Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: SO SÁNH VÀ ẨN DỤ TRONG THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO – BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ QUẢNG CÁO TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG PHÁP

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.04 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Quảng cáo là một loại văn bản đặc biệt vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính thực dụng mà cũng vừa mang tính thẩm mỹ" [1]. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ một số thủ pháp ngôn từ trong các thông điệp quảng cáo thông qua các công cụ ngôn ngữ, đó là phép so sánh và phép ẩn dụ. Đồng thời chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh giá trị ngữ dụng của chúng thông qua việc bước đầu....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SO SÁNH VÀ ẨN DỤ TRONG THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO – BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ QUẢNG CÁO TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG PHÁP" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008 SO SÁNH VÀ ẨN DỤ TRONG THÔNG ĐIỆP QUẢNG CÁO – BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG NGÔN NGỮ QUẢNG CÁO TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG PHÁP COMPARISON AND METAPHOR IN ADVERTISEMENTS — THE USE OF ADVERTISEMENT LANGUAGE IN THE LEARNING AND TEACHING OF FRENCH ĐÀO THỊ THANH PHƯỢNG Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Quảng cáo là một loại văn bản đặc biệt vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính thực dụng mà cũng vừa mang tính thẩm mỹ [1]. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ một số thủ pháp ngôn từ trong các thông điệp quảng cáo thông qua các công cụ ngôn ngữ, đó là phép so sánh và phép ẩn dụ. Đồng thời chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh giá trị ngữ dụng của chúng thông qua việc bước đầu đưa các thông điệp quảng cáo vào việc giảng dạy một số môn lí thuyết tiếng tiếng Pháp. ABSTRACT “An advertisement is an artistic, aesthetic, scientific and pragmatic text”. In this paper, I would like to put an emphasis on a number of stylistic devices used in the language of advertisement; i.e., comparison and metaphor. In addition, the pragmatic values of these devices are also emphasized through the use of advertisement slogans in teaching some French linguistics subjects. Trong thời đại ngày nay, thời đại của một xã hội tiêu dùng, quảng cáo đã trởthành một bộ phận thiết yếu của guồng máy xã hội và đóng một vai trò rất quan trọng vềkinh tế và xã hội. Hàng ngày, chúng ta có thể gặp các panô quảng cáo ở khắp mọi nơitrên đường, nhà ga, trung tâm thương mại… Chưa kể đến hàng loạt các chương trìnhquảng cáo rất đẹp mắt và hấp dẫn trên truyền hình, mạng internet, trên các phương tiệntruyền thông đại chúng. Điều đó cho thấy rằng quảng cáo là một cái gì đó rất gần gũi vàquen thuộc với tất cả mọi người chúng ta. TS. Võ Thanh Hương trong bài viết của mìnhđã định nghĩa “quảng cáo là một loại văn bản đặc biệt vừa mang tính khoa học, vừamang tính nghệ thuật, vừa mang tính thực dụng mà cũng vừa mang tính thẩm mỹ” [1,tr.101]. Chính vì mang tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ cao nên trong ngôn ngữ quảngcáo chắc hẳn chứa đựng nhiều biện pháp tu từ. Một trong những thủ pháp mà chúng tôimuốn đề cập ở đây là phép so sánh và phép ẩn dụ. Trong bài viết này, chúng tôi mongmuốn tìm hiểu về phép so sánh và ẩn dụ được thể hiện trong các thông điệp quảng cáotiếng Pháp như thế nào. Từ đó bước đầu đưa những cái thường nhật vào trong trườnghọc, cụ thể hơn là đưa ngôn ngữ quảng cáo vào trong lớp học ngoại ngữ, đặc biệt là lớp160 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(27).2008học tiếng Pháp. Với mục đích này, chúng tôi thử sử dụng các mẫu tin quảng cáo tronggiờ học môn từ vựng học với mục đích đa dạng hóa các phương tiện và tài liệu giảngdạy học nhằm mang lại sự hứng thú cho sinh viên trong giờ học mang thuần tính líthuyết này. Ẩn dụ và so sánh là gì? Từ ẩn dụ bắt nguồn từ tiếng Hy lạp métaphora, có nghĩa là sự chuyển nghĩa giữatừ và nhóm từ dựa trên mối quan hệ giống nhau ít nhiều mang tính rõ ràng. Khác vớiphép so sánh, phép ẩn dụ dựa trên những cấu trúc cú pháp phức tạp hơn bởi nó khôngcó những mối quan hệ so sánh rõ ràng. Từ điển Ngôn ngữ học của Jean Dubois địnhnghĩa1 “ẩn dụ là dùng một danh từ cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng mà không cómặt những từ, cụm từ dùng chỉ sự so sánh. Hay nói rộng hơn ẩn dụ là việc dùng tất cảnhững từ mà từ này có thể được thay thế bằng một từ khác có những điểm tương đồngsau khi đã bỏ tất cả những từ dùng để so sánh”. Theo GS. Đỗ Hữu Châu thì “ẩn dụ làcách gọi tên một sự vật này bằng tên của một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệtương đồng”. [2, tr.48] Jacques Robrie [8, tr.51] chia ẩn dụ ra làm hai loại chính : ẩn dụ có mặt(métaphore in praesentia) và ẩn dụ vắng mặt (métaphore in absentia)  Ẩn dụ có mặt : cái so sánh và cái được so sánh đều xuất hiện trong cùng một phát ngôn.  Ẩn dụ vắng mặt : gần giống phép so sánh So sánh và ẩn dụ trong quảng cáo Trong phần này, chúng tôi xin nêu ra đây nhận định về ẩn dụ trong quảng cáodưới góc nhìn của một số nhà ngôn ngữ học. TS. Cù Đinh Tú trong bài viết của mình,ông đã khẳng định được tính nghệ thuật trong các thông điệp quảng cáo khi các nhàquảng cáo sử các công cụ ngôn ngữ là ẩn dụ và chơi chữ. Pierre Maréchal cũng nhấnmạnh “phép ẩn dụ là một biện pháp tu từ tiềm tàng nhất trong các thông điệp quảngcáo” [6]. Thật vậy, phép ẩn dụ giúp giải thích các khái niệm phức tạp và các quy trìnhkhó để hiểu bằng việc so sánh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: