Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: PHƯƠNG PHÁP CHÀO GIÁ ĐIỆN CẠNH TRANH THEO MÔ HÌNH GIÁ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 330.45 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,500 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày phương pháp chào giá bán điện cạnh tranh theo mô hình chào giá tự do (PBP- Price Based Pool) nhằm áp dụng cho thị trường phát điện cạnh tranh. Cơ sở để chào giá là chi phí biên phát điện và giá điện được xác định bằng kết quả của bài toán phân bổ công suất kinh tế tối ưu cho các tổ máy để tổng chi phí phát điện toàn hệ thống bé nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHƯƠNG PHÁP CHÀO GIÁ ĐIỆN CẠNH TRANH THEO MÔ HÌNH GIÁ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 PHƯƠNG PHÁP CHÀO GIÁ ĐIỆN CẠNH TRANH THEO MÔ HÌNH GIÁ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN A COMPETITIVE BIDDING METHOD IN RESPECT OF THE PRICE BASED POOL MODEL FOR THERMAL GENERATORS Lê Kim Hùng Đại học Đà Nẵng Đỗ Thanh Sơn Công ty CP Điện lực Khánh Hòa TÓM TẮT Bài báo trình bày phương pháp chào giá bán điện cạnh tranh theo mô hình chào giá tựdo (PBP- Price Based Pool) nhằm áp dụng cho thị trường phát điện cạnh tranh. Cơ sở để chàogiá là chi phí biên phát điện và giá điện được xác định bằng kết quả của bài toán phân bổ côngsuất kinh tế tối ưu cho các tổ máy để tổng chi phí phát điện toàn hệ thống bé nhất. Các công typhát điện thay đổi giá chào bằng cách điều chỉnh đặc tính chi phí biên và do đó sẽ làm thay đổiđặc tính chi phí biên tổng hợp của toàn hệ thống. Từ đó dẫn đến sản lượng điện phát ra và giábán điện thay đổi theo. ABSTRACT This article presents a competitive electrical energy price bidding method in terms of theprice based pool model applied to the competitive electrical generation market. The bidding isbased on a marginal cost and electricity price is determined by the result of the economicallocation optimization of generators output so that the total generation cost of the whole systemis minimized. Generator companies change their bidding prices by adjusting their marginal costfactors; therefore, this varies the comprehensive marginal cost factors of the whole system,which leads to a change in both generators’ output and electrical energy price.1. Đặt vấn đề Trong thị trường phát điện cạnh tranh có 02 kiểu chào giá bán điện tương ứngvới 02 mô hình thị trường là:  Chào giá dựa trên chi phí áp dụng cho mô hình thị trường giá theo chi phí (CBP – Cost Based Pool)  Chào giá tự do áp dụng cho mô hình thị trường giá theo quy luật cung cầu (PBP – Price Based Pool) Mô hình CBP giảm thiểu rủi ro do nó bảo đảm cho các nhà đầu tư vào nguồnđiện thu hồi vốn, nhà nước dễ kiểm soát và ổn định giá điện nhưng ít có tính cạnh tranh.Ngược lại, mô hình PBP có tính cạnh tranh cao hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi rocho các công ty phát điện, giá điện dao động nhiều ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vấnđề đặt ra là xem xét phương pháp chào giá, tính toán xác định giá bán và sản lượng của 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009từng nhà máy trong từng giờ theo mô hình PBP để kiểm soát được giá điện đồng thờitạo sự minh bạch cho thị trường cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này, bài báo đề xuấtphương pháp chào giá bán điện dựa vào chi phí biên phát điện. Giá chào bán là một hàmsố tuyến tính của sản lượng phát. Từ các bảng chào giá của các nhà máy phát điện vànhu cầu phụ tải, Công ty mua điện duy nhất (SB – Single Buyer) tính toán giá điện vàsản lượng điện mua của từng công ty phát điện trong từng giờ, bảo đảm yêu cầu cânbằng phụ tải và chi phí phát điện toàn hệ thống thấp nhất. Bất kỳ một công ty phát điệnnào đó trong hệ thống điều chỉnh giá chào cũng sẽ làm cho kết quả tính toán giá điện vàsản lượng của tất cả các công ty phát điện trong toàn hệ thống thay đổi. Nhờ vậy, cáccông ty phát điện có thể cạnh tranh để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách điều chỉnh giáchào. Phương pháp này cũng giúp các cơ quan thẩm quyền có cơ sở để quản lý, kiểmsoát thị trường điện, bảo đảm thị trường hoạt động minh bạch.2. Phương pháp luận Chi phí phát điện của mỗi tổ máy là một hàm số với công suất phát, nhiềunghiên cứu xem đây là một hàm số bậc 2 [1,4,5]: Ci = ai + bi.Pi + ci.Pi2 Trong đó :  Ci là chi phí phát điện của tổ máy i.  Pi là công suất phát của tổ máy i.  ai , bi và ci là các hệ số chi phí. Tổng chi phí phát điện toàn hệ thống là : Gọi PL là tổng nhu cầu phụ tải, Pi là công suất khả phát của tổ máy thứ i. Trên cơsở cân bằng phụ tải ta có: Để chi phí vận hành hệ thống thấp nhất ta phải giải bài toán phân bố công suấtkinh tế cho các nhà máy nhiệt điện. Đây là bài toán tối ưu có thể giải bằng phương pháphệ số bất định Lagrange để tìm các công suất phát Pi của các tổ máy với tổng chi phí Cbé nhất. Gọi λ là hệ số bất định, ta có hàm mục tiêu: Ф= + λ( ) Điều kiện để hàm mục tiêu tối thiểu: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: