]. Xương rồng bà không gai cũng là một loại xương rồng thuộc giống xương rồngNopal. Ở Việt Nam, loại xương rồng này mọc tự nhiên, chủ yếu ở các vùng đất cát khôhạn. Ở một số địa phương nhân dân trồng để làm cảnh do có hoa đẹp [5]. Hiện nay, đã có những nghiên cứu bước đầu về giống xương rồng này ở nước tado Viện Ứng dụng Công nghệ tiến hành. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tậptrung vào giống xương rồng nhập từ nước ngoài vào, trong khi đó, các loài thuộc giốngxương rồng Nopal ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưađược quan tâm. Tìm hiểu “Một số thành phần hoá sinh của xương rồng bà không gai(Nopalea cochenillifera (L.) Salm-Dyck) ở tỉnh Thừa Thiên Huế’’ là một trong nhữngnghiên cứu đầu tiên được thực hiện trên đối tượng này nhằm làm cơ sở cho nhữngnghiên cứu và đề xuất hướng sử dụng tiếp theo. 67 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Cây xương rồng bà không gai (Nopalea cochenillifera (L.) Salm-Dyck) Họ: Cactaceae Bộ: Carryophyllales Lớp: Magnoliopsida Ngành: Magnoliophyta Bộ phận dùng để phân tích là thânxương rồng ở các giai đoạn non, trưởngthành, già và quả xương rồng. Hình 1. Xương rồng bà không gai 2.2. Phương pháp nghiên cứu − Xác định hàm lượng protein theo phương pháp Lowry [8]. − Xác định hàm lượng đường khử theo phương pháp Bertrand [8, 14]. − Xác định hàm lượng N tổng số theo phương pháp Kjeldahl [14]. − Xác định hàm lượng lipid theo phương pháp Soxhlet [8,14]. − Xác định hàm lượng khoáng tổng số bằng phương pháp tro hóa [14]. − Xác định hàm lượng cellulose theo phương pháp thuỷ phân bằng acid mạnh [8]. − Xác định hàm lượng P theo phương pháp so màu Xeruleo-Molipdic [14]. − Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp chuẫn độ với iode [8, 14] − Hàm lượng nước tự do và nước liên kết theo phương pháp trọng lượng [14]. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Hàm lượng protein và đường khử của thân và quả xương rồng Thân xương rồng bà (mà người ta thường gọi là lá) là bộ phận được sử dụng chủyếu của cây. Kết quả phân tích hàm lượng protein của thân xương rồng bà non, trưởngthành, già và quả xương rồng ở bảng 1 cho thấy: hàm lượng protein trong xương rồngbà không gai dao động trong khoảng từ 0,023 đến 0,469g/100g mẫu. Trong thân, hàmlượng này nhiều hơn trong quả và cao nhất là ở thân giai đoạn non (0,469g/100g), thấpnhất ở thân giai đoạn già (0,096-0,263g/100g). Ở quả hàm lượng protein chỉ chiếm0,023 g/100g). 68 Bảng 1. Hàm lượng protein, vitamin C và đường khử ở các bộ phận khác nhau của xương rồng bà không gai Protein hoà tan Vitamin C Đường khử Mẫu TN B ộ p h ận (g/100g mẫu (mg/100g mẫu (g/100g mẫu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: