Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: TẢN MẠN VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,500 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào năm 1994, có một vụ tranh chấp hợp đồng xây dựng trị giá khởi kiện đòi bồi thường gần 700000 USD được đưa đến một tòa án tỉnh. Sau khi suy xét cả tháng trời, Tòa trả lại đơn với lý do hai bên đã thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng là trọng tài với quy tắc tố tụng của ICC (Phòng thương mại quốc tế).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TẢN MẠN VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT " TẢN MẠN VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT PHAN TRUNG HOÀI ThS. Đoàn luật sư TP.Hồ Chí MinhVào năm 1994, có một vụ tranh chấp hợp đồng xâydựng trị giá khởi kiện đòi bồi thường gần 700000USD được đưa đến một tòa án tỉnh. Sau khi suy xétcả tháng trời, Tòa trả lại đơn với lý do hai bên đã thỏathuận điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợpđồng là trọng tài với quy tắc tố tụng của ICC (Phòngthương mại quốc tế). Thực ra nội dung ngữ nghĩa củacâu chữ xác định rằng, trong trường hợp có bất đồngvề thẩm quyền thẩm phán, thì Trọng tài của ICC cóthẩm quyền phân định. Nguyên cứu nguyên tắc tốtụng của ICC dẫn chiếu đến trường hợp này, việcphân định cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp sẽdo Trọng tài LaHaye quyết định…Vụ kiện trên đếnnay vẫn chữa giải quyết xong.Trong các giáo trình và các bài nghiên cứu về tư phápquốc tế của Việt nam hiện nay, hiện tượng xung độtpháp luật trong các quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài hiểu theo nghĩa rộng và cấu trúc của quy phạmxung đột pháp luật tưởng chừng như đã được hiểubiết một cách thấu đáo. Tuy nhiên, thực tiễn nhữngnăm cải cách và mở cửa của nước ta cho thấy các giảipháp nhằm sử lý các hiện tượng xung đột về thẩmquyền xét xử và xung đột về luật áp dụng vẫn chưađạt được sự thống nhất của Tòa án nhân dân tối cao.Nhiều vấn đề về nhận thức, quan niệm và các nguyêntắc vẫn chưa được làm sáng tỏ ở góc độ nguyên cứulẫn thực tiễn xét xử . Trong bài viết này, chúng tôixin nêu một vài ý kiến về vấn đề này.1-Theo quan niệm truyền thống thì khi có hiện tượnghai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng cóthể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phátsinh, người ta nói đến xung đột pháp luật. Vấn đề đặtra là cơ quan tài phán nào có thẩm quyền và sẽ phải“chọn luật” nào để áp dụng nhằm giải quyết tranhchấp đó? Có thể nói, xung đột pháp luật là đặt thù củatư pháp quốc tế – được hiểu như một ngành luật trongnước. Tuy nhiên, thật ra quan hệ giữa cá nhân với cánhân trong tư pháp quốc tế cần được hiểu theo kháiniệm rộng hơn, bao hàm cả việc ký kết và thực hiệncác hợp đồng giữa các doanh nghiệp thuộc các nướckhác nhau. Không những thế, nó còn mở rộng đếnmột loạt quan hệ mới như bảo hiểm, chuyển giaocông nghệ, sở hữu công nghiệp, thương mại điện tử(Electric – com – mercical)…Vấn đề là ở chổ, chínhtrong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế thế giới vàthương mại điện tử đã khiến chúng ta phải đặt lại suynghĩ, nhận thức, quan niệm về cái gọi là “yếu tố nướcngoài”.“Yếu tố nước ngoài” không đơn giản chỉ là sự khácbiệt nước này với nước kia, mà bao hàm cả sự khácbiệt về quốc tịch, nơi xảy ra hành vi, nơi có tài sản,nơi giải quyết xung đột…Vì thế, quan niệm coi tưpháp quốc tế như một “vùng đệm”, hay “sự giaothoa” giữa luật quốc tế và luật quốc gia cần phải đượctiếp tục nghiên cứu và phát triển. Nói cụ thể hơn, khibàn đến thẩm quyền xét xử quốc tế các tranh chấp cóyếu tố nước ngoài, suy cho cùng lại do một Tòa ánhoặc Trọng tài quốc gia nào đó phán quyết, đồngnghĩa với cơ quan tài phán quốc gia, nên “sự giaothoa” này liệu phải có một giới hạn nào đó cho việcphân định? Giáo trình tư pháp quốc tế cho thấy“nguồn” của tư pháp quốc tế cũng là sự giao thoa củaluật quốc tế (điều ước quốc tế) và luật quốc gia. Chonên, không thể có một “môi trường” hay “đời sống”lý tưởng trong đó mọi tranh chấp có yếu tố nướcngoài sẽ chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm thựcchất thống nhất trong các điều ước quốc tế. Nghịch lýlà ở chỗ, ai cũng nói về từ “quốc tế” trong tư phápquốc tế, nói về yếu tố nước ngoài trong các quan hệpháp luật phát sinh, nhưng về lý học thì luôn coi đâylà ngành luật trong nước.Chúng tôi quan niệm, suy cho cùng, bản chất haymục đích tự thân của tư pháp quốc là tìm giải phápchung thống nhất cho những vấn đề khác biệt nảysinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theonghĩa rộng. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trên thế giớicũng như ở Việt Nam, không phải lúc nào cũng tìmthấy cái điểm chung thống nhất đó. Ngay cả khi hainước ký kết với nhau một Hiệp định tương trợ tưpháp song phương thì đôi khi cũng dành cho mìnhquyền công nhận một số chứ không phải tất cả cácphán quyết của nước kia. Bởi vì, mọi người đều hiểurằng, quan hệ tư pháp quốc tế bị chi phối rất nhiềubởi yếu tố “có đi có lại”, hay sự thừa nhận giải phápchung cho mọt hiện tượng xung đột pháp luật nào đó,thực chất đôi khi lại hàm chứa sự cảm tính. Người tanhớ lại, trong thời kỳ trước đây khi bị Mỹ cấm vận,gần như các nước thuộc khối tư bản chủ nghĩa khôngcoi pháp luật Việt Nam như một hệ thống, thậm chínước nào có quan hệ kinh tế với Việt Nam cũng bịtrừng phạt. Điều này cho thấy, trong đời sống quốc tếhiện đại, thứ luật kiểu Mỹ này thực chất chỉ là luậtquốc gia, nhưng “ảnh hưởng ngầm” của nó đã vượt rakhỏi biên giới nước Mỹ.Trong một bài thuyết giảng tại Hà Nội vào năm1995[1], tác giả Bernard Audit (Giáo sư Đại họcTổng hợp Paris II) – một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: