Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: SỨC MẠNH LẬP LUẬN CỦA PHẢN NGỮ TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH - VIỆT

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 343.76 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lập luận hiệu quả dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có sức mạnh của lý lẽ đanh thép và sức quyến rũ của phong cách ngôn ngữ trong phần phản ngữ. Diễn văn chính trị tiếng Anh - Việt là một trong những mảnh đất màu mỡ ở đó người nghiên cứu có thể tìm hiểu và phát hiện ra những yếu tố cơ bản tạo ra sức mạnh to lớn của lập luận, nhất là ở phần phản ngữ. Vì lẽ đó, sau khi đã thống kê, kiểm chứng và phân tích một khối lượng tài liệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " SỨC MẠNH LẬP LUẬN CỦA PHẢN NGỮ TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH - VIỆT" TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008 SỨC MẠNH LẬP LUẬN CỦA PHẢN NGỮ TRONG DIỄN VĂN CHÍNH TRỊ ANH - VIỆT ARGUMENTATION POWER OF ANTITHESIS IN ENGLISH AND VIETNAMESE POLITICAL SPEECHES TS. PHAN VĂN HÒA Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN LÊ THỊ HOÀNG VÂN Học viên cao học khóa 2005-2008 TÓM TẮT Lập luận hiệu quả dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có sức mạnh của lý lẽ đanh thép và sức quyến rũ của phong cách ngôn ngữ trong phần phản ngữ. Diễn văn chính trị tiếng Anh - Việt là một trong những mảnh đất màu mỡ ở đó người nghiên cứu có thể tìm hiểu và phát hiện ra những yếu tố cơ bản tạo ra sức mạnh to lớn của lập luận, nhất là ở phần phản ngữ. Vì lẽ đó, sau khi đã thống kê, kiểm chứng và phân tích một khối lượng tài liệu đáng tin cậy, người viết bài này sẽ tập trung vào (a) xác định và phân loại một số khái niệm liên quan, (b) nêu lên những chứng cứ nghiên cứu đã đánh giá và xác minh về sức mạnh của lập luận ở phần phản ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, (c) và đưa đến những kết luận hệ thống về các đặc trưng của lập luận nói chung, của phần phản ngữ nói riêng, để thấy rằng ngôn ngữ Anh và Việt có những điểm tương đồng và dị biệt trong bản chất mỗi ngôn ngữ cũng như trong sự thể hiện của ngôn ngữ trong diễn văn chính trị. ABSTRACT Argumentation power is based on various linguistic features, especially on argumentative ability and stylistic power of antithesis. Political speeches in English and Vietnamese are a ‘ rich land’ where the writer of this article can investigate and discover the basic features that endow the argumetative power to speeches, especially in the antithesis of argumentation. After doing statistics, checking reliable materials, and making scientific analysis of some typical speeches in English and Vietnamese, the writer will (a) explain some new concepts involved, (b) present study evidence evaluating and verifying argumentation power of antithesis in English and Vietnamese, and (c) discover the similarities and differences of these features in political speeches between the two languages.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lập luận đóng vai trò rất quan trọng. Song, là “một khoa học- khoa học của lờinói” [6:137], lập luận còn có ý nghĩa hơn trong xu hướng toàn cầu hoá, khi mà, lập luậncàng sắc bén, thuyết phục thì mục đích đạt được càng cao.Vì lẽ đó, người viết đi sâu tìmhiểu bằng cách nào đó mà phản ngữ góp phần quan trọng trong cấu trúc lập luận để tạo rasức mạnh to lớn của lời. Lập luận không phải là một vấn đề mới. Oswald Ducrot [1983], Jean ClaudeAnscombre [1983], Đỗ Hữu Châu [2001], Nguyễn Đức Dân [1998], Đỗ Thị Kim Liên[2005]… đã có những nghiên cứu rất thú vị về lập luận nói chung. Tuy nhiên, nghiên cứu 159về sức mạnh lập luận của phản ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt vẫn là một địa hạt còncần phải tiếp tục nghiên cứu.2. PHẢN NGỮ VÀ LẬP LUẬN2.1. Phản ngữ: Khái niệm và phân loại Tuy có một số điểm chưa thật thống nhất về phản ngữ nhưng Galperin [1971],Đinh Trọng Lạc [1996], Cù Đình Tú [1883], Trần Ngọc Thêm [1999]… đều cho rằngphản ngữ là phép tu từ trong đó người ta đặt trong cùng một chuỗi cú đoạn những kháiniệm hình ảnh ý nghĩa đối lập nhau được diễn đạt bằng những đơn vị lời nói khác nhau,nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả nhờ thế đối lập tương phản [5:165]. Theo Trần Ngọc Thêm [8:105], nếu căn cứ vào đặc điểm của các phương tiệndùng làm chủ tố và đối tố, có thể phân loại phản ngữ thành: đối bằng từ trái nghĩa, đốibằng từ không trái nghĩa (đối lâm thời), đối bằng dạng phủ định và đối bằng dạng miêutả .2.2. Lập luận: Khái niệm và phân loại Đỗ Hữu Châu [3], Nguyễn Đức Dân [2], Đỗ Thị Kim Liên [6] cùng cho rằng lậpluận là “một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽnhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (hay một số) kếtluận hay chấp nhận một (hay một số) kết luận nào đó” [2:165]. Theo Đỗ Hữu Châu, một lập luận gồm tiền đề (premise) và kết đề (conclusion)[3:156]. + Tiền đề (TĐ) là những khẳng định chứa chứng cứ hay lí lẽ để suy ra kết đề [7:14]. + Kết đề (KĐ) là một khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu [2:181]. Đỗ Hữu Châu [3:166], Nguyễn Đức Dân [2:185], Đỗ Thị Kim Liên [6:147] phân lập luận thành 2 loại: lập luận logic và lập luận đời thường. + Trong lập luận logic, quan hệ lập luận xảy ra gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: