Danh mục

Báo cáo nghiên cứu khoa học: TIẾNG ANH 'CHUẨN' CỦA NGƯỜI BẢN NGỮ HAY TIẾNG ANH NHƯ NGÔN NGỮ QUỐC TẾ?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.31 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những thập niên vừa qua, vấn đề về “Tiếng Anh chuẩn của người bản ngữ” hay “Tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế” đã đươc đề cập đến trong việc dạy - học tiếng. Liệu Việt Nam đã nhận định được điều này và đã có biến chuyển gì trong viêc dạy - học cũng như trong thái độ đối với “Tiếng Anh chuẩn”. Đây là trọng tâm bàn luận của bài báo này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "TIẾNG ANH “CHUẨN” CỦA NGƯỜI BẢN NGỮ HAY TIẾNG ANH NHƯ NGÔN NGỮ QUỐC TẾ?" TIẾNG ANH “CHUẨN” CỦA NGƯỜI BẢN NGỮ HAY TIẾNG ANH NHƯ NGÔN NGỮ QUỐC TẾ? “NATIVE- LIKE STANDARD” ENGLISH OR “WORLD/INTERNATIONAL” ENGLISH? VÕ THỊ THAO LY Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM T ẮT Trong những thập niên vừa qua, vấn đề về “Tiếng Anh chuẩn của người bản ngữ” hay “Tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế” đã đươc đề cập đến trong việc dạy - học tiếng. Liệu Việt Nam đã nhận định được điều này và đã có biến chuyển gì trong viêc dạy - học cũng như trong thái độ đối với “Tiếng Anh chuẩn”. Đây là trọng tâm bàn luận của bài báo này. ABSTRACT The question of “Native-like standard English and English as International Language context” has been raised in English teaching. Standard English is viewed not necessarily associated only with the standards and norms of the U.K or the U.S.A or any other Inner -Circle nations. How about in Vietnam, where the English used by the speakers of Kachru’s Inner Circle countries have been considered as a Standard English? This article analyzes to what extent world Englishes perspective norms are adapted in our Vietnamese situation of English teaching.1. Đặt vấn đề Thực tế hiện nay ở nước ta rất nhiều sinh viên tiếng Anh tốt nghiệp ra trường thườngthất bại khi giao dịch làm việc bằng tiếng Anh với các công ty Nhật Bản, Hàn quốc, ĐàiLoan… tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ thường cho rằng tiếng Anh của những người không bảnngữ này (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…) đã làm “hỏng” tiếng Anh “chuẩn” của họ. (Lượcdịch từ bài báo cáo “Institutional Affiliation: Hanoi University of foreign studies” của TrầnThị Lan, (1997) tại Hội nghị do Hiệp hội Nghiên Cứu về Giáo dục của Úc tổ chức tạiBrisbane từ 30/11 đến 4/12, 1997). Tiếng Anh “chuẩn” được đề cập ở đây là tiếng Anh họ đã được đào tạo chủ yếu ở cáctrường trung học, cao đẳng, đại học... trong nước; và người đào tạo chủ yếu cũng là giáo viênngười Việt dạy tiếng Anh đã qua hoặc chưa qua đào tạo ở nước ngoài. Là người trực tiếp đàotạo những thế hệ sinh viên này, tôi vẫn trăn trở với câu hỏi: với tư cách người đào tạo các thầycô giáo chúng ta đã thất bại hay thành công trong việc giúp người học chỉ sử dụng tiếng Anhchuẩn của người bản ngữ? Trần Thị Lan (1997) khẳng định điều này là do tiếng Anh được sử dụng bởi người bảnngữ ở các nước Anh, Úc, Mỹ (thông qua BBC, VOA, ABC) từ trước đến nay được xem là“tiếng Anh chuẩn” ở Việt Nam. Tác giả này kết luận đã đến lúc cần xác định lại vấn đề “tiếngAnh chuẩn bản ngữ” hay “tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế” ở Việt Nam.2. Tại sao tiếng Anh nên được xem là ngôn ngữ quốc tế (international/ world language) Crystal (1997) nhận định rằng tiếng Anh từ lâu đã không còn là sở hữu riêng củangười Anh, Mỹ nữa. Vì ngay cả quốc gia nói tiếng Anh lớn nhất thế giới cũng chỉ chiếmkhoảng 20% tổng số người sử dụng tiếng Anh trên toàn cầu. Thực vậy, để phân loại và liệt kê số lượng các đối tượng sử dụng tiếng Anh, Kachru(1992) đề nghị một sơ đồ như sau: Expanding: các nước sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ Outer: các nước sử dụng tiếng Anh nhu ngôn ngư thứ hai, chính thức Inner: các nước sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ (theo Denham, P.A. (1992) sau công cuôc đổi mới kinh tế, Vi ệt Nam đã có thể được đưa vào danh s ách của Expanding circle) Và cũng theo Kachru (1992) thì chính các nước sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ(Expanding circle) là nơi tiếng Anh có tiềm năng truyền bá và phát triển nhanh nhất. Gradoll (1999) cho rằng mức cân đối giữa lượng người bản ngữ (native) và không bảnngữ (non-native) sẽ thay đổi đáng kể trong 50 năm đến. Lượng người sử dụng tiếng Anh nhưngôn ngữ thứ 2 sẽ tăng từ 235 triệu lên đến khoảng 462 triệu trong 50 năm đến. Điều này cónghĩa là số người không bản ngữ sử dụng tiếng Anh sẽ vượt xa người bản ngữ. Do vậy, theo các tác giả này đây là một trong những lý do tại sao nên xem tiếng Anhnhư một ngôn ngữ của toàn cầu, chứ không còn là “vốn riêng” của người bản ngữ. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần là những con số cũng chưa thể định nghĩa “Tiếng Anhnhư một ngôn ngữ quốc tế” (English as an international language) trong bối cảnh hiện nay,mà cần phải khảo sát đặc điểm của ngôn ngữ quốc tế này (Mckay, 2002).3. Đặc điểm của tiếng Anh như một ngôn ngữ quốc tế Smith (1 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: