Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu những vấn đề về hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ có ý nghĩa chính trị – xã hội và pháp lý to lớn, mà còn có ý nghĩa khoa học – thực tiễn quan trọng trên các bình diện dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "SỰ CẦN THIẾT CỦA HỆ THỐNG KIỂM TRA,GIÁM SÁT VIỆC TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN " SỰ CẦN THIẾT CỦA HỆ THỐNG KIỂM TRA,GIÁM SÁT VIỆC TỔ CHỨC VÀ THỰCHIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN LÊ CẢM TSKH Luật ĐHQG Hà NộiI. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền(NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dânvà vì dân ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứunhững vấn đề về hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổchức và thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ có ýnghĩa chính trị – xã hội và pháp lý to lớn, mà còn cóý nghĩa khoa học – thực tiễn quan trọng trên các bìnhdiện dưới đây.Một là, kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiệnquyền lực nhà nước trong NNPQ chính là một trongcác yếu tố quan trọng đảm bảo thực sự và trên thực tếhiệu quả của một loạt các nguyên tắc cơ bản đượcthừa nhận chung không thể thiếu được trong bất kỳmột nhà nước nào muốn được gọi là NNPQ (như:phân công quyền lực, tính tối thượng của luật trongcác lĩnh vực hoạt động của nhà nước, tôn trọng vàbảo vệ các quyền và tự do của con người, v.v…)Hai là, đảm bảo tốt trong thực tiễn các cơ chế pháp lýkiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện quyềnlực nhà nước sẽ chính là một hình thức thể hiện sựkiểm tra của xã hội công dân (XHCD) đối với hoạtđộng của bộ máy công quyền nói chung và của cáccông chức nhà nước nói riêng và để hạn chế, tiến tớiloại trừ thói quan liêu, cửa quyền, tệ nạn tham nhũng,cũng như tình trạng vô pháp luật, góp phần củng cốpháp chế, bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tựdo của công dân.Ba là, bằng hoạt động thực tiễn và hữu hiệu của hệthống kiểm tra và giám sát việc tổ chức và thực hiệnquyền lực nhà nước sẽ góp phần giúp cho nhà làmluật phát hiện ra các nhược điểm của hệ thống phápluật hiện hành trong NNPQ để khắc phục và tiếp tụchoàn thiện nó (như: những điểm còn bất cập, chồngchéo hoặc chưa hợp lý của văn bản pháp luật nào đóhay là sự không phù hợp với thực tiễn hoặc sự tồn tạicủa các quy phạm pháp luật “chết” trong hệ thốngpháp luật, v.v…).Và cuối cùng, bốn là, mặc dù việc nghiên cứu nhữngvấn đề về hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức vàthực hiện quyền lực nhà nước có tầm quan trọng nhưvậy, song cho đến nay trong khoa học pháp lý(KHPL) nước ta vẫn chưa có một công trình lý luậncó tính chất chuyên khảo nào nghiên cứu một cáchđồng bộ, tương đối có hệ thống và toàn diện nhữngvấn đề đã nêu.2. Như vậy, tất cả các bình diện được phân tích trênđây không những cho phép khẳng định tính cấp báchvà sự cần thiết của việc phân tích và lý giải để làmsáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề về hệ thốngkiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện quyềnlực nhà nước trong NNPQ nói chung, mà còn là lý doluận chứng cho việc lựa chọn tên gọi của bài viết nóiriêng của chúng tôi. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp,rộng lớn và nhiều khía cạnh của những vấn đề về hệthống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiệnquyền lực nhà nước (vì ngay mỗi vấn đề hay mỗi chếđịnh trong hệ thống này như chế định kiểm tra Hiếnpháp, chế định giám sát của Quốc hội, chế định thanhtra nhà nước, chế định kiểm tra của Tòa án, vấn đềthanh tra chuyên ngành, v.v… cũng đều có thể trởthành một đối tượng nghiên cứu khoa học riêng biệtvà được đề cập đến trong nhiều cuốn sách chuyênkhảo khác nhau), nên trong bài viết này chúng tôi chỉcó thể cố gắng làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấnđề nào mà theo quan điểm của chúng tôi là chủ yếuvà quan trọng hơn cả liên quan đến sự cần thiết phảicó hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thựchiện quyền lực nhà nước trong NNPQ.II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ1. Tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trongNNPQ có thể được hiểu là dạng hoạt động tổ chức –hành chính và pháp lý quan trọng nhất của bộ máycông quyền do Hiến pháp và các văn bản pháp luậtkhác quy định để sắp xếp, phân công và phối hợpthực hiện các chức năng theo thẩm quyền của các cơquan nhà nước thuộc ba nhánh quyền lực (lập pháp,hành pháp và tư pháp) nhằm mục đích đưa cácnguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung của NNPQvào đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc tổ chức vàthực hiện này không chỉ có ý nghĩa chính trị – xã hội,pháp lý – hành chính quan trọng, mà còn phải dựatrên những nguyên tắc cơ bản nhất định và cần tuântheo đúng các trình tự do luật định.2. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chứcvà thực hiện quyền lực nhà nước trong các quốc giađược coi là NNPQ trên thế giới cho phép khẳng địnhrằng, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nướctrong bất kỳ quốc gia nào muốn được coi là NNPQnhất thiết phải đảm bảo được những nguyên tắc cơbản sau đây: a) Dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộcủa nền văn minh nhân loại – công bằng, nhân đạo,dân chủ và pháp chế, cũng như các nguyên tắc và cácquy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốctế; b) Tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của conngười như là các giá ...